Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Nghèo cũng cho thằng Tèo đi học



Đặt cục gạch.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Sự khác biệt

1.Hôm nay gọi điện hỏi bạn về chuyện một sứ quán đóng cửa. Nói chuyện với bạn xong thì phải lóp ngóp lên đây viết về bạn.

Bạn chắc chắn là người nhiều nghị lực nhất lớp. Vì mẹ bạn cũng ốm từ khi bạn học phổ thông, rồi mẹ bạn mất khi bạn đang học đại học, để lai 4 anh chị em bạn sàn sàn bằng đầu nhau.

Bạn chắc chắn là người thành đạt sớm nhất lớp. Vì bạn học hai trường một lúc, đi làm một thời gian ngắn thì bạn đi Pháp học, rồi bạn toàn đi làm những chỗ lương tháng khởi điểm bằng nửa năm lương của mình.

Bạn có lẽ là người tài hoa. Vì bạn vẽ tranh nhiều, hát cũng hay, còn tài lẻ nào nữa không thì mình không rõ.

Bạn có lẽ là người thực dụng. Có thể ngay sau khi mình viết bài này, bạn sẽ vào đây đọc, nhưng mình vẫn viết thế, vì lớp mình tổng kết thế. Các bạn ấy rất bực vì bạn từ khi mải mê học hành gần như quên hết bạn cũ, những mối quan hệ cũ. Cách đây 10 năm, hồi lớp mình còn rất thân nhau vì ai cũng có thời gian, có bạn hỏi "Thằng H Chí giờ nó làm gì ấy nhỉ?". Câu này thực ra là rất bàng quan, trách móc, hỏi kháy.

Có thể mình không thân nhất với bạn như các bạn thân của mình, nên mình không thất vọng. Mình nghĩ không ai ôm trọn được tất cả. Bạn bè thực ra không giúp được nhau cái gì, chỉ có những kỷ niệm thôi, nhớ hồi phổ thông, hay trao đổi với bạn về chuyện phụ huynh cùng bị ốm, rồi cùng go away, đi học đại học bị cận phải mua kính hay là lĩnh học bổng mua đôi giày thể thao màu trắng vì rét chân quá.

Nên mình không có kỳ thị mà ngược lại. Mình thỉnh thoảng vẫn hỏi thăm hoặc nhờ vả khi có vấn đề gì cao siêu. Khi các bạn khác ngăn mình, thì bạn bảo "Tôi nghĩ bà làm được". Hôm nay nói chuyện, bạn bảo lên facebook đi ủng hộ bạn sắp ra sách. Mình hỏi sách gì, bạn bảo cứ lên thì biết.

Mình lóp ngóp bò lên, tìm mãi chả thấy. Gọi lại hỏi bạn bảo ở trong note ấy. Nhưng mà note có 3 bài thôi. Bạn bảo chính là 3 bài ấy đấy.

Mình cười như ma làm. Cười 5 phút trên điện thoại chả dừng lại được. Bảo, ông có biết tôi có hàng trăm entry trên blog với một bàn tay fan hâm mộ không. Cả một cái blog 360 đi ma cao kéo nhị vì không biết save nữa. Thế mà tôi chả bao giờ dám nghĩ đến sách vở, sợ người ta cười. Còn ông mới được có 3 bài. Tôi cứ tưởng ông viết sách kinh tế chứ. Mà 3 bài, mọi người xem, được nhất là bài này:



Khi Mẹ trở dạ, Bố thành kẻ xa lạ quan trọng…
by Huy Do Quang on Thursday, December 23, 2010 at 5:13pm

Lần đầu tiên bố được trải nghiệm cái cảm giác là kẻ xa lạ quan quan trọng khi mẹ chuyển dạ sinh Xuxi. Lúc ấy bố biết điều lo lắng nhất của mẹ là Xuxi và sự đau đớn. Lúc đó bố biết là mẹ không quan tâm đến bố như hàng ngày, mẹ biến bố thành kẻ xa lạ, nhưng bố biết là mẹ cần bố, và bố không thể không có mặt bên mẹ lúc ấy.

Bố chỉ biết mẹ kêu đau, rất đau. Bố không được phép hỏi “có đau không em, đau thế nào“ hoặc cũng không được nói “cố lên mẹ Xuxi, anh biết rồi, em làm được mà“. Vì đương nhiên là mẹ biết tất cả câu trả lời, và lúc đau như thế mẹ không thể nói được, và không nói được thì mẹ sẽ dễ nổi cáu hơn. Khi mẹ nổi cáu, bố bị đối xử như kẻ xa lạ.

Bố nghe các chú các bác đã kinh qua cái giây phút bên vợ lúc chuyển dạ kể rằng “lúc đấy nhìn các bà vợ thật khủng khiếp, các ông chồng có thể bị chửi rủa thậm tệ, bị đánh, bị đạp…bạo lực và xã hội đen“. Hoặc các bác các chú ấy chỉ đứng ngoài cho đến khi nghe thấ tiếng khóc oe oe. Thật tủi thân cho vợ của các chú các bác ấy quá. Lúc sướng thì mình được hưởng mà lúc đau bắt vợ chịu một mình.


Bố không tin những điều đó. Và sự thật là những điều đó kinh khủng được nghe đã không xảy ra với bố, vì mẹ là mẹ của con và là vợ của bố mà. Lúc đấy bổ chỉ là người xa lạ quan trọng. Bố nhấn mạnh từ quan trọng, bố tự cảm thấy thế để đỡ tủi thân vì từ xa lạ mà thôi. Bố luôn ở cạnh mẹ và con cho đến khi con cất tiếng khóc oe oe.


Bố sẽ không bao giờ cảm nhận được cái đau mà mẹ con đã trải qua lúc chuyển dạ. Bố tìm mọi cách để hiểu, nhưng chỉ biết là rất đau, đau không thể tả, đau khó chịu, đau dữ dội, đau ngấm ngầm, đau lâu, đau dai dẳng…Bố có thể dùng tất cả những gì khi người ta nói về cái đau, nhưng cộng lại bố tin là cũng không thể định nghĩa nổi cái đau chuyển dạ của mẹ. Bố lúc đấy chỉ biết căng lên như dây đàn, chỉ mong sao hai mẹ con vượt qua thử thách thật nhanh. Nhưng con đã không làm như thế, con muốn ở trong mẹ lâu hơn một chút.


Cái đêm hôm đấy sao dài thế, bệnh viện sao vắng thế (chỉ có mình mẹ con chuyển dạ mà), bố nhìn đồng hồ từng phút…Các bác ỹ và y tá vẫn tận tuỵ động viên. Bố mẹ thấy yên tâm hơn.


Sau 6 tiếng đồng hồ, đến tận 12 giờ đêm, mẹ con mới được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trước khi sinh. Lúc đó, con đau dịu xuống, bố vẫn ở bên hai mẹ con. Nhìn mẹ, bố không còn cảm thấy mình bị xa lạ nữa. Bố chỉ là người không thể thiếu trong giây phút ấy…


(Còn nữa – Bố mẹ cùng chào đón Xuxi…)


2.Cách đây hơn tháng, bạn ấy chat với mình như thế này:
doquanghuy611: Duong oi
doquanghuy611: hom truoc goi tao co viec gi khong
doquanghuy611: dao nay the nao
doquanghuy611: co gi moi chua
doquanghuy611: cong viec, tinh yeu
nguoilavuaden: hôm đấy gọi nhờ cho gặp cái thằng Hoàng Hà gì đấy học thi Ai eo
nguoilavuaden: nhưng hôm nay tao không học nữa rồi
doquanghuy611: the ah
doquanghuy611: Hai ha
doquanghuy611: Hai Ha
doquanghuy611: uh
doquanghuy611: neu can hoc thi alo
nguoilavuaden: mịa
nguoilavuaden: việc học cần kíp mà gọi nửa tháng mày mới nghe máy còn nói chuyện gì
doquanghuy611: can kip gi ma sao khong thay goi lai
doquanghuy611: ban qua hom nay kiem tra may moi thay cuoc goi nho cua may
nguoilavuaden: có lúc nào mày không bận không nhỉ
nguoilavuaden: đọc blog tao không
doquanghuy611: gui di
doquanghuy611: lau roi tao co bloc bliec gi dau
nguoilavuaden: nhưng mày có thời gian comment không nhỉ
nguoilavuaden: vì có người muốn đọc cũng khó
nguoilavuaden: trong khi đó cứ mời mấy đứa bọn mày, có lần mời thằng Văn, nó còn từ chối.
nguoilavuaden: ha ha


doquanghuy611: thi cu moi di
doquanghuy611: may chon doi tuong doc la dung day
doquanghuy611: hom truoc tao tu duong nghi den lop minh
doquanghuy611: trong do co may
doquanghuy611: tao tung nghi may se la mot nha van
doquanghuy611: nha viet gi do
doquanghuy611: nhung khong ngo lai la mot...
doquanghuy611: chang thay an nhap ti nao
doquanghuy611: y nghi cua tao that vo duyen

nguoilavuaden: thật hả

doquanghuy611: Vi noi thuc neu hoi tao ghet ai nhat tren doi
doquanghuy611: thi tao noi la tao ghet cai nghe cong an
doquanghuy611: uh
doquanghuy611: tao cu tuong tuong may mac mot bo quan phuc
doquanghuy611: so sanh voi mot nu nha van nha bao nao do
doquanghuy611: thay khong so sanh noi nua
doquanghuy611: vi su thuc thi may la...
doquanghuy611: con cai nha van nha bao tao nghi den lai co mot chut gi do manh me, chut gi do dam dan than, dam viet va viet nhung van de gai goc
doquanghuy611: co ve giong tinh cong an
doquanghuy611: nhung khong phai cong an
doquanghuy611: ha ha

nguoilavuaden: ha ha
nguoilavuaden: bạn mình có đề cao mình quá không
doquanghuy611: cuoi tuan rang ghe qua nha tao choi
doquanghuy611: tao di ve day

doquanghuy611: bb
nguoilavuaden: lớp mình có thằng Khanh ngày nào cũng đọc blog tao
nguoilavuaden: để tao bắn link đã
nguoilavuaden: rồi hãng về

3. Nhưng rồi sau khi cúp điện thoại. Mình nghĩ.
Có thể đấy chính là sự khác biệt để bạn trở thành bạn và mình trở thành mình của ngày hôm nay. Giữa một người chỉ mới có 3 bài viết đã nghĩ đến chuyện in sách và một người luôn toan tính thiệt hơn trong thế giới quá rộng lớn này.

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Lảm nhảm về Tuyển

Hôm nọ đang ngồi học thằng em ở dưới Hải Phòng gọi điện bảo em đang ở quê TB ở nhà bác H, bác ấy có chuyện muốn nói với chị. Hóa ra là nó muốn lấy sức ép của bác nhờ mình mua hộ vé xem bóng đá. Bảo với nó chắc mày nghĩ chị là tiên hay là mỹ nhân.

Hôm trước comment bên nhà anh Th là trong đời xem được có một trận của Tuyển. Thực ra là nói hơi điêu chứ rà soát lại thực ra xem mấy trận như này: trận năm 97 thắng Thái Lan 3 -0, hình như đến nay là trận thắng TL duy nhất thì phải; trận Seagame 23 không nhớ là 2003 hay 2004 2005 gì đấy hình như là thua hay hòa nhưng Văn Quyến đá trận đấy hay lắm với lại trận hòa 1 - 1 năm 2008. Hành trang của em với các anh chỉ có thế thôi. Bởi vì nói ra thì dài nhưng túm lại tình yêu của em với các anh là có bờ bến, nó cập bờ từ khi các anh chưa đá đã tính chuyện bán độ ha ha.

Nhưng mà con người mình kể cũng phức tạp. Hồi 360, có một anh làm mình bức xúc đến độ đẻ ra hẳn một entry có tiêu đề "Unforgiven, I delete his blog from my link" tại vì anh ý thấy già trẻ lớn bé đổ ra đường ăn mừng anh ý bảo cả một dân tộc mọi rợ, ha ha, mình bảo giả sử con anh học dốt đặc cán mai táu, tự nhiên đỗ vào một trường đại học hạng ba. Và thi bằng phương pháp trắc nghiệm nên cháu nó đỗ thì cả họ nhà anh có ăn mừng không. Nhớ là lần ấy tự nhiên thế nào mà lại vào vòng trong, hình như thằng Lào nó nhường hay sao ý.

Mà nói chung nhiều người bức xúc lắm. Hôm nọ lần mò vào blog ms, đọc lại cái comment của mình ngày xưa, ý là thông cảm cho đội hình phất cờ, chứ cái bác gì lên báo kể là có tên trong danh sách đề cử Nobel, bác gì ở trường Tự nhiên thì phải, bác ý không mang lại cho em niềm vui, sự phấn khích, cơ hội lãng quên hiện tại để refresh tâm hồn, thông cảm một chút. Bạn ms muốn người ta hâm mộ Đào Anh Khánh cơ, khổ, nó hơi cao. À mà giờ có NBC rồi, thì có bọn nó lại bảo là tự hào tự sướng. Mình chân đất mắt toét chẳng đá được bóng và không biết nghiên cứu khoa học. Nên giờ vẫn mông lung không biết có được vui nhờ hay không nữa.

Bây giờ được đọc nhiều hơn ngày xưa. Thấy người ta bảo chỉ đất nước kém văn minh mới thích bóng đá thôi, kiểu như nghèo thì mới cần liều thuốc tinh thần. Cũng hơi chạnh lòng. Vì từ hồi đi làm ở Hà Nội, thấy các anh lịch thiệp hoành tráng chả có anh nào thích xem bóng đá, nên chả tuyển được anh nào xem cùng. Chán thế.


Bonus:
Khoảnh khắc bóng đá
Kỷ niệm về bóng đá

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

No action, eat only

- Cá đao khô rán
- Cá thu rán chấm mắm chanh tỏi ớt
- Xôi sắn
- Ốc luộc Đinh Liệt
- Gội đầu hấp tóc
Hí hí.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Khúc giao mùa



Vẫn sợ một ngày nào đó những người già lần lượt khuất núi, những người trẻ chuyển sang ăn Tết Tây và thời tiết Hà Nội giống như Sài Gòn, còn Sài Gòn giống như Đà Nẵng.

Dù đã già đâu mà sợ mất ký ức.

Nếu có thời gian đọc lại những bài đã viết trên blog sẽ thấy quá nhiều viển vông.

Trong muôn vàn khó khăn và sâu thẳm cô đơn cả khi giữa bao la bè bạn, vẫn thấy biết ơn từng năm tháng đi qua cuộc đời mình.

Và một năm đi qua với bao kỷ niệm, để ta nhớ mãi không quên....

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Bệnh thành tích

Thất nghiệp ở Mỹ đang ở mức báo động. Hơn 10 000 người biểu tình đẫm máu và nước mắt tại Nga. Triều Tiên bất ngờ nã pháo. Nobel Hòa Bình vừa trao vắng mặt. Tuần 3 buổi Sao Mai điểm hẹn mí cả VN Ai đồ, à có em Lều đẹp như vừa đi chuyển giới về. Sáng dậy từ 5 rưỡi đi vào trong Cổ Nhuế. Buổi tối ngồi học với các cháu xinh như truyện tranh Manga. Vàng từ 30/4 tới giờ tăng gần gấp rưỡi. Hôm nọ thấy title "Vàng đang trên đà giảm giá" dại dột vào đọc hóa ra nó giảm 20 khìn. Việt Nam sắp vô địch rồi có khi gom tiền đi buôn cờ.
Trong không khí chào mừng Đại hội Đảng như thế mà phải viết Tổng kết năm Blog 2010.
Thật là bon chen quá đi!

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Hà Nội, lời tỏ tình

Patrice JORLAND
Bài viết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

Khi tôi tới Hà Nội, cuối tháng 9 năm 1983, người ta chỉ có thể qua lại sông Hồng bằng cầu Long Biên - cây cầu mang đậm dấu ấn của thời gian và chiến tranh; tàu điện chạy với vận tốc thật chậm trong thành cổ; xe tải chỉ có một đèn như là "người chột" và người dân đi lại bằng xe đạp không đèn cũng không phanh. Sau khi trời sập tối rất nhanh, chỉ có vài ngọn đèn dầu le lói giúp người dân đi bộ dò dẫm trên vỉa hè và tránh ổ gà. Thời kỳ đó thật là khó khăn đối với người dân Việt Nam, tiếp tế khó khăn và thiếu thốn phổ biến. Vì vậy các gia đình tăng gia cải thiện đời sống bằng cách nuôi gà và lợn. Ta có thể thấy lợn ủn ỉn ở trước cửa nhà hay gà cục ta cục tác từ ban công, hay hôm nào đó ta nhìn thấy ở gần Bưu điện trung tâm một cậu bé lùa những chú ngỗng của mình. Trong những việc làm thêm, có người chuyên vá xăm và bơm lốp xe, có người nạp ga bật lửa. Điện bị cắt thường xuyên và lâu, cung cấp nước không đảm bảo. Vì điện thoại và bưu chính hoạt động không tốt nên người dân phải di chuyển mỗi khi cần bất cứ sự liên lạc nào. Mùa đông là mùa khắc nghiệt nhất trong năm với mưa phùn. Người dân đội mũ kín đầu và quàng khăn len nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là họ vẫn đi xăng đan với chân trần không tất.

Cũng như những thành viên khác của ĐSQ Pháp, nơi tôi làm việc, tôi đã sớm bị thuyết phục bởi vẻ quyến rũ của Hà Nội. Ngày hôm nay cũng vậy, với tôi, người có cơ hội biết đến mọi vẻ đẹp, của châu Âu cũng như của châu Á hay Hoa Kỳ, nơi đây vẫn luôn là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới :)

Người ta có thể tin rằng sức hấp dẫn đến từ nét trữ tình của những cảnh sống thường nhật, nhưng điều đó được tìm thấy dưới một cách khác ở Việt Nam, cũng như trong phần lớn những nước châu Á khác. Quả vậy, ngồi xung quanh những chiếc bàn ngay trên vỉa hè trên chiếc ghế bé xíu người ta có thể thưởng thức một bát cháo và nói chuyện với những người bạn và còn có thể thưởng thức cả những khu chợ và âm thanh cũng như mùi đặc trưng của những quầy hàng trong chợ. Những điều đó nói lên rất nhiều nhưng không phải là điều quan trọng nhất. Điều làm nên thành phố trước hết là không gian và quy hoạch đô thị của nó.

Địa hình Hà Nội phẳng, nếu không kể đến những chỗ lồi lõm mà từ đó có thể bao quát cả thủ đô chỉ trong một ánh nhìn thì bạn thấy đường chân trời cũng phẳng. Mặc dù Hà Nội rất giàu có về di tích lịch sử, nhưng không hề có một tòa lâu đài nguy nga hay những ngôi miếu oai nghi. Vì thế mà cần phải tìm về những nguyên tố cơ bản, theo luật phong thủy, hiển nhiên là thế. Người châu Âu quan niệm có bốn nguyên tố: nước, đất, lửa, gió, còn đối với người Việt Nam thì có năm: nước, đất, gỗ, lửa và kim loại. Hà Nội được tạo thành từ sự kết hợp giữa những yếu tố trên, mà trước nhất là ba yếu tố đầu tiên. Nói rằng Việt Nam là nơi lưỡng thổ, với các vùng đồng bằng và đồi núi thật không chính xác; nói rằng thực vật khắp nơi đây đều gắn với đất và nước thật ra chỉ là mô tả những gì ta có thể nhìn thấy từ chòi canh Tam Đảo hoặc từ bất kỳ ngôi làng nào. Người ta vẫn nhắc lại ở đây nhiều sự tích, đặc biệt là sự tích cuộc tranh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Thủy Tinh xuất hiện cùng sông Hồng và những trận lũ lụt, những trận mưa bão, bù lại cũng gắn bó một cách êm đềm hơn với nhiều hồ, ao hay bể trước mỗi ngôi đền. Đáp lại, Sơn Tinh cho xây đập và lấp đầy những vùng đất ngập nước. Cùng nhau, họ đã tạo ra khóm tre, rặng hoa, những cây đa, cây dâm bụt, cây xoài, cây gạo, những cây hoa sữa, hoa phượng, hoa giấy mà người ta sẽ có thể lập lại một danh sách đã từng thống kê gồm 40.000 cây và 72 giống khác nhau, thêm vào đó là các loại cây cùng các loại bon - sai được trồng nơi thềm cửa, nơi mà những chú mèo ngày đêm âm thầm canh gác. Còn hai yếu tố nữa mà người ta tìm thấy sự kết hợp hầu như trong khắp thành phố - từ những điểm thành trì bằng đá đến bê tông như ngày nay và bởi vì làng cũng là sự kết hợp chằng chịt ấy nên người từ nông thôn đến không cảm thấy xa lạ cho dù tiếng động , giao thông và sự náo nhiệt của phố phường có làm họ sửng sốt. Lửa và kim loại, con người làm ra chúng, sử dụng chúng trong công việc và trong nấu nướng. Hơn thế nữa, khi con rồng tung cánh bay lên, sau đó được lấy làm tên của thủ đô, cũng khạc ra lửa và lưỡi kiếm báu của thần rùa hồ Hoàn Kiếm cũng làm bằng kim loại.

Cấu trúc của Hà Nội nổi tiếng với ba đặc điểm chính: 36 phố phường thủ công mỹ nghệ và buôn bán kéo dài tới chợ trung tâm; kiến trúc từ thời thuộc Pháp in đạm sự đa dạng của các tỉnh thành phố Pháp, minh họa rõ nét lối kiến trúc nửa đầu thế kỷ trước, cuối cùng là các thành trì, cột cờ và không gian trang trọng hơn: quảng trường Ba Đình, bảo tàng, ngôi nhà cụ Hồ cùng ao cá có những chú cá chép phàm ăn, nơi mà biết bao bước chân người tham quan từ khắp các tỉnh thành đất nước và nước ngoài thôi thúc tới thăm. Những khu phố nối liền vào nhau nhờ vào các tuyến phố phủ bóng cây. Thành phố với kích thước vừa phải, nói một cách khác giống như thủ phủ của một tỉnh, điểm nhấn bởi các ngôi làng vây quanh hợp vào thành phố. Một số làng đã tồn tại như từ trước khi được nhập vào thủ đô, với các ngành nghề riêng của mình. Một số mới hơn hình thành dần dần thành những cụm riêng biệt khi thì do đặc trưng nghề nghiệp khi thì do điều kiện địa hình. Mỗi làng có một ngôi chùa, một mái đình, một mùi hương trầm, những tình làng xóm và những kỷ niệm san chung.

Ta đang chạm vào đây, tôi tin thế, cái sâu thẳm huyền bí của Hà Nôi. Thành phố theo định nghĩa là sự sáng tạo của con người. Dù thế, vai trò của con người không giới hạn ở việc xây dựng và quy hoạch không gian đô thi, họ còn cho nó một cuộc sống. Chính xác hơn, đó là cuộc sống của một thành phố mà những gì làm nên sức quyến rũ đặc biệt tới từ phương thức mà người dân sống trong thành phố của họ, cách họ bám lấy thành phố của mình để sinh sống, để chiếu sáng, trang hoàng, và để đáp ứng với nhu cầu của mình, thậm chí bất tuân những quy định, cách mà họ đi lại, chất đầy thành phố những rác rưởi, tiếng động và cả sự im lặng tùy theo từng thời điểm trong ngày và theo mùa. Khi người ta nói những người dân, cần phải hiểu đó là cả cư dân trong tổng thể, ví dụ như xu hướng cơi nới ban công thành những phòng thêm hay sự phổ biến rộng rãi của việc tự thi công, nhưng cũng phải hiểu đó còn là từng cá nhân và từng nhóm người thành thị. Những người làm nên Hà Nội, ấy là trẻ em, người già, những người mẹ và cả những người công nhân trong xưởng mở trên phố, những người buôn bán vỉa hè hoặc trong các sạp hàng, những người nghỉ hưu tập thể dục bên bờ hồ, những thiếu niên đỏm dáng và những thiếu nữ yêu kiều. Điều làm nên Hà Nội là tình làng xóm đầm ấm, là đám cưới, đám ma, là những lễ hội nhộn nhịp cả năm trời, đặc biệt hơn là ngày lễ cho trẻ em và dịp Tet, những hội tụ, những khẩu hiệu, băng rôn, những ngôn từ chính trị, hay những chiếc loa phóng thanh của phường. Và trong một số thời điểm của năm, có những cánh diều vẫn nhảy nhót trên khắp bầu trời.

Sau gần 4 năm, nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam kết thúc vào cuối tháng 8/1987, nhưng tôi đã có dịp trở lại Hà Nội nhiều lần qua những kỳ nghỉ ngắn hơn. Mọi điều không còn như trước nữa và thành phố cũng thay đổi. Không còn thiên nhiên nữa, nhưng thành phố không thay đổi trở thành viện bảo tàng - mặc dù tôi luôn giữ cho mình mối liên kết mật thiết với thủ đô mà tôi từng biết, tôi vẫn không khỏi bâng khuâng. Người ta đã và đang xây dựng rất nhiều. Tôi không biết ngày nay có bao nhiêu cây cầu đang bắc qua sông Hồng. Người ta vẫn giữ những điều cốt yếu và cách sống của thành phố vẫn còn nguyên. Chỉ một vài điều không mấy dễ chịu tới từ sự lưu hành của xe gắn máy, của tiếng động và bụi bẩn đi kèm, nhưng tất cả những điều đó đều có thể sửa chữa được với một chút lòng thiện nguyện. Phải công nhận rằng giao thông đường phố như là một màn kịch kỳ thú và việc qua đường như là một bài luyện tập đặc biệt. Quả thật, trong tôi vững chãi một niềm tin rằng thật khó để người Việt Nam có thể ngừng làm người Việt Nam và người Hà Nội có thể ngừng yêu Hà Nội. Tuy thế, tôi vẫn mạn phép có một vài lời khuyên sau đây thay cho lời kết: hãy loại bỏ việc phân chia các không gian xã hội và giữ lại việc đa dạng hóa các hoạt động; nếu một cái cây biến mất, hãy trồng thêm hai; đừng san lấp các hồ, ao hay bất kỳ một diện tích nước nào, hãy tạo ra chúng trong mỗi khu phố mới. Và sau đó, xin hãy để tàu điện quay trở về!

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

:)

Buồn buồn đóng blog cho vui :)

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Lảm nhảm

- Em Q hỏi. Chị đã sẵn sàng dùng facebook chưa để em đặt lại DNS. Mọi người chơi ở đó vui lắm, có cả chị Thụy Anh nữa. Bảo DNS thì chị đặt rồi nhưng facebook thì chưa. Ngại phải đọc một ai đó từ đầu quá.

- Thấy mọi người nói chuyện ăn chay trường. Mình cũng manh nha ý định ăn lại. Hồi trước ăn được 1 tháng thấy hiệu quả lắm. Chỉ hiềm nỗi những lúc phải đi ăn thì không biết làm sao, vì lúc mình đi ăn bình thường mình thấy đứa nào ỏn ẻn cái gì cũng không ăn được mình chỉ muốn đấm. Mà hồi ăn chay một tháng hồi trước đen làm sao toàn dính off, ăn chay trường là nước lọc cũng không được uống tự do đâu, nên đã ngồi trong góc rồi mà vẫn trở thành dấu hỏi to đùng với mọi người ặc ặc. Mà lòng còn tham sân si muốn kết bang giao bốn bể lắm. Vậy ăn chay làm sao đây?

- Kế hoạch là vào cuối tuần rét nhất của mùa đông năm nay sẽ độc cô Bắc Hà và Simacai. Xe giường nằm chạy một đêm nha các bưởi. Từ từ sẽ bắn tỉa từng địa danh một.

- 8 năm nữa WC sẽ diễn ra ở Nga. Thật sự 8 năm không phải là quãng thời gian dài. Có khi chưa kịp làm gì thì nó đã đến. Bây giờ trong đầu không có cái gọi là mơ ước nên không có vẽ vời chuyện xa xôi. Mà cay nhất là không phải vấn đề xiền. Dù sao đây cũng là một tin rất vui.

- Nghe toàn chương trình ăn chơi nhỉ. Dù trong lớp buổi tối như vịt nghe sấm. Mở máy tính ra để học thì lại viết nhảm nhí, bạn Lan đọc sẽ mắng. Ta nói già rồi không có học được. Để kể chuyện lòng mẹ cho nghe.

- Chị V bảo. Chị nhờ D nói với L, nếu sau này cháu có bị làm sao, cháu có vấp ngã mà không nói với ai được thì cháu hãy nói với cô. Cô lúc nào cũng ở bên cháu. Cô có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chị nói với mình những câu đó mà giọng vẫn còn run. Xót ruột. Vì chị nói với con bé, nó bảo, mẹ chỉ mong con vấp ngã phải không, mẹ suốt đời chỉ mong con vấp ngã, con vấp con sẽ tự đứng dậy không cần mẹ.
Mình nói, em sẽ truyền thông tin đấy nhưng chị nhờ Lan tốt hơn, nó hâm mộ Lan hơn em.
Lại nhịp điệu buồn.

- Buổi trưa thức giấc. Thốt nhiên nghĩ về những buổi chiều nấu cơm ngày nhỏ. Bố thường gọt hộ cho quả mướp nấu canh. Vì con bé không biết gọt mướp bằng kim băng. Nó sẽ mân mê cho quả mướp nũn ra. Không thích ăn nhưng mướp là loại rau rất quen thuộc vì thứ rau đó lúc nào cũng nhiều trên nền đất mới vật lên bằng bùn ao.
Càng đi xa trên con đường đời càng hay cảm động bởi những điều nhỏ nhặt. Kỷ niệm dẫu nhỏ bé bình dị bỗng nhiên trở lại trong suốt như pha lê. Hạnh phúc bởi vì cảm giác yêu thương dành cho mình rất gần, yên chí không bao giờ mất, hạnh phúc vì nỗi đau khổ nhưng ngọt ngào đã sắt lại trong tim như một cục kẹo. Đôi khi nhìn một người lớn tuổi còn cả bố lẫn mẹ mà thấy thương người ta. Rất ngược đời và cũng không phải đạo. Nhưng quả thực, nghĩ, điều khốc liệt nhất trong đời còn đợi người ta, ai rồi cũng phải trải qua.
Bạn, đọc đừng buồn. Lổn nhổn như nồi sắn dây bị sống.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

30.11

Ngày mai là sinh nhật em. he he.

Em mở entry này để những bạn cảm tình hoàn toàn mí em vào đây chúc mừng sinh nhật em.

Em xin nhắc lại là hoàn toàn cảm tình không một tý lăn tăn. Lăn tăn để năm sau nhé, hé hé.

Tổng đài tự động nhận lời chúc sẽ mở cho đến 15h ngày 30/11. Sau đó vào lúc 17h blog sẽ đóng cửa tự sướng.

Chúc mọi người vui vẻ trong ngày 30/11!

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

The Reader *

Tôi thích Phan Hồn Nhiên lắm.

Cách đây năm, bảy năm tôi viết thư cho chị. Là tôi phải thích ai lắm tôi mới viết thư cho người đó. Trong thư, tôi nhắc lại bài viết đầu tiên của chị - một tản văn trên báo Hoa Học Trò số 34. Bây giờ gần 2 chục năm rồi mà tôi còn nhớ tờ báo đó có cái bìa như thế nào, tản văn đó còn đăng hình chị mặc áo dài trắng, học năm mấy trường gì, và tên thì ghi nhầm là Phan Hồng Nhiên.

Tôi "chết" giọng văn của chị. Một người học mỹ thuật thì trong văn hẳn có họa rồi, nhưng câu chữ thì có nhạc điệu ghê lắm. Tôi nhớ như in những câu văn có khi đã thành lối mòn trong những truyện ngắn khác nhau, về những cô gái gầy guộc có ánh nhìn sẫm tối, mũ cát két đội ngược, áo ca rô xanh, hay act những việc mà bọn con trai cười rộ lên như một cánh rừng đầy khỉ...Tôi nhớ cô gái chờ người yêu một cách tuyệt vọng trước cửa nhà, hơi thiếp đi, bàn tay thả xuống thềm gạch cũ như một vệt sáng nâu buồn. Đôi khi, tôi cảm giác mỗi truyện ngắn như một bài luận, ở đó cuối mỗi đoạn văn thình lình xuất hiện triết lý về cuộc sống này. Những thứ tưởng chừng đã nắm trong tay bỗng dưng vuột mất vì một điều mơ hồ không rõ rệt. Mắt tôi thường khựng lại trước những câu văn ấy.

Tôi ra trường đi làm đã rất lâu. Ở Hà Nội, có lúc không có thời gian để ăn một quả cam. Tôi chuyển qua vài ngôi nhà trọ với thằng em trai và những đứa bạn sinh viên của nó. Dù đường đi làm có khác nhau thì mỗi sáng thứ tư hoặc thứ hai khi tôi dừng xe trước sạp báo người ta tự động đưa cho tôi một tờ báo Sinh viên. Mấy thằng em ở nhà sáng ra cũng mua một tờ để đọc. Tôi mang báo đến cơ quan thường giấu. Các em thực tập cũng không mấy đứa đọc báo này. Phan Hồn Nhiên viết truyện trên đó. Cuộc sống của những người trẻ trong những câu chuyện tương đối mới mẻ, dù là tình tay ba thì cũng không ai có lỗi, suy cho cùng, cô gái nào cũng chết vì tình thôi, say đắm, tha thiết, lãng mạn, chân thành.

Khi nghe tôi đọc những truyện ngắn và bút danh. Phan Hồn Nhiên ngạc nhiên lắm, chị nói chị không ngờ có người đọc và nhớ kỹ đến như vậy. Có truyện tôi nhắc, chị bảo chị không nhớ chuyện gì nữa, vì viết xong rồi quên. Chị bảo, truyện "Công ty" có lẽ không được hay và sâu sắc lắm, nhưng nó vui và giống cuộc đời bình thường. Tôi khi ấy chưa thực sự trải nghiệm cuộc sống văn phòng nên rất ngạc nhiên, không nghĩ trong đời có những nhân vật thật. Thật sự phải đến bây giờ tôi mới thấm những điều đọc được trong một tờ báo trẻ con.

Tôi học gõ 10 ngón, tham gia vào thế giới mạng dưới tên và địa chỉ mail bằng tên một truyện ngắn mà tôi thích. Tôi kể điều đó, nên sau này tôi thấy truyện ngắn đó có mặt đều trong các tập truyện khác nhau của chị. Phan Hồn Nhiên khuyên tôi đọc Bunin. Chị sure là tôi sẽ thích ông ấy điên cuồng. Nhưng quả thực tôi không thích lắm:)

Gu của tôi xoàng xĩnh nhỉ? Hồi đó tôi nói, văn VN giờ tôi chỉ đọc có 2 người thôi, chắc cả hai người đều sau một đêm ngủ dậy thành nhà văn, là chị và Nguyễn Ngọc Tư. Người thứ hai thì quá nổi tiếng rồi nhưng khi ấy chưa là làn sóng. Phải Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh..mới đúng.

Tôi viết thư cho chị một lần đó rồi thôi. Tôi không có gan dạ để "đeo chết" thần tượng cũng không có nhu cầu làm quen bày tỏ. Bây giờ không mua báo SV nữa, không thấy chị có truyện ngắn nào mang hồn vía ngày xưa. Thời gian đi qua, tôi đọc nhiều người, thần tượng thêm nhiều người. Tình cờ may mắn tôi có gặp vài người trong số họ. Có người đúng như tưởng tượng của tôi, cũng có người không đúng làm tôi thất vọng. Thấu đáo nhìn lại, tôi vẫn thấy văn là người và cảm giác đầu tiên về một người luôn đúng, mình có thấu suốt mà giữ vững được cảm nhận chủ quan đó hay không mà thôi. Nói điều đó để thấy rằng, dù tôi thần tượng nhiều nhưng làm thần tượng của tôi là rất khó. Tôi thích Phan Hồn Nhiên lắm.

Lan man như vậy,vì trên tivi đang chiếu một phim truyền hình Việt Nam có tên là "Phía cuối cầu vồng". Tôi vốn đã khiếm thị về phim ảnh, càng mù về phim Việt Nam, ngồi cạnh cái máy tính nghe thấy tên nhân vật trong truyện, hóa ra phim chuyển thể từ truyện "Công ty" của Phan Hồn Nhiên. Truyện hay thế mà phim thì như hạch.

Nhưng mà không sao cả. Thật vui khi truyện và phim cùng xuất sắc như nhau còn nếu không thì chúng sống đời độc lập. Cũng như thật vui khi tưởng tượng đúng một người trên mạng, nếu không đúng thì những cái nick cũng giống như một tác phẩm mà ở đó người ta mơ ước, thêu dệt và phân thân. C'es Lavie! Phải chữ Xe viết như vậy không?

Bonus:

Người lạ vừa đến

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Nhảm tiếp

1. Ở trên phố Hàng Dầu có một cái nhà mới sửa hoặc mới xây làm khách sạn mini mới tỉnh tình tinh đứng giữa con phố cũ lô xô nhìn rất buồn cười, như một củ khoai nướng dở hoặc ngoa ngoắt một tý thì giống một cô gái đánh phấn nhưng lại đánh mỗi cái mặt, còn cổ vẫn để nguyên.
Nhưng tựu chung lại thì mình vẫn thấy con phố đó đẹp. Mà không rõ ràng cắt nghĩa được nó đẹp vì cái gì. Cái phố ngắn, nằm giữa Lò Sũ với cả Cầu Gỗ (nhỉ). Thời sinh viên đi mua giầy dép là cứ phải lên đó, phải hai bên phố trồng cây bàng không. Mà mùa hè không thấy nắng mấy. Ngồi chi chít cạnh các gốc cây đó là các bác đàn ông con trai làm nghề sửa giầy dép, họ khâu giầy như nghệ sỹ đường phố. Phố nhỏ thế. Lúc nào cũng thấy các mẹ quang gánh với Tây đi loằng ngoằng ở lòng đường, thế mà vẫn có chỗ cho xe máy, tài thật.
Đi qua cái khách sạn mini mới vôi ve đó. Mình nghĩ. Ai ở xa tới đây. Trọ trong nhà đó. Buổi sáng sớm mùa này. Tỉnh giấc từ lúc mờ đất. Tối um đấy. Chỉ ngắm thôi. Từ lúc cái màu đen thẫm nhạt dần nhạt dần cho tới lúc tang tảng sáng. Bình minh lên nhanh lắm, phải nhìn vội. Mùa này lá bàng chưa đỏ đâu. Nhưng mà lại chưa có sương muối. Chắc là thích lắm.
Mình cũng ước được làm một khách đường xa như vậy. Có điều mình chưa thuộc về nó hoàn toàn mà lại không đủ xa lạ để làm khách.

2. Vậy Hà Nội của bạn đẹp ở những góc nào?

3. Là mình định viết dài, nhưng mà tịt rồi. Bốt lên vớt vát tý. Chiều nay thèm ăn vịt nướng. Đi ăn luôn không lằng nhằng.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Lảm nhảm

- Con vừa gọi điện về cho mẹ. Con kể chuyện đi đám cưới. Con kể chuyện công việc. Lần đầu tiên con nói với mẹ là con buồn. Con không bao giờ kêu buồn chuyện tình cảm. Chuyện đó vặt, tự con giải quyết. Mà lần này con kêu chán quá mẹ ạ, cũng chả tham vọng gì đâu, đời cho sao nhận vậy nhưng cũng phải một vừa hai phải chứ. Mẹ nói, đấy là con tưởng rằng con xứng đáng thôi. Chứ thực ra con chưa xứng đáng. Và cuộc đời, con phải xác định là không có công bằng.

Thực ra thì người ta đi được từ chưa xứng đáng đến xứng đáng khi người ta biết mình sai ở đâu. Con trước sau đến bây giờ không nghĩ mình sai. Nỗi buồn khiến con nghĩ người ta chú tâm vào cái gì sẽ bị cái ấy làm cho đau đớn, cũng những ai lụy tình yêu toàn bị tình phụ vậy, ha ha. Đời là cái đinh. Tình là cái que. Không yêu ai cũng tốt, khỏi bị tình yêu làm cho tan nát.

- À, thực ra đầu tiên là định viết cái entry này cho ngày 20/11. Ngày hôm qua con đã nghĩ rằng dù thường xuyên thất vọng vì công việc con cũng không nuối tiếc khi bỏ lại sau lưng tờ giấy báo điểm Sư phạm mỏng manh như tóc mai con gái. Từng là ước mơ thì bây giờ cũng không nuối tiếc. Và chia buồn với rất nhiều bạn thân đang làm thày cô giáo. Và mừng cho mẹ đã nghỉ hưu được một năm. Vì thực sự họ - những người mang tên thày cô giáo đang làm việc trong một môi trường xuống cấp mang tên giáo dục. Từ thành phố tới nhà quê. Từ trên xuống dưới. Từ trường chuẩn quốc gia đến trường đang làm hồ sơ chuẩn quốc gia.

- À, hôm nay gọi điện mà quên nhắc ngày 20/11. Chắc mẹ không buồn. Chắc mẹ biết, chỉ là quên thôi. Con có thể không tự mình biết nhưng mẹ luôn tường tận con mình là ai.

- 20/11. Con rất muốn làm mẹ vui. Con lúc nào cũng muốn làm cho mẹ vui. Nếu con không làm được thì con buồn lắm. 18 tuổi con đã độc lập . Sao còn lo mãi về con?

- Entry này viết cho những người xa lạ không bao giờ gặp, cho những bạn ngày xưa chung trường chung lớp đọc chơi. Chừng đó thôi. Còn bạn một hai tháng gặp nhau thường, ta chia nhau những điều vui vẻ. Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ, ha ha, câu này với câu trước chả liên quan, vần điệu thôi.

- Khóc lóc nãy giờ mất 3 tiếng. Ngủ. Mai có ti tỉ bu la gỉ việc ngập đầu ngập cổ. Ngồi khóc tiếp Bụt cũng không hiện lên.

- Dù có đi qua một đoạn đường dài thì con đường phía trước vẫn còn xa thẳm. Big hug, myself.

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Entry hoành tráng

Như thể những con chữ nắm áo nhau líu ríu chạy đi, quẳng lại tiếng cười khúc khích.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Chuyện của mẹ

1. Nhà bên cạnh đang xây. Nhà đấy xây nhà phải nói là quá vất vả. Đá xanh cũng phải cho vào bao. Ban đêm điện mắc như sao sa. Mà cũng có người để trông. Anh em ở đâu ra đông thế. Đêm chúng nó ngồi nói chuyện rồi trông ở chỗ cửa nhà thằng Đính ấy. Vì hôm nọ rất là ly kỳ. Nhà Giản đổ bê tông nhé, anh em chúng nó đã dè chừng rồi nhưng đến tầm 4h sáng thì Huy ta (cách đấy 3 nhà) xách một cái xô kali hòa tan giả vờ đi đổ rác đổ vào cát của nhà Giản. Đội quân nhà Giản nó nghe loạt xoạt lập tức hiểu ngay vấn đề nó đập cửa gọi Huy ra, Huy không ra, nó gọi hết tổ dân phố với công an phường, đến lúc buộc phải mở cửa thì trong nhà vẫn có cái xô còn dính màu đỏ. Thế nó đổ kali vào để làm gì?
Để bao giờ xây lên nhà nó sẽ mọt từ bên trong ra. Thế cơ à, có trò hay nhỉ? Ngày xưa tường nhà mình cũng mọt hay là có đứa nào nó ... Làm gì có thù oán với ai mà tưởng tượng. Hồi đấy gọi chỗ này là khu kinh tế mới. Ờ nhưng sao nhà Huy nó lại thù nhà Giản thế nhở Nhà Huy làm mộc nó cứ mang ra ngoài đường làm, bụi bay khắp nơi Giản ta mới đi báo phường. Phường nó vào nó bắt Huy cam đoan là không làm nữa. Không làm nữa thì không có nghề phụ à? Hi hi, may quá mình không thù oán gì với nhà nó chứ không ngồi lo cũng chết, lúc nào đi qua cũng chào cô D rất là tươi.
Hồi trước hay đi HN toàn gửi nhà nó đấy, bảo chú để ý hộ tôi. Mỗi lần nó phun sơn nhà nó nó không làm toàn làm ngõ nhà mình cho rộng rãi, đóng hết các cửa vào mà mùi sơn á còn bay vào tận trong vườn. Bà Quý còn bảo hoa quả nhà mày á rồi toàn sơn. Phải chịu đấy. Nói chung trong các mối quan hệ kể cả quan hệ mẹ con cũng vậy là cứ phải nhịn, người ta được bởi vì người ta đã từng mất, chứ lại cứ đòi được ngay từ đầu thì làm gì ra có. Quan hệ giữa con với mẹ thì mẹ mất cái gì cơ??? Nghĩ bụng thế nhưng mà cóc dám hỏi.

2. Loanh quanh chuyện thời sự chính trị rồi lại ra chuyện LQV. Những người đi trước sự phát triển của lịch sử thì sẽ bị ném đá. Ối giời, thơ LQV là nhất đấy, thơ phải nói là triết lý cuộc đời luôn. Làm sao hay bằng thơ Xuân Quỳnh được. Ô hay, Xuân Quỳnh chỉ được cái hồn hậu phụ nữ chứ sao đa tầng đa nghĩa đau đời như LQV được. Thơ LQV chỉ được một vài câu trong một bài nhé, làm sao nhớ được cả bài. Tao đố mày nhớ được cả bài của LQV đấy. Trong thành phố có một vườn cây mát...

Cũng được thôi chứ làm sao mà đọc một phát nhớ cả đời như bài này "Chỉ có thuyền mới hiểu. Biển mênh mông nhường nào. Chỉ có biển mới biết. Thuyền đi đâu về đâu".
Bất phân thắng bại giống như những lần tranh luận khác.


3.Bạn hỏi, vẫn nhất quyết đóng blog sao. Nghe câu đó như là, không biết ngượng à, sao đọc hoài mà không có gì trình ra, không có gì mua vui lại cho người sao, hi hi.

Là tự nhiên hết chữ vậy đó. Vẫn muốn đẻ chớ. Nhưng giống tình iêu dị. Chắc có lúc thăng lúc giáng. Đợt này giáng hơi lâu đó nhe.

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Lin tin

27/10
Ở nhà chị V. Lúc mình gạch khoảng 1/3 trang A4, chị V bảo: một người thích sạch sẽ, rất cầu toàn, hay làm lại.
Hic!

28/10

Làm suy nghĩ.
Nghĩ đến bạn học cùng Trường 1 . Học xong chăm chỉ đi làm. Trăm hay không bằng tay quen. Rồi giỏi nghề, lên lão làng, mua nhà, mua xe, yêu đời, vui sống.

Còn có người cứ 5 năm lại khai phá ra một ngã rẽ mới. Mà quan niệm tiền bỏ vào giáo dục chả bao giờ là phí, hiệu quả của nó đến vào một lúc nào đó bất ngờ nhưng chắc chắn là có ích. Nên đang định đi làm cái thẻ ATM có thẻ phụ lần đầu tiên, mà dừng lại.

2/11
Ví dụ cái ngày hôm nay. Mọi việc dậm chân tại chỗ. Bi giờ về đến nhà phải gội đầu mà không gội vì mệt quá rồi. Trộn 2 gói mỳ tôm ngồi nhai, cái lúc sao nó oải. Mà nghĩ, nói chung chỉ có mình bắt mình thôi, em chọn lối luật quật này, he he, sức yếu dưng mà em chọn bụi rậm.
Nên ta quyết định từ mai để nước chảy bèo trôi hem quan tâm nghĩ ngợi gì nữa. Tâm trí bất ổn chả tập thiền được mà thiếu ngủ thế này chả có sức phụng sự Tổ quốc.

Thôi cho mí ảnh Đền Đô lên cho đỡ chán nha.
Giờ hem biết ăn phải cái virus gì mà hem dám đưa ảnh chân dung lên đây, thật là cũng có đưa lên rồi nhưng hỏi ý kiến đứa em nó bảo thôi chị rút xuống đi, hu, ta nói hồi trẻ cũng hem có nhan sắc sao về già lại mong nhan sắc nó rơi trên trời xuống là dư nào.

Den Do
Nhà đảo:
Den Do

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Xin lời khuyên

Hiện em phải đối mặt với việc phải ra một quyết định trong công việc. Em đề nghị các bạn hiền cho em lời khuyên trong việc chọn con đường đi cho mình. Con đường thứ nhất bằng phẳng bình thường tuần tự nhàn hạ không có gì phải cố gắng. Con đường thứ hai mở ra một chân trời mới đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng rất nhiều thách thức theo kiểu được ăn cả ngã về âm. (Em xin mở ngoặc là thách thức và mất mát với riêng em thôi chứ với các bạn hiền chẳng khác gì chuyện muỗi đốt inox). Em đã phải bốt lời cầu cứu lên đây là em cũng đuối lắm òi. Vậy mong các bạn hiền và cả các bạn không hiền lắm cho em xin lời khuyên. (P/S là các bạn đã biết tầm tủi tác và giới tính của em ròi phải không ợ? vậy mọi người hãy khuyên thoải mái đi, đừng lười.)

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Một buổi chiều

1.

Sáng tác: Quốc Bảo
Trình bày: Lê Hiếu

Để những khi xa rời anh còn em như ta mới yêu
Thì xin cho anh làm sông trôi về bến hẹn
Những khi đau buồn em ngồi yên bên sông nước xanh
Là anh trôi vào trong em bình yên nhé
Dù đi phương nào dòng sông vẫn theo
Sông theo chân em đi để mãi không cách chia.
Trái tim anh luôn trôi về em
Đời sống anh đang tan vào em
Yêu như là yêu thôi vì sông như là thế thôi
Cứ âm thầm hát âm thầm trôi
Trái tim anh tìm được nhịp rồi
Sẽ trôi xuôi về tim em.
Dù nắng hay mưa dầm khi tìm em nghe em thoáng vui
Là cơn vui kia sẽ nuôi anh dài bất tận
Đến nghe em cười anh về nghe thêm trong giấc mơ
Một khi yêu đầy anh yêu đầy như thế
Tình yêu trôi về thành sông mát trong
Anh trôi theo tim em để mãi không cách chia.
Trái tim anh luôn trôi về em
Đời sống anh đang tan vào em
Yêu như là yêu thôi vì sông như là thế thôi
Cứ âm thầm hát âm thầm trôi
Trái tim anh tìm được nhịp rồi.
Sẽ trôi xuôi về tim em.

2. Con tàu chở tình yêu
Chu Thu Hằng
(HHT)

Em thấy không tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Lớp ở cuối hành lang chạy dài, bốn mùa xôn xao vì cây lá ngoài cửa sổ. Những viên gạch hoa màu sẫm,nhẵn thín và mát rượi. Nếu trượt patin chắc sẽ vèo từ đầu này đến đầu kia trong vòng hai giây. Đấy là giả dụ như thế chứ không đứa nào dám thử. Càng không dám có cái ý định loẹt quẹt đôi dép có đế cao su vĩ đại giống như thằng Cường, đã phải đứng lù lù trong phòng hội đồng vì : "Ngày 17-9, giờ giải lao 5 phút, em ăn ô mai mơ xong đã nhả hạt ô mai xuống sàn dùng giày di lên 3 lần, chứ không phải em trượt nghệ thuật." Tất cả những người có mặt trong phòng hội đồng đều cúi mặt xuống nén cười. Chỉ có đứa lớp trưởng lớp A4 là không kìm được, môi mím chặt mà vẫn "hi, hi" mấy cái. Rồi Cường cũng được vào lớp, hội đồng kỉ luật giải tán, sau này nghe kể lại là thầy hiệu phó khi còn lại một mình cũng cúi mặt xuống mà "hi, hi" vì tờ kiểm điểm của Cường.

Rồi mùa đông. Lá vàng ngoài cửa sổ đã đỏ như những lá cờ nhỏ ve vẩy trong gió. Đứa lớp trưởng gầy gò xanh mướt không hiểu vì sao hay đứng tựa cửa khóc rấm rứt. Bọn con trai đi qua nhìn e dè như mình có lỗi. Những mẩu giấy vo viên ném qua ném lại trong lớp, mấy đứa con gái xúm xít lại.
"Hay là Y-R-M-L yêu rồi mà lại ?"
"Vớ vẩn ! Nó đi với tao suốt, yêu lúc nào mà yêu"
Đứa con gái người mẫu có đuôi mắt vẽ nhũ xanh biếc nhe răng doạ như sắp cắn ai rồi lách ra cửa, đột ngột ôm chầm lấy bạn. Lớp trưởng bé nhỏ dũi dũi cái đầu tóc tơ mượt vào vai bạn, thôi không khóc nữa, mắt hơi díu lại, có lẽ là hơi buồn ngủ. Người mẫu bảo :
"Xuống phòng y tế đi, tao chưa học Lý đâu"
Lớp trưởng gật gật, lấy trong cặp ra hộp dầu bất ly thân,xoa đầu xoa cổ một lúc rồi hai đứa ra vẻ dìu nhau đi ra. Đến đầu cầu thang gặp cô dạy Lý. Lớp trưởng rùng mình mấy cái,mặt càng xanh ngắt. Người mẫu líu lo :
"Cô ơi ! Nó bị cảm rồi. Em đưa nó xuống phòng y tế một tí cô nhé."
Cô giáo không nghi ngờ gì cả, nhìn hai đứa xót xa. Vừa đi khuất, người mẫu đã khúc khích :
"Mày hay thật ! Thích ốm là ốm được ngay. Bùng thoải mái"
Hai đứa xuống phòng y tế được 10 phút thì tiếp hai đứa xuống theo, người ốm lần này nguy kịch hơn,vì đau bụng phải cõng xuống. Nhưng cũng chỉ đến đầu cầu thang là đứa bị đau bụng tụt xuống, ríu rít đi vào phòng. Ở đây bệnh gì cũng chỉ uống Vitamin B1, B6 và C. Bốn đứa nằm chung hai cái giường xếp, đắp chung cái chăn dạ ấm sực, mở một gói ô mai gừng cay xộc cả mũi. Bác y sĩ già ngồi cười tủm tỉm :
"Hồi trước chưa có phòng y tế thì bọn mày xoay xở thế nào hả ?"
Và cả bọn chụm đầu vào mà cười rinh rích.
Lớp Cường đầu kia của hành lang. Không ai để ý lớp trưởng thỉnh thoảng lại sang gặp lớp trưởng bên ấy, bàn bạc dăm ba câu rồi dúi vào tay viên giấy nhỏ. Mở ra có mấy chữ : "Nhờ chuyển cho Quân". Quân mở ra lại có chữ : "Nhờ chuyển cho Hà"... Vòng vèo mấy lần mới đến tay Cường. Cường đọc xong thả vào hộp bút, mắt mơ màng. Giờ nghỉ tiết sau, hùng dũng kéo một thằng bạn chạy sầm sập qua hành lang. Đôi khi chỉ để nghiêng ngó tí chút. Áo đồng phục không bao giờ chịu "cắm thùng" bay phất phơ và con gái mấy lớp cũng ngó nghiêng theo, tự hỏi :
"Sao hôm nay thằng này trông bất cần đời thế ?"

Trước Tết là mùa hội diễn. Cũng vừa xong học kì một. Chẳng có đứa nào còn quan tâm đến sách vở. Lớp phó bày ra trò diễn thời trang, huy động cả lớp mua bọt biển xát ra làm cảnh tuyết rơi. Gió mùa đông luồn qua ô cửa dán giấy báo buôn buốt. Giờ học đứa nào cũng thò tay xuống gầm bàn, nghe thấy tiếng rin rít của hai mảnh bọt rã ra trong tay. Thầy cô biết nhưng chẳng nói gì. Trong những ánh mắt mệt mỏi cũng thấy lấp ló niềm vui. Mấy hôm ghép nhạc đã thấy đồn đại xôn xao Cường hát bài Tình phai với một đứa lớp B, tay cầm mic, điệu đàng lắm, mắt nhìn tình tứ lắm. Lớp trưởng mặt càng xanh mét.
Buổi sáng nó đến sớm, mở toang hai cánh cửa gỗ xanh lè nặng nề, nhìn chăm chăm xuống đường. Chú Nguyên tay cầm chùm chìa khoá xủng xoẻng đi qua, mắng nhưng giọng hết sức dịu dàng :
“Đến sớm thế hả ?”
Lớp trưởng chỉ một ôm hoa bọc giấy báo đặt trên sàn.
“Cháu phải kết hoa cho bọn lớp cháu tối nay diễn”
Nó trải báo trên nền gạch. Hoa xổ ra từng đám lớn. Cúc tím xen lẫn với hồng móng tay đủ các màu, thơm ngây ngất, giọng làu bàu :
“Cháu sẽ quét sạch, chú yên tâm”
Rồi cặm cụi gò người, uốn những bông hoa trên cái vòng kẽm thành những cái mũ đội đầu màu sắc êm ái, mà thơm nức.
Cường làm chân sai vặt cho lớp kia cũng đi sớm, tay cuộn những chữ cái to tướng cắt bằng giấy màu, chạy sầm sập lên gác. Rồi nín thở đứng im một lúc vì hình ảnh trước mắt.
Lớp trưởng mặc áo trắng muốt, tóc tơ chảy mượt trên vai, ngồi duỗi chân trong đám hoa lúc này mới bắt đầu xoè cánh. Lớp trưởng ngẩng lên. Cường ta đỏ mặt co cẳng chạy vù mất. Cảm giác có ánh mắt dài thăm thẳm suốt dọc hành lang đuổi theo chân mình.

Buổi tối, đèn màu viền xung quanh cái sân ngày thường vẫn lô nhô bàn ghế, căng tin vẫn bán bánh dừa 2.000 đ và CocaCola. Ðứa nào cũng năn nỉ thầy hiệu trưởng cho bật đèn vàng chạy dọc hành lang. Mưa bụi lây rây kéo dãy hành lang hắt đèn huyền ảo thành đoàn tầu dài ấm áp. Lớp trưởng bỗng nhiên nổi hứng khởi bảo: “Tao sẽ đọc thơ tiếng Anh”, bài April Rain Song nhé. Lớp có đứa xì xào: Hội diễn ca nhạc cơ mà. Báo cáo với cô phụ trách văn nghệ, cô mừng rơi cả kính: “ Ðọc đi, bao nhiêu lâu mới có một tiết mục đọc thơ. Bọn học sinh chúng mày ấy à, bây giờ nhiễm ngoại mất rồi, thơ cũng ngoại, cái thời các cô tổ chức đám cưới, ai đọc Tây tiến cũng là hay lắm rồi ”. Lớp khác chen vào kỳ kèo: Cô ơi! Lớp nó giờ này mới đăng ký thêm, cô cho lớp em ... Người mẫu ngoa ngoắt : “ Lớp tớ không cần xét giải nhé, hơi một tí thì cũng bon chen nghệ thuật ”. Rồi kéo tay lớp trưởng xềnh xệch đi. Bọn lớp khác cố giễu cợt với theo: “ Tiết mục khuyến mại à “ ?
Lớp trưởng đổ mồ hôi tay, thấy tờ giấy chép bài thơ trong tay mình nhũn hẳn ra. Ai xô nó một cái rồi nó thấy mình đứng trên sân khấu giữa trường, đèn màu bóng bay nhấp nhánh đủ mọi thể loại xung quanh. Giọng nó nhão nhoẹt vì điều và vì run như lời thằng lớp phó cầm máy quay sau này kể lại: “ Ba tớ đánh rơi cả đôi đũa lúc nghe giọng ấy ở trong băng” Cường đứng dưới, kín đáo đưa máy ảnh lên bấm lia lịa. Ðáng buồn là bọn dọn sân khấu chưa kịp mang cái bục để mic phát biểu xuống. Trong ảnh sau này không nhìn thấy lớp trưởng đâu chỉ nhìn mỗi cái đầu bên trên cái bục để mic. Nói đùa trông như quả dưa lê đặt trên nóc tủ ấy.

Bài thơ rồi kết thúc, khán giả thở phào, speaker đón lấy cái mic dính nhớp nhớp mồ hôi tay lớp trưởng, duyên dáng gọi tên một nhóm nhạc lớp nào đấy. Bọn con gái ôm lớp trưởng vào giữa những vòng tay người mẫu, khen “hay lắm, hay lắm”. Hội người mẫu mặc váy quấn đủ màu, đội những mũ hoa bây giờ đã hơi rủ xuống nhưng vẫn còn rất rực rỡ, lượn mấy vòng tròn. Ngồi chồm hỗm trên bờ tường là hai thằng thấp bé nhẹ cân nhất lớp, tay cầm giỏ vung hàng nắm bọt biển xuống đất. Ðứa nào thắc mắc “ Ơ mày ơi, váy thì kiểu Hawai mà sao có tuyêt? “. Mưa bắt ánh đèn lung linh trên tóc bọn con gái. Thêm một đứa nhăn nhó: “ Công tao xát xốp mấy đêm liền”. Lớp phó nép một góc lo lắng “ Khéo ngã mất mấy thằng kia”. Ðến phút chót, Cường không hát Tình phai nữa, đứa con gái hát cùng mặt bừng bừng tức giận, cố kiềm chế để không chửi ầm lên. Cường đứng giữa đám bong bóng đèn màu, áo màu cam rực lên không có vẻ gì là đồng bóng lại thêm đôi giầy Nike mọi ngày tưởng bình thường giờ mới hoá ra là có đế phản quang, nhấp nháy gân cổ hát : “ Truly, madly, deeply”. Thằng đệm nhạc không chuẩn bị trước, đánh sai lung tung. Nhưng con gái ở dưới vẫn ngây ngất, lớp trưởng tựa cửa, mắt nhìn không bỏ sót một cử chỉ nào của Cường. Lời bài hát rất chung chung, nụ cười của Cường cũng đúng kiểu “ngôi sao”, nghĩa là không dành cho ai cả nhưng đứa nào cũng tưởng dành riêng cho mình. Mưa mỏng hơn, con tàu hành lang vẫn mơ màng trôi, đèn vàng ấm áp vọng ra trong lời hát.

Nghỉ Tết, Cường “ bon chen vào nghệ thuật” đi buôn hoa tận Hải phòng về bán chung với mấy thằng trong nhóm nhạc. Người nhớn nhăn mặt ca cẩm :
"Chúng mày không tính đến hao tổn xe, tiền xăng. Rồi là hao phí sức khỏe. Cứ trưởng dôi ra vài đồng bạc là lãi đấy hả ?”
Mặc kệ, nhóm doanh nghiệp trẻ mặt cứ hơn hớn. Gặp đứa bạn nào cũng cũng thông báo :
“Ra mua cho tao nhé”.

Chiều 30 Tết, cả bọn còn tươi roi rói đứng đầy một góc chợ, gặp em nào xinh xinh đi qua còn tí toét cười nói, bán không để ý đến tiền nong. Một thằng mê mệt vì một mái tóc ngang lưng thướt tha đi qua, cầm một bó to đùng chạy theo, lúc sau thở phù phù quay lại. Bảo :
“Suýt nữa thì tao đã nói: Xin lỗi, cô lừa tôi”.

Tối, mấy cái mặt méo xệch quanh gần trăm bông dơn đỏ ối đã nở toe toét. Cường nêu ý kiến :
“Chia ra, mang về nhà”. Rồi lại hì hụi chia hoa, chia cả tiền. Mỗi thằng nhét túi một nắm tiền lẻ âm ẩm mùi chợ rồi tay ôm hoa, tay cầm lái chạy vèo vèo về nhà. Gần giao thừa, Cường xin bố mẹ đi chơi, lôi cái xe địa hình bỏ xó đã lâu. Bố mẹ thắc mắc :
“Sao con không đi xe máy ?”
Đã thấy thằng con chổng mông gò lưng vù một cái ra đường.

Cường đi rất xa, vòng vèo mãi mới đến nhà lớp trưởng, mà cũng không vào, ngồi dựa xe bên vệ đường nhìn lên cái ban công nhỏ bọc kính mờ. Thấy cái bóng nhỏ nhỏ loay hoay, cửa sổ xịch mở để mùi hương trầm thơm nao nức bay ra. Cường ngồi đấy, lôi bao thuốc bẹp dúm lấy trộm của bố từ sáng ra, châm rồi lại dụi. Giao thừa yên ả, chỉ rộn lên mấy loạt pháo hoa sáng bừng cả trời. Hơn một giờ, đèn trên ban công tắt phụt. Cường thở ra rất mạnh, lầm lũi đạp xe về trong lòng thấy cảm giác gì khó tả, như có cái hạt nứt vỏ, nảy mầm ở đâu đó, mà đau đớn toàn thân.

Sớm mai, nó ôm điện thoại nấu cháo với thằng bạn :
"Mày biết tao cảm thấy thế nào không ? Giống năm ngoái cây mít trường mình có một quả, tao biết là không được hái, nhưng tao vẫn rình. Ngày nào đi qua cũng thấy nó thơm thơm, cũng để ý xem nó to thêm chừng nào . Một hôm đi học, tự dưng không thấy đâu nữa, chắc chú Nguyên hái rồi, tự dưng thấy mất mát một cái gì đó khủng khiếp, chứ chẳng phải là một quả mít.”

Sau Tết, quanh trường hoa dâu da nở đầy, ngòn ngọt như mùi chè đậu đỏ một nghìn một cốc . Hoa bám đầy tóc bọn con gái, đứa nào điệu đàng lấy tay gỡ rón rén là y như rằng mấy thằng con trai im phăng phắc, nhìn say đắm. Lớp trưởng cắt phụt tóc trông như một thằng con trai xớn xác, càng nhỏ bé trong bộ đồng phục rộng lùng thùng. Bọn người mẫu ôm ghì lấy gọn tha thiết :
“Trông như anh Hằng ấy nhỉ ? Anh Hằng ơi, anh Hằng ơi “.
Bọn này bây giờ còn sáng tác ra phong cách rất Tây, lúc nào hứng lên có thể ôm nhau hôn chùn chụt lên má. Má lớp trưởng bớt xanh vì những vệt son môi lờ mờ. Ðã rậm rịch chuyện nộp hồ sơ vào trường nào. Mấy đứa người mẫu ríu rít :
“Viet Nam Airlines hay Pacific ?“
Lớp trưởng lần đầu nói oang oang giữa lớp :
“Tao muốn thành nhà dịch sách . Bọn mày không hiểu cảm giác của tao khi nghe mấy bài hát tiếng Hoa lời hay kinh khủng mà dịch ra cũng chẳng thể nào diễn tả nổi.”
Ðứa nào hóng hớt :
“Ơ, thằng Cường định thi Học viện Hành chính quốc gia đấy. Có khi sau này nó làm chính trị gia còn sếp làm phiên dịch cho nó “ .
Lớp trưởng hơi rớm nước mắt, cúi nhoài người ra cửa sổ, những lá bàng xanh bắt đầu xòe ra ve vẩy như những cái tai của con chó nhỏ múp míp dễ thương.

Cường bùng mấy tiết, không phải để xuống phòng y tế mà là để chuồn ra ngoài bằng cái thang chú Nguyên vô ý để cạnh bờ tường. Quán trà đối diện trường vắng hoe, hai thằng ngồi nhâm nhi, e dè mãi ly trà mát lạnh, dặn nhau: “ Tao còn bẩy nghìn thôi đấy, mày trả tiền thuốc nhé “. Rồi bàn bạc chiến lược : “ Ðánh nhanh thắng nhanh nhé, có mấy tháng thôi”. Thằng bạn tò mò
"Y-R-M-L thật à ?".
Cường đỏ dừ mặt đúng lúc thầy hiệu phó bước vào , hai thằng ngồi thụp xuống sau thùng loa, nghe tiếng thầy hiệu phó sang sảng hỏi chủ quán từ sáng có đứa học trò nào vào đây không. Hú vía !
Cường mang patin đến lớp, giờ nghỉ ngó trước ngó sau rồi trượt vù vù qua hành lang, gửi những cái thư có địa chỉ đích danh lớp trưởng. Lớp trưởng thôi dám ra cửa sổ, chui tọt giữa đám đông cao lớn điệu đà, mặt phơn phớt hồng vì ngượng lẫn sợ hãi. Một người mẫu âm mưu với Cường :
“Mày khao chè đi, hôm nào nó mệt tao sẽ gọi mày xuống phòng y tế thăm nó” .
Âm mưu chưa được thực hiện thì một giờ nghỉ, Cường đang lao vùn vụt qua hành lang bỗng đâm sầm vào thầy hiệu phó. Thầy ngã, trò ngã. Thầy ngơ ngác không kịp hiểu ra sao, trò tuyệt vọng đến mức không buồn đứng lên. Tội lần này cực kỳ to rồi đấy. Cả khối xôn xao, đình chỉ một tuần nhé, nhưng không đưa ra sáng thứ hai vì sợ đàn em lớp dưới bắt chước theo. Hôm mời phụ huynh, Cường đến trước, quần bò áo xanh sơ mi kẻ đi nghênh ngang dọc hành lang, nổi như cồn giữa một rừng quần xanh áo trắng nhợt nhạt. Cái thư gửi lần này có nội dung rất khủng bố:
“Hẹn gặp lúc tan trường để nói chuyện dứt khoát”.
Chú Nguyên hấp tấp chạy theo, xanh mặt vì đã để một thằng không mặc đồng phục lọt vào. Lúc ra khỏi cổng trường Cường thấy lớp trưởng đứng nép ở cửa sổ trên gác. Tóc xù lên như một con sẻ gầy, không, giống một con két trắng với cái mào dựng lên sau gáy hơn. Tan học, Cường đứng phục ở cổng. Lớp trưởng cuống quít bảo người mẫu
“Mày dắt xe ra cổng cho tao. Chờ ở đầu đường nhé”.
Rồi lén lút vòng ra cổng sau như hoạt động bí mật. Người mẫu dắt xe ra bắt gặp cái nhìn não lòng của Cường, cười cười
“Hỏng rồi ông ơi, nó sợ. Ai bảo ông căng thẳng quá”.
Cường đứng đợi đến khi ca chiều vào học, cổng trường vắng hoe, phố cũng vắng hoe. Nó di đầu mẩu thuốc lá dưới chân 5 lần, đếm kỹ để còn ghi vào bản kiểm điểm lần sau. Rồi tức tối nhìn lên cái đồng hồ cao không bao giờ chạy, bộ quần áo kẻng dính đầy vôi tường mà không biết. Hoa bằng lăng, phượng vĩ và hoàng điệp đã lác đác xung quanh, như cái mũ rậm rì lá, le lói mấy đốm hoa nhỏ mà thơm phảng phất.

Sát giờ thi tốt nghiệp, học sinh đứng chen chân trước cửa mỗi phòng. Cường chạy sầm sập cả mấy dãy, mãi mới tìm thấy lớp trưởng lọt thỏm giữa đám đông. Hất hàm, nó nói trống không
“Xòe tay ra “,
Rồi thả vào bàn tay bé nhỏ mấy cái kẹo bẹp dúm dó, lại co giò chạy mất vì chuông đã le te kêu rồi. Người mẫu cười hi hí :
“Sao kẹo bẹp thế. Chắc là bị bỏ trong túi quần sau rồi. Chắc là chịu một lực nặng 650N “ .
Lớp trưởng cười, có thể là hơi xao xuyến. Những cái kẹo đã hơi chảy nước, nóng ran lên trong tay. Chắc là sẽ rất ngọt, rất dính răng và làm cho cái răng sâu đau tê tê. Như cái hạt bắt đầu nứt vỏ, nảy mầm đâu đó mà đau tê tái toàn thân.

Ngày cuối, liên hoan hai lớp ở nhà người mẫu. Gọi là hai lớp cho oai nhưng chỉ loe hoe mấy đứa tích cực văn nghệ văn gừng, tụ họp làm một bữa cho hết tiền bồi dưỡng hát hò cuối năm. Ðang tá lả uống nước lọc căng phè bụng, chợt đứa nào reo lên nhưng bị người mẫu nhanh tay bịt miệng.
Giữa cái vườn nho nhỏ, ngan ngát hương, Cường đang cúi người, nói gì với lớp trưởng mặt xanh mét, tóc tơ rủ mượt trên trán. Một đứa nói rất hăng, một đứa lắc đầu nguây nguẩy. Rồi đột ngột, Cường cầm lấy tay lớp trưởng, mới đầu còn cố vùng ra nhưng không nổi. Bọn trong nhà suýt rú lên. Có đứa trợn mắt, say sưa như người trong cuộc, bảo đúng kiểu phim Hàn quốc nhé. Người mẫu nhỏ nước mắt, sung sướng đến ngây ngất, cứ lầm bầm câu gì không rõ. Cường đứng thế rất lâu, không nhớ gì cả. Còn cái mầm đâu đó trong tim bắt đầu xòe ra mắt lá đầu tiên, bé tí teo, ngơ ngác nhưng mà hân hoan.

Rồi mùa cũng qua đi. Trên đường Hai Bà Trưng dòng người bận rộn vẫn mải miết trôi. Ngôi trường với hành lang dài như những toa tàu mầu vàng ấm áp ngoằn ngoèo trong vòng sắc màu của điệp, bằng lăng, với phượng vĩ sặc sỡ xung quanh. Có màu của mong nhớ, màu của khát khao những ngày thân ái đã qua ? Trong dòng người cứ trôi qua ấy, ít ra cũng có hai kẻ hay nhìn lên cửa sổ màu xanh ở những toa tàu, ngẩn ngơ và nhớ, ừ rất nhớ. Bây giờ con tàu ấy đã đi về phương nào?


3. Tác giả truyện ngắn trên, nếu không nhầm giờ làm báo TTVH. Một lần nhìn thấy cô trên tivi, hơi già so với tuổi, tương phản với những dòng chữ ngọt ngào trong một câu chuyện học trò. Tui còn nhớ đọc câu chuyện này trên báo Hoa Học Trò số tân
niên, hồi đó đã đi làm, đọc xong còn vương vấn mãi hình ảnh cái mầm đâu đó trong tim nứt vỏ, cựa mình xòe ra mắt lá đầu tiên, bé tí teo, ngơ ngác nhưng mà hân hoan.
Search trên google, có người nói CTH lâu không viết nữa vì tập trung kinh doanh bất động sản và chứng khoán.
Nhớ câu chuyện với một người bạn. Tôi hỏi, bạn lãng mạn vậy sao làm bussines được? Bạn nói, ừa, làm được chớ, chắc không giàu nhưng làm được. Vì lãng mạn chứ có phải bị ngu đâu.

4. Nếu được chọn. Tôi vẫn chọn là người lãng mạn.

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Đối thọi nhân trường hợp 20/10

- Hôm qua bạn có đi xe buýt không?

- Không - Sao thế?

- Tự dưng ngồi trên xe buýt thấy trên chuyến xe 01 lướt qua có một bạn giống bạn quá, hehe, định nhắn tin hỏi xem có phải không. - Hóa ra không phải.

- He he, mai đi chơi không?

- Không. Mai không có lúc nào đi chơi được cả.

- Nữ tính nhở

- Nữ tính ở chỗ nào???

- Ở chỗ bận rộn.

- Thôi chết. Thế hóa ra bận rộn là đặc điểm của nữ tính à?

- Nữ tính mênh mông nhiều biểu hiện lắm. Khi người ta yêu quý ai người ta nhìn ra nữ tính trong người đối diện.

- Tưởng bận rộn không là thuộc tính cơ bản của giống nào??

- He he, nói thế nhưng tý nữa mình phải vào wiki xem nữ tính là gì mới được.

- Thế có phải vừa nãy bạn nói là bạn yêu quý tớ không?

- Chịu. Nữ tính người ta không hỏi thế.

- Thế là vừa cộng một điểm nữ tính lại bị trừ một điểm rồi à? Tóm lại là chả có gì khác. Mình vẫn là mình hả?

- :). À, tối chủ nhật đi nghe hòa nhạc có tiệc rượu trúng thưởng một cái ô tô không?

- Không. Hôm đấy bận đi họp lớp cấp 3. thêm chữ "bận" với hy vọng lại được cộng 1 điểm nữ tính

- Họp hôm đấy có phải đóng tiền không?

- Ô hay , thời nào rồi mà còn mơ ngủ thế???
Đòi hỏi bình đẳng giới để làm gì thế???

- Ờ nhỉ.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Chat room

scarlet_0203: mời thêm dư nào?

nguoilavuaden: lại có mỗi tao với mày à

hoanganhtops đã tham gia họp nhóm.

Doan Le Van đã tham gia họp nhóm.

hoanganhtops: chuan bi hop lop a?

scarlet_0203: H.Anh có biết tình hình cô Nền ko?

scarlet_0203: hôm nay sinh nhật Văn liều

scarlet_0203: mọi người chúc mừng đê

mainguyen77 đã tham gia họp nhóm.

hoanganhtops: k biet

Huong vietnamstay đã tham gia họp nhóm.

nguoilavuaden: thế thằng Văn lieuf là em rể mày từ bao giờ

hoanganhtops: snVan lieu a

scarlet_0203: ko thấy con dâu hụt nói j nữa nên cũng ko biết cô thế nào
scarlet_0203:
scarlet_0203: trùng sn em rể tao
nguoilavuaden:

hoanganhtops: Nhung nhận đứa nào chưa chồng làm e gái

hoanganhtops: để làm mai cho Văn liều

scarlet_0203: chưa chồng thì đương nhiên là "em" rồi

scarlet_0203: Văn liều cho ý kiến đi

hoanganhtops: thế là Văn liều thành e rể mày

nguoilavuaden: hoàng anh ơi tao cũng muốn làm em gái cái nhung nhưng tao sợ axit lắm

Doan Le Van: sao phai so chu

hoanganhtops: giờ người ta toàn bán axít giả thôi

nguoilavuaden: theo mày có nên sợ không

Huong vietnamstay đã rời cuộc họp nhóm.

hoanganhtops: k bị gì đâu mà sợ

scarlet_0203: thế Văn liều có người iêu rồi à?

Doan Le Van: tầm này còn sợ cái gì nữa chứ. chưa có ng yêu, ai bảo bà thế

scarlet_0203: thấy có đứa sợ tạt axit mà

hoanganhtops: thế thì Nhung làm bà mai đi

nguoilavuaden: thế tao nhận làm em gái cái Nhung rồi đám cưới thằng Văn tao không phải đi nữa nhé

nguoilavuaden: ai lại đi đám cưới người mình thích

Doan Le Van: Ac, ac. Nếu có thì đi có sao đâu. Tôi đi dự đầy rồi

hoanganhtops: thế thì đám cưới Văn may k fai di

hoanganhtops: chỉ chờ nó đến rước thôi

scarlet_0203: hay!

Doan Le Van: @Nhung: có phải đọc cái gì để rước ko

scarlet_0203: Văn nó đang thắc mắc, tại sao 1 ng lãng mạn như Dương lại làm công an???

Doan Le Van: chả có điểm gì chung cả

nguoilavuaden: đọc cái gì là đọc cái gì

scarlet_0203: @Văn: hát bài: ... bằng lòng đi em...
scarlet_0203: hoặc: Anh muốn sống bên em trọn đời

nguoilavuaden: mà tao lãng mạn chỗ nào

scarlet_0203: hí hí

Doan Le Van: @ NHung: Anh muốn sống bên em tạm thời thui.

scarlet_0203: chưa gì đã thế thì đứa nào dám cưới hả?

Doan Le Van: @Duong: chúng nó bảo khi nào bà tức chồng thì mắng chồng bằng thơ

hoanganhtops: lãng mạn ở chỗ bi giờ vẫn chưa chống lầy

hoanganhtops: khi nao lấy chồng là hết lãng mạn ngay thôi

nguoilavuaden: mịa
nguoilavuaden: chả nhẽ tao bi thảm thế hả chúng mày
nguoilavuaden: ý tao là bi thảm cái đoạn mắng bằng thơ

nguoilavuaden: ấy
scarlet_0203: hí hí

Doan Le Van: ko cái đoạn đấy làm gì mà đã bi thảm lắm đâu, còn nhiều thứ khác lại phải đọc thơ cơ

nguoilavuaden: thứ khác là thứ gì thằng kia
nguoilavuaden: nói cho nó nét ra

nguoilavuaden: he he

hoanganhtops: Văn liều nói đi

Doan Le Van: , sợ lắm

hoanganhtops: cho Dương nó thèm lấy chồng

scarlet_0203: nói đi, Dương chứ có fải Ngọc móm đâu mà sợ

nguoilavuaden: thằng Văn cũng đek biết đâu

scarlet_0203: à, Dương lưu mới đỗ cao học Tài chính dưới Hp

nguoilavuaden: ô hay nhỉ

scarlet_0203: mới chuyển công ty, làm hành chính lương lại double

nguoilavuaden: thế nó về HP học à

Doan Le Van: ngọc móm thì ko sự từ lâu rồi. @Nhung: bà copy cái đoạn lúc nãy tôi gửi rồi post lên đây

scarlet_0203: chỉ về thi thôi

scarlet_0203: thi dưới đõ dễ đỗ hơn trên này

scarlet_0203: tính cả rùi

Doan Le Van: Thi Hp, học Hn

nguoilavuaden: Duong luu thì sướng rồi, cuộc đời viên mãn chỉ còn hai chân bắt chéo nhau là xong

scarlet_0203: Doan Le Van: sao ngày xưa nó lại vào ca chứ, như thế làm giáo viên hay nhà văn nhà thơ gì đó lại ổn, bây giờ có thể phải xây nhà trẻ rồi

nguoilavuaden: lại có cái kiểu thi HP học HN nữa

scarlet_0203: sau này nó mà có con chắc suốt ngày đọc thơ ru con nhỉ. mắng chồng cũng bằng thơ

scarlet_0203: trc khi di ngu cũng phải làm thơ mới cho vào không thì đứng ngoài
scarlet_0203: Văn liều nói đấy nhé, ko fải Nhung

nguoilavuaden: mẹ thằng kia

scarlet_0203: thi HP, học ở HP chứ, nhưng nó chỉ về thi thôi, ko thèm học

Doan Le Van: @Duong: sao the, tui nói ko đúng ah

nguoilavuaden: không học thi làm gì

scarlet_0203: ô, xin để ko fải đi học, chỉ về thi thôi

scarlet_0203: cốt là có cái bằng chứ lị

nguoilavuaden: thế điểm danh ai học cho

Doan Le Van: Duong lưu nó cũng sướng nhỉ, vẫn có sức đi học ah.

scarlet_0203: ừ, bạn í sướng lắm

scarlet_0203: chồng yêu, 2 con cao to đẹp giai giống bố

hoanganhtops: Dương lưu muốn học để kiếm thêm tấm chồng nưa

scarlet_0203: tiền nhiều

scarlet_0203: nhà to

hoanganhtops: vì tao thấy nó bảo

hoanganhtops: muốn có chồng hay vợ fải có bằng đại học trở lên

hoanganhtops: chúng mày thấy có đúng k?

Doan Le Van: gần đúng

scarlet_0203: uh, kiếm thêm chồng nữa để đẻ con gái

scarlet_0203: giờ đang thèm giống H.Anh

nguoilavuaden: gần đúng cái gì hai thằng kia

nguoilavuaden: HA sau này giàu lắm, con rể mua máy bay cho đi

scarlet_0203: ừ, nhất H.Anh đấy

hoanganhtops: cố mà học tập

scarlet_0203: học thế nào đc nữa

Doan Le Van: Các bà cứ đẻ con gái cho nó sáng mắt ra

nguoilavuaden: Văn liều bây giờ làm đến chức gì rồi

Doan Le Van: vẫn nhân viên thui

đang fấn đấu lên chức chồng

nguoilavuaden: thế bạn Mai từ đầu đến giờ ngồi trong này làm gì nhỉ

hoanganhtops: đang luyện công

scarlet_0203: hihi, chúc nó lấy vợ mà nó ko nhận

Doan Le Van: Ai bảo tôi ko nhận, đang cố gắng lên chức chồng như Anh giống nó bảo thui

nguoilavuaden: Văn liều ga lăng lắm

nguoilavuaden: giờ gái còn theo hàng đàn không

nguoilavuaden: đấy, tao đánh giá cao mày chưa

scarlet_0203: à, lâu lắm ko gặp Văn liều, ko b
iết đã lên đc kí lô nào chưa?

nguoilavuaden: tao đoán là lên rồi, giờ phải 39 ký rồi

Doan Le Van: @ Dương:Chả thấy em nào đâu. @Nhung: kg đối với tôi là hơi xa xỉ đấy, tính bằng hoa thôi

scarlet_0203: hihi, uống bia nhiều mà bụng ko phệ ra à?

hoanganhtops: sao Dương biết Văn galant nhỉ?

scarlet_0203: hồi xưa ông đến nhà tôi chơi, bố mẹ tôi cứ tưởng ông nghiện

hoanganhtops: Nhung có biết k?

scarlet_0203: sao tôi biết đc

hoanganhtops: tao cũng k biết

Doan Le Van: Sao bà biết tui ga lang hả Dương

nguoilavuaden: thì thích ai thì biết người đó chứ sao

Doan Le Van: Hic, hic thế còn ai galang nữa ko

nguoilavuaden: thế Văn không nghiện à

Doan Le Van: Ko, pháp danh Thích Đủ Thứ
mainguyen77 đã rời cuộc họp nhóm.

nguoilavuaden: thế sinh nhật Văn liều không cho tiền mọi người à
nguoilavuaden: không mời được đi ăn thì phải đưa phong bì chứ
scarlet_0203: hôm nay nhận đc hoa hồng chửa?

hoanganhtops: Văn liều cho Dương tiền đi
để Dương mua hoa hồng tặng SN

Doan Le Van: Chưa nhận được bông nào cả, chỉ mỗi bó của cơ quan thui. @Duong: hay la lam theo gợi ý của thằng Anh giống

nguoilavuaden: cơ quan mày hay nhỉ

scarlet_0203: Dương gọi Hoàng Long vào CPN đê

nguoilavuaden: sinh nhật cũng có hoa cơ à

nguoilavuaden: hoàng anh đi đêm rỉ tai nó đi, mày rỉ nhiều vào

nguoilavuaden: gửi tiền khá khá tý

Doan Le Van: có chứa, cả Cục luôn, thiếp chúc mừng của Cục trưởng nửa

nguoilavuaden: HP ăn chơi nhỉ, mày có tuyển văn thư không

scarlet_0203: hoành tráng nhỉ

Doan Le Van: CPN hoa hay người

scarlet_0203: Văn chỉ tuyển thư ký thôi

scarlet_0203: D cũng chân dài í nhỉ? hihi

nguoilavuaden: còn xem tiền bao nhiêu mới biết đc hoa hay người

hoanganhtops: người thì cũng 50k thôi
hoanganhtops: văn liều ah

Doan Le Van: ai bảo mày, ng đẹp chân dài thì phải hơn chứ

nguoilavuaden: @HA: ý mày là usd hay Ơ?

hoanganhtops: vnd

hoanganhtops: giá chung của Hoàng Long

hoanganhtops: Hà Nội - Hải Phòng

scarlet_0203: hihi

Doan Le Van: đấy mới là một chiều, còn khứ hồi

hoanganhtops: cho nó ở HP luôn

hoanganhtops: khỏi lên HN nữa

scarlet_0203: chết, lại còn gửi lại nữa thì nói làm j

Doan Le Van: thì phải dự phòng nữa chứ, lỡ bảo hành thì sao

hoanganhtops: thế thì trả về Khúc Trì

Doan Le Van: 10 nghìn xe ôm

nguoilavuaden: tao đi đâu là phải taxi

Doan Le Van: uh, 20 ng taxi

hoanganhtops: cho nó đi bộ về

scarlet_0203: lớp mình còn mỗi Văn liều chưa vợ nhỉ?
may là Dương vẫn có Hà a đồng hành

Doan Le Van: lớp mình còn đầy, 4,5 thằng mà

nguoilavuaden: may rì, liên quan rì đến nhau

Doan Le Van: xem đứa nào chốt hạ

scarlet_0203: con giai còn ai chưa vợ?

scarlet_0203: để sắp xếp học tập Ngọc móm luôn đi

Doan Le Van: Văn, Thắng, Công, Hưng...

Doan Le Van: Ngọc móm có gì mà cần học tập

scarlet_0203: thì "ta về ta tắm ao ta"

hoanganhtops đã rời cuộc họp nhóm.

nguoilavuaden: thằng giám đốc 2 con gái kia out rồi à

scarlet_0203: vợ sắp đẻ hay sao í

scarlet_0203: hôm nào vợ nó đẻ Dương dẫn tao tới nhà nó chơi nhé

nguoilavuaden: vợ nó đẻ chục ngày rồi

scarlet_0203: vợ thằng Huy chí cũng sắp đẻ

scarlet_0203: eo, đẻ rồi à?

scarlet_0203: ko thấy khoe

nguoilavuaden: uh

nguoilavuaden: cuối tháng tao với mày đi nhé

scarlet_0203: uh

Doan Le Van: con Huy chí là con trai hay con gái

scarlet_0203: gái hay sao í

Doan Le Van: Chị em cũng thoải mái nhỉ, thăm bà đẻ vô tư. Anh em ko dám thế

nguoilavuaden: thôi tao out nhé, Văn liều về nhà xem có vàng viếc gì bán đi gửi tiền cho tao nhé

scarlet_0203: sao mà ko dám

nguoilavuaden: đi thăm thì làm sao mà dám mới không dám

Doan Le Van: Gửi cho bà làm gì


scarlet_0203: trưa có tổ chức đi nhậu ko Văn?
nguoilavuaden: thì tao quý mày mày phải gửi tiền cho tao còn gì nữa

scarlet_0203: ông mà ở đây chắc giờ fải mời bọn tôi đi ăn rồi

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Dai le va tui






1. Tiêu đề thức thời ghê hem? Mà treo đầu dê bán đậu phụ thôi.

2. Có một ông Viện phó có 2 cậu con trai tên Khánh và Lực. Anh Khánh đi làm ở Lâm Đồng yêu cô Nguyệt là kỹ sư điện mới ra trường, mẹ cô Nguyệt là con phe ghê hem, mẹ cô đến nhà anh Khánh nhờ bố anh Khánh xin cho cô ở lại Hà Nội. Bố anh Khánh cả đời mấy chục năm không làm việc gì xấu hổ với lương tâm rất khinh ghét hành động chạy vạy của mẹ cô Nguyệt. Hai bên mất mặn mất nhạt với nhau nên đôi trẻ cũng hục hoặc, tất yếu hem. Nhưng mà thằng Lực em trai anh Khánh lại cùng bạn xấu đi ăn trộm cái cassette nhà cô Nguyệt. Mẹ cô Nguyệt lấy cái đó làm con tin ép bố anh Khánh xin cho cô Nguyệt trông giữ thư viện ở Viện của ông. Nói chung cô Nguyệt (Như Quỳnh đóng) không biết trông thư viện, tòn lấy nhầm sách:D

3. Phim xem được phết, chứ bây giờ nhảy hú họa vào rạp chẳng hạn thì khả năng phải xem một phim Mỹ vớ vẩn là rất cao. Triết lý cũng ổn. Có điều mình không sống trong cái thời bi tráng đó nên không biết cách kể lại nội dung cho nó mùi. Nhiều cảnh Hà Nội xưa vô cùng hoang vu và lạ lẫm.

4. Mai mình sẽ cho cái bài Hoa sữa của Hồng Đăng lên đây. Vì mình đang nói đến phim "HN mùa chim làm tổ" chiếu free nhân dịp nghìn năm. À quên kể về sau anh Khánh lấy cô gì quên tên là bạn của cô Nguyệt, cô ấy tốt nghiệp xong thì đi lên sông Đà theo sự phân công. Thấy họ cùng nhìn về một hướng ghê hem. Mình biet chị bạn ngày xưa đi lên sông Đà làm phiên dịch rồi về HN làm lớn lun:D

5. Ở nhà hát múa rối TW 57B Đinh Tiên Hoàng đang có chương trình rối nước free vào lúc 9h30 sáng hàng ngày từ mồng 1 đến mồng 10. Mọi người có thời gian thì cố gắng đi xem. Chương trình hay lắm, hôm nay mình xem rồi.

6. Mai mình thoát khỏi Hà Nội rồi. Nhưng mình vẫn online đấy. Vụ nổ pháo hoa 4 mạng chết ngang bằng 4 con gà mình không bàn đến, đồng ý hem, vụ bão lũ mình cũng không bàn đến. Mình chỉ biết bản chất của cuộc sống là không công bằng.

7. Một bạn của mình đang buồn. Mình nhìn thấy bạn online đây mà không gọi bạn. Đóng blog thì ok nhưng có lẽ không nên xóa đi những bài buồn. Bởi vì xét cho cùng, chính nỗi buồn chứ không phải niềm vui là thứ song hành cùng ta trong cuộc sống này. Hug bạn cái, nha.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Đại lễ và tui

1. Tiêu đề thức thời ghê hem? Mà treo đầu dê bán đậu phụ thôi.

2. Có một ông Viện phó có 2 cậu con trai tên Khánh và Lực. Anh Khánh đi làm ở Lâm Đồng yêu cô Nguyệt là kỹ sư điện mới ra trường, mẹ cô Nguyệt là con phe ghê hem, mẹ cô đến nhà anh Khánh nhờ bố anh Khánh xin cho cô ở lại Hà Nội. Bố anh Khánh cả đời mấy chục năm không làm việc gì xấu hổ với lương tâm rất khinh ghét hành động chạy vạy của mẹ cô Nguyệt. Hai bên mất mặn mất nhạt với nhau nên đôi trẻ cũng hục hoặc, tất yếu hem. Nhưng mà thằng Lực em trai anh Khánh lại cùng bạn xấu đi ăn trộm cái cassette nhà cô Nguyệt. Mẹ cô Nguyệt lấy cái đó làm con tin ép bố anh Khánh xin cho cô Nguyệt trông giữ thư viện ở Viện của ông. Nói chung cô Nguyệt (Như Quỳnh đóng) không biết trông thư viện, tòn lấy nhầm sách:D

3. Phim xem được phết, chứ bây giờ nhảy hú họa vào rạp chẳng hạn thì khả năng phải xem một phim Mỹ vớ vẩn là rất cao. Triết lý cũng ổn. Có điều mình không sống trong cái thời bi tráng đó nên không biết cách kể lại nội dung cho nó mùi. Nhiều cảnh Hà Nội xưa vô cùng hoang vu và lạ lẫm.

4. Mai mình sẽ cho cái bài Hoa sữa của Hồng Đăng lên đây. Vì mình đang nói đến phim "HN mùa chim làm tổ" chiếu free nhân dịp nghìn năm. À quên kể về sau anh Khánh lấy cô gì quên tên là bạn của cô Nguyệt, cô ấy tốt nghiệp xong thì đi lên sông Đà theo sự phân công. Thấy họ cùng nhìn về một hướng ghê hem. Mình cũng có chị bạn ngày xưa đi lên sông Đà làm phiên dịch rồi về HN làm lớn lun:D

5. Ở nhà hát múa rối TW 57B Đinh Tiên Hoàng đang có chương trình rối nước free vào lúc 9h30 sáng hàng ngày từ mồng 1 đến mồng 10. Mọi người có thời gian thì cố gắng đi xem. Chương trình hay lắm, hôm nay mình xem rồi.

6. Mai mình thoát khỏi Hà Nội rồi. Nhưng mình vẫn online đấy. Vụ nổ pháo hoa 4 mạng chết ngang bằng 4 con gà mình không bàn đến, đồng ý hem, vụ bão lũ mình cũng không bàn đến. Mình chỉ biết bản chất của cuộc sống là không công bằng.

7. Một bạn của mình đang buồn. Mình nhìn thấy bạn online đây mà không gọi bạn. Đóng blog thì ok nhưng có lẽ không nên xóa đi những bài buồn. Bởi vì xét cho cùng, chính nỗi buồn chứ không phải niềm vui là thứ song hành cùng ta trong cuộc sống này. Hug bạn cái, nha.

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Thư Hà Nội




Lâu rồi con không mơ thấy. Không biết vì sao.

Cuối tuần này M nhà cô N ăn hỏi. Cô N còn nó nữa là xong rồi. Vợ T với thằng nhỏ từ BL về. Cô bây giờ phải trông nhiều cháu lắm. Toàn những đứa bố không biết. Chúng nó lóc nhóc trứng gà trứng vịt sàn sàn nhau. Mà chắc bố biết. Mỗi lần giỗ bố chúng nó lên nhà mình, được một phen vui. Nhất là K, bé nhất mà toàn đi bắt sâu bắt gián rất oai hùng. Mà nhà có cúng thường con không phải làm gì cả, 4 đứa con dâu nhà cô thay nhau làm hết. Vụng về như con thì ngồi ghế chỉ đạo thôi.

Nhà mình thì chẳng có chuyện gì để kể. H có người yêu ở đâu đó. Mẹ biết. Mà mẹ không kể cho con. Mẹ bảo con chẳng biết gì mà cứ tưởng mình biết. Thì thôi. Con chả thèm hỏi.

à, có anh A con bác  ở Thái Bình làm trên LC đó, anh xuống HN thi rồi điện cho con. Con giúp được anh một việc nhỏ. Con trước nay vẫn áy náy không làm gì được cho ai vì mọi người đều giỏi hơn con, chỉ có con là kém.

Hôm con về ăn hỏi M, rồi đến chiều chủ nhật đi, mẹ ngạc nhiên. Mẹ tưởng con ở đến thứ tư đám cưới. Rồi mẹ hỏi, chắc sợ gặp người quê phải không. Gặp người quê thì cứ nói cho qua. Đến lượt con ngạc nhiên, mẹ giờ thoáng ghê chưa, sao tự nhiên tạo điều kiện ác liệt vậy.Đấy là chiến thắng từ vụ một tháng con không gọi điện. Mà thật ra, không biết, bị mẹ chửi hay được động viên thế này, thứ nào ít đau lòng hơn??? Mà con đâu có sợ gặp ai, gặp họ hàng nhà mình thì vui quá ấy, nhưng mà con ngại đi lại giữa tuần thôi. Có mấy bộ váy còn chưa trình diễn.

Nhiều khi con mệt mỏi lắm. Chả biết dựa vào ai. Như thể đi giữa đêm đen không nhìn thấy phương hướng. Thì tất nhiên tự lực vẫn hơn. Nhưng mà để được vậy, cũng đuối lắm á. Con chả thích tự. Vì con đâu có giỏi giang gì. Con chỉ muốn hưởng thụ, nằm duỗi chân duỗi tay, đi trồng cây hay làm vườn thôi.

à, cây xoài ở trước sân, toàn bị mẹ chặt cành. Mẹ nhăm nhăm tỉa từng cành một. Con muốn giữ lắm mà không được vì không phải của con. Mẹ ngày xưa thì sợ bão nó lật gốc đổ vào nhà, sợ nhà đổ. Bây giờ thì mẹ chặt dần đi để làm hiên, lợp froxi măng, tư duy gì kỳ quặc thế.

Bây giờ cho con nghĩ lại, con sẽ không đi con đường đã chọn này đâu. Chỉ cần nghĩ đã hãi rồi. Được mỗi cái là mình làm mình chịu,thỏa mãn trí tò mò về đời này, sân khấu cuộc đời.

Nên nhiều khi con cứ muốn hỏi bố một câu. Nhưng mà chắc bố không biết, chứ biết, chắc con đã không phải hỏi.

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

Nhân dân

Gọi điện về cho mẹ hỏi lịch đám cưới cậu em họ. Xen giữa câu chuyện về gia cảnh nhà cô dâu tự nhiên mẹ bảo, à tao hỏi mày có phải hôm đại lễ cụ rùa nổi à? Dừng hình mất mấy giây vì buồn cười rồi mới hỏi lại sao mẹ biết, mẹ bảo cô D đọc báo công an nói đúng 9h sáng ngày đại lễ cụ rùa nổi ở chân tượng đài Lý Thái Tổ rồi bơi một vòng quanh hồ Gươm.

Bảo vầng thì rùa thiếu không khí thì rùa nổi, nổi lên hít không khí rồi lại lặn xuống. Mẹ bảo thế à, thỉnh thoảng có nổi chứ không phải mỗi đại lễ nổi lên à.

Hồi xưa mình có dạy mẹ typing được một hai buổi. Ở nhà thằng H nó đi như ngựa vía chả chịu dạy gì, nên bây giờ mẹ không biết vào mạng.

Mấy năm nay mình cứ định đặt báo cho mẹ đọc, để mẹ biết sợ những thứ dịch bệnh. Ví dụ như dịch tả, dịch tai xanh, rồi cúm gà, .... nhưng thường không về nhà vào dịp cuối quý cuối năm nên không đặt được. Có lần nhờ con Ngọc móm, nó bảo tao bận lắm.

Con thì cũng hay bị ảnh hưởng bởi truyền thông, cứ mỗi đợt có dịch dặn mẹ "đừng chết vì thiếu hiểu biết". Mẹ chỉ cười.

Rồi cuối cùng cũng chả biết ai sai ai đúng. Khi mắm tôm không chứa vi khuẩn tả, hay cái loại cúm H5N1 là trò lừa đảo của bọn WHO.

Mà bây giờ để lựa chọn, con cũng không biết đặt cho mẹ loại báo gì????

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Lảm nhảm càm ràm ba lăng nhăng lằng nhằng bắng nhắng 2

Hôm nay muốn viết một entry có hai ý nha:

- Ý thứ nhất là mùa đông gây cho mình rất nhiều phiền toái và sợ hãi.

- Ý thứ hai là với mình Hà Nội rất là xấu tính, điêu ngoa và gian trá.

- Kết của 2 ý trên đều là mình rất yêu mùa đông và cả yêu Hà Nội. Sau đó mình đặt giả thiết phải chăng mình giống hết những chị chàng đỏng đảnh khác, toàn yêu những cái gì gây đau khổ cho mình hay cứ phải gây đau khổ thì mới yêu.

- Rồi mình oánh tay lái cái vèo (nếu mình biết lái ô tô chắc mình sẽ viết là oánh chân lái) liên hệ sang chủ đề: vậy làm người phụ bạc có sướng không???

- Làm người phụ bạc cũng chẳng sướng gì đâu. Mình định đào sâu phân tích tình cảnh này một cách thật là quyết liệt, cho nó ra vấn đề thì thôi. Nhưng thiệt tình lúc này mình buồn ngủ quá, buồn ngủ lắm ấy, buồn ngủ không chịu được. Nên mình dán vào đây cái này, các bạn cầm xài đỡ:

Cho Một Người

Anh Ngọc


Tiễn người ra cửa rồi
Tôi quay vào lặng lẽ
Chợt thấy mình cô đơn
Giữa ngổn ngang bàn ghế

Khi người không yêu ta
Buồn đã thành một nhẽ
Khi ta không yêu người
Sao cũng buồn đến thế

Như đánh mất điều gì
Lòng bâng khuâng khó tả
Như thể mắc nợ ai
Món nợ không thể trả

Có lẽ ta thương người
Giờ này đang lủi thủi
Hay là ta thương ta
Từng chịu nhiều hắt hủi

Ngỡ chẳng có gì đâu
Mà sao thành rắc rối
Tất cả chỉ một lời
Nói hay là không nói?


Giờ mình đi ngụ đây. G9.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Bóc lịch

Bế Kiến Quốc



Em cầm tờ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em bố cười

Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong

Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thêm mãi
Đợi đến ngày tỏa hương

Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.

P/S: lúc đầu entry này có tên là "Mình làm gì khi mình trung thu" - một cái tên rất là tân hình thức. Rồi sau đó ta sẽ triển khai theo hướng: Trên con đường mùa thu của cuộc đời, bây giờ đã là ga giữa bla bla...Thiệt là buồn đúng điệu kiểu tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì. Cuối cùng xét thấy khóc lóc nhiều không có lợi không có ai cho cái bánh nên nó ra cái bài bóc lịch này đó. Trung thu vui vẻ :D

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Bài học cuộc sống

Chuyện kể ở lớp thiền

1. Có lẽ rất khó để bắt đầu. Chúng ta đều đã trải nghiệm việc vượt lên bệnh tật. Rất nhiều bạn đã nói gần đây sau một thời gian tập các bạn không phải dùng thuốc nữa. Tôi muốn nói rằng tôi biết ơn những buổi thảo luận dưới sự dẫn dắt bởi trí tuệ và kiến thức uyên bác. Những điều học được từ những giờ thảo luận ấy được tôi áp dụng vào cuộc sống thường ngày. Tôi có một người chồng hơn 50 năm nay không về quê hương. Tất cả các anh chị em đều không về mặc dù ông bà nội vẫn còn ở quê. Sau thời gian học thiền tôi đã động viên được chồng tôi cùng với một bà chị lớn về quê tại một tỉnh miền Trung, họ đã gặp lại nhau, mâu thuẫn trong cải cách ruộng đất làm cho những người con không nhìn mặt bố mẹ đến tận bây giờ. Tôi đã làm được một việc tưởng như đến chết cũng không thể làm được. Và tôi biết ơn lớp thiền vì điều đó.

2. Tôi làm công tác thanh tra trong một binh chủng của quân đội, tôi mang quân hàm đại tá hưởng lương tướng. Một lần đi thanh tra một đơn vị cấp dưới tôi gặp anh Đ, các bạn biết đấy đã thanh tra thì ở đâu cũng có chuyện nọ chuyện kia nhưng tôi thấy làm việc với anh Đ rất là dễ chịu. Tôi có hỏi anh sao anh hơn tuổi tôi mà anh mạnh khỏe hài hòa thì anh trả lời là anh tập thiền được 2 năm rồi.

Tôi có người anh ruột là tiến sĩ toán hiện ở Vacxava, anh ấy khuyên tôi đi tập thiền từ lâu nhưng tôi chưa tìm được cơ hội. Vậy là nhờ sự giới thiệu của anh Đ tôi tham gia vào lớp thiền. Tôi đã không phải dùng thuốc huyết áp, thuốc khớp, giảm các chỉ số về gan nhiễm mỡ, mỡ máu. Tôi là người chủ động được lịch công tác của mình và tôi không bỏ một buổi tập nào.

Thời gian một năm qua gia đình tôi cũng có nhiều xáo trộn. Vợ tôi đi làm Phân xã trưởng của TTX tại một đất nước nói tiếng Pháp. Cô ấy muốn tôi đi cùng nhưng tôi còn 3 năm nữa mới nghỉ hưu, tôi còn phải chăm bố hơn 90 tuổi hiện ở với tôi, chúng tôi có một cháu lớn đang học năm cuối đại học tính tình không được thuần cho lắm. Quá trình chờ đợi để làm thủ tục cho vợ và con trai út đi cũng có nhiều mệt mỏi, cháu phải nghỉ học để chờ, phải học tiếng Pháp trong khi trước đó cháu học tiếng Anh. Rất nhiều rắc rối. Nhưng với những gì học được từ thiền tôi đã chủ động giải quyết từng việc một và từng việc một cuối cùng cũng suôn sẻ.

Ở vị trí của tôi bây giờ nếu nghỉ hưu sớm ai cũng bảo điên. Nhưng tôi nghĩ thấu đáo và đã quyết. Tôi sẽ sang bên đó cùng với vợ và con trong thời gian không lâu lắm. Vợ tôi dặn tôi cố gắng học rồi sau này sang bên đó dạy lại cho cô ấy.

3. Chắc mọi người còn nhớ bài học đầu tiên hôm khai giảng, khi thảo luận về lời niệm "Lỗi người thì bỏ, lỗi mình xin tha" tôi đứng lên và phản ứng gay gắt. Giặc Pháp nó xông vào nhà mình nó đô hộ dân mình, bỏ qua cho nó làm sao được. Trước đây mỗi bữa tôi uống hàng vốc thuốc, uống xong thì no không ăn được cơm nên tôi có làm 4 câu thơ: .....Vợ con hỉ hả (Người chép không nhớ). Bây giờ đây tôi đã khỏe mạnh rồi. Tôi đã ngộ ra nhiều điều mà trước đây tôi tưởng bản thân mình hiểu thấu đáo mà không phải như vậy. Tôi vừa mới ra quyển sách thứ 22, cuốn dày nhất là hơn 800 trang. Tôi có mối thâm thù với anh bạn cùng bộ môn, chúng tôi làm chung đề tài nhưng anh ấy lẳng lặng mang đi đăng ký phát minh. Gần 10 năm nay chúng tôi không hỏi nhau nhưng lần này tôi đã ký tặng anh ấy cuốn sách mới, anh ấy cũng nhắn tin là anh ấy đã nhận được (Mọi người vỗ tay). Tôi nghĩ biết đâu trước đây mình cũng đi đăng ký của anh ấy một cái phát minh nào đó. (Cười khà khà). Giờ đây tôi thấy mọi việc đều ổn thỏa, tâm trạng giống như một câu thơ hình như của Chế Lan Viên, là thấy mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn.

4. Chúng ta ai cũng có những vấn đề của riêng mình. Tôi không có ý định cổ vũ cho một môn phái. Chỉ đơn thuần là ghi lại như một cách trân trọng một không gian sống mà mình được trải qua trong đời. Tập thiền là một việc làm phức tạp dưới vẻ bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên định, lòng tin và mối lương duyên sẵn có từ trong trời đất. Dù bạn có tha thiết với thiền mà bạn không có mối lương duyên ấy, bạn vẫn không thể nào thiền được. Vũ trụ đã đặt tất cả chúng ta vào cuộc sống của nhau để tác động lên nhau theo một cách nào đó.

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Thơ thật thà như đếm

Một lần đi có việc ở Hải Phòng, cậu cùng phòng bảo chị cùng em qua nhà chị em một chút em cho thằng cháu nó về quê chơi với ông bà. Chúng tôi rẽ vào một căn nhà xây chia lô gần khu của đoàn an điều dưỡng 295 Đồ Sơn đón một thằng bé 17 tuổi tên Thuận, tôi có gặp mẹ thằng Thuận một lát, một người phụ nữ ngoài 40 còn trẻ và nhanh nhẹn.

Tất nhiên sau đó tôi quên người phụ nữ ấy. Trong đời ta từng gặp biết bao người, ta và họ chạm vào nhau rồi từ từ hình ảnh của họ bị tầng tầng lớp lớp những hình ảnh khác che khuất, họ rơi vào vùng quên. (Còn những hình ảnh mà mãi mãi vẫn trong suốt, khôi nguyên như thuở ban đầu, ấy gọi là vùng nhớ.)

Hình như mama tôi thích đọc thơ. Còn tôi không khoái lắm. Tôi đọc thơ theo kiểu đọc giấy gói xôi. Nên một hôm cậu đồng nghiệp bảo chị Lý mẹ thằng Thuận có làm một tập thơ rồi đưa cho tôi xem, tôi cầm nhưng không đọc, để trong ngăn kéo cũng lâu lâu rồi.

Hôm nay ngồi rỗi thế nào mà lại lật ra, nó chưa phải là một tập thơ đâu. Chỉ là 26 trang giấy photo từ một cửa hàng photo có máy in màu nào đó. Vậy mà tôi lại bị hút vào đó. Như lời nói đầu của chị thế này:

Tên tôi là Nguyễn Thị Minh Lý.
Tên khai sinh là Nguyễn Thị Líu.
Sinh ngày 18/11/1962 tại thôn Từ Lâm, xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo. Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ngoại thành Hải Phòng, tuổi thơ tôi nhuốm màu mưa nắng. Nhà đông chị em, bố đi chiến trường, tất cả trông chờ vào bàn tay người bà nhân hậu và người mẹ tảo tần. Lên bảy tuổi, tôi đã cảm nhận được sự nghèo khổ, thiếu thốn trong gia đình và làng xóm quê tôi.

Năm hai mươi tuổi, tôi ra đi làm công nhân tại nông trường Trung Dũng và xây dựng gia đình. Do thay đổi cơ chế, kinh tế gia đình cực kỳ khó khăn. Tôi đã nghỉ công nhân về "buôn thúng, bán mẹt" tại chợ Đình Đoài. Sau khi chợ CV xây dựng xong, tôi thuê một điểm vào chợ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Cho đến hôm nay thấm thoát đã bốn mươi chín năm cuộc đời, trải qua bao thăng trầm khổ ải, trải qua bao nhiêu tháng năm vất vả khó khăn..bằng cảm nhận cuộc sống và cảm xúc thực sự tận đáy lòng, tôi viết lên những dòng thơ như một lời tâm sự, một lòng biết ơn sâu sắc của một người con với ông bà cha mẹ, một người chị đối với các em. Và tôi viết về cuộc sống, về quê hương, về cả những kỷ niệm của chính cuộc đời mình.


Chị làm tôi ngượng. Tôi tự hỏi. Mình có yêu quê hương. Có thật thà, lãng mạn được như người phụ nữ này không?

Như bài thơ SÓNG ĐỜI này của chị:

Anh gặp em bước vào độ thanh xuân
Hai lăm tuổi, chúng mình thành gia thất
Cuộc sống lứa đôi tựa như hành khất
Bởi chúng mình nghèo quá anh ơi!
Không đồng tiền, không hạt gạo cầm hơi
Sống qua ngày bằng nỗi lo giây phút.
Em cũng biết song không làm khác được
Bởi cuộc đời cái khó bó cái khôn.

Vợ chồng mình phải lặn lội đêm hôm
Mò mẫm tối tăm mong tìm ánh sáng.
Vất vả sớm hôm quên ngày quên tháng
Mặc đêm đen giá rét buốt xương
Mặc áo quần chẳng đủ ấm thân
Vẫn say sưa bên xe thồ rau lợn
Không có tiền mợ Sâm cho em mượn
Chỉ mấy đồng thôi cũng mua đủ xe rau
Vợ chồng mình biết bảo ban nhau
Rau lợn em mua, anh thồ về bán
Và cứ thế nhịp nhàng theo ngày tháng
Lấy ngắn nuôi dài, đồng vốn cũng sinh sôi
Có vốn rồi buôn dầu hỏa anh ơi!
Lãi suất cao hơn, đoạn đường thồ ngắn lại
Em đi chợ, anh ở nhà chẳng ngại
Đơm rọ đơm ràng tìm vốn chăn nuôi
Vợ chồng mình vẫn chạy ngược chạy xuôi
Song đã vững tâm tin vào cuộc sống
Có mùa xuân về, trời râm hửng nắng
Hạnh phúc chúng mình cũng nảy mầm xanh
Em ra vườn đã nghe tiếng yến anh
Và con gái cũng chào đời từ độ ấy!

Anh và em hai tâm hồn tỉnh dậy
Hạnh phúc đơn sơ đến tự bao giờ
Trong nhà mình đã vang tiếng trẻ thơ
Cũng là lúc vợ chồng mình bàn bạc
Anh bảo em cho hai chân vào hai sọt
Chở em đi lên chợ Đổ mua hàng
Con chúng mình cũng không phải lang thang
Có ông bà Tích - quý nhân giúp đỡ
Một giờ đêm, vợ chồng mình đi chợ
Con Dịu bế vào, ông bà Tích trông cho
Tiền vốn chúng mình giờ cũng chưa to
Song cũng đủ mua được giường được chiếu
Cũng đủ để vợ chồng mình lo liệu
Cho con gái yêu, cho cuộc sống giản đơn

Em nhìn anh em thầm cảm ơn
Ông trời đã cho em một người chồng xứng đáng
Một người chồng sẻ chia thông cảm
Chấp nhận khó khăn, gian khổ, hy sinh
Để cùng em tiến tới ánh bình minh
Cho cuộc sống tối tăm lùi vào quá khứ
Con gái chúng mình giờ đi học chữ
Bảy năm rồi nay nó có em trai
Thằng Thuận ra đời, cuộc sống lại đổi thay
Ngọn đèn nhỏ có thêm dầu tiếp sức
Vợ chồng mình có thêm sinh lực
Cứ bán, cứ buôn phát triển rộng thêm

Ở nông trường anh lại được chia
Năm mẫu đầm để nuôi tôm cá
Vợ chồng mình hai người chia hai ngả
Hai mũi tiến công kinh tế vững bền
Có phúc có phần rồi cũng làm nên
Cuộc sống ấm no tiện nghi mình sắm được
Song khó khăn vẫn chất chồng phía trước
Con cái học hành, nhu cầu sống tăng cao

Tôm cá ở đầm, anh ngày đêm trông coi
Rỗi lúc nào, anh về nhà phụ giúp
Em thích lắm khi em vào trong chợ
Mua được quầy hàng diện tích bảy mét vuông
Để ngày ngày em bán, em buôn
Bớt vất vả cảnh đầu đường xó chợ
Và cứ thế chúng mình cùng hỗ trợ
Hai mái chèo chung nhịp gõ tương lai!
Em bằng lòng với hiện tại hôm nay
Với những thành công vợ chồng mình có được
Với danh lợi ai mà không ao ước
Em ước cửa hàng, cậu Huấn đã thuê cho
Em ước ngôi nhà, giờ đã xây to
Em ước cái xe, giờ đã mua xe máy
Con gái chúng mình tương lai đang nhìn thấy
Công ăn việc làm cũng có chỗ cho con
Vợ chồng chúng mình vất vả sớm hôm
Nước mắt mồ hôi dệt nên quả ngọt
Quá khứ cuộc đời nhiều người không xót
Song vợ chồng chúng mình khổ quá phải không anh?

Hôm nay đây, gió mát trăng thanh
Gác chuyện cũ, em nghĩ về hiện tại
Nghĩ về con và tương lai phía trước
Có cửa có nhà, sau mình sắm xe hơi

Em mong anh đừng cờ bạc rong chơi
Đừng rượu chè để mất đi nhân cách
Mình đã sống một cuộc đời trong sạch
Bằng mồ hôi, trí tuệ của chính mình
Đừng lao vào tệ nạn linh tinh
Để em phải tủi thân phần đời còn lại
Cuộc đời em đã trăm ngàn khổ ải
Hiểu được em chỉ có một anh thôi...
Cuối đời rồi mặc cuộc sống nổi trôi
Đừng đua đòi đam mê, nghiện ngập
Dù xã hội chuyển xoay biến động
Mình vẫn là mình, sau trước vẫn y nguyên.
Vợ chồng mình mãi mãi biết ơn
Bố mẹ sinh thành, ông bà Tích - Ké
Cậu Huấn, mợ Sâm, những người cùng chia sẻ
Dặn dò các con hãy tạc dạ ghi lòng
Đừng sống cuộc đời rút ván qua sông
Hãy lấy bố mẹ làm tấm gương cuộc sống

Ngọt ngào hôm nay các con được hưởng
Một phút nhớ về bố mẹ ngày xưa!

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

10.10

Hôm qua đi trên đường Điện Biên Phủ thấy người ta treo mấy con chim bằng xốp để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Nhớ ngày 10.10 năm ấy mình nhập học, cũng rực rỡ cờ hoa như thế này.
Tối ở nhà sau cơn mưa trời quang hơn nên nghe thấy tiếng còi ủ từ xa vọng đến. Tau nhớ những lần mắt nhắm mắt mở 5h sáng chạy ra sân xếp hàng đứng ngoáy ngoáy vài phát gọi là tập thể dục buổi sáng. Thói quen gì đâu. Bây giờ thành ra không thể nào dạy được sớm và thường đi làm muộn do tắc đường.

Mấy hôm trước, mấy đứa bỏ nhà bỏ cửa đi chơi một trận bạt vía như vậy, không biết chục năm nữa có họp lại được không.

Mà hôm nay tau buồn nghe. Bao nhiêu kỷ niệm viết không biết có ra vui không. Kiểu như tau suốt ngày đi với con Thủy, con đấy nhịn ăn thì được chứ nhịn nói một ngày nó chết, nên đến cuối khóa thày Th còn tưởng tau người Nghệ An chúng mày nhớ không? luật bù trừ.
Rồi chuyện đi xuống bể con trai múc nước, đêm đen thả gàu xuống nghe tiếng ủm, hóa ra là có thằng nó đang bơi ở đó. D bây giờ bị cận đổ cho ngày xưa dùng nước bơi của thằng đó đó. Chuyện này kể ở đây rồi hé, nhưng thôi cứ cho vào.
Mà vui thì chỉ vì bọn mình chơi với nhau, keo sơn đến tận giờ thôi. Chứ so với trường ngoài, khổ như cún. Có đứa nào nhớ cái lần bật tường lối cổng sau bị ông "Thắng cười" rình bắt được, cái P bên B1 lập tức ngất luôn, ông Thắng xi ca vâu phải cho lên xe 82 chở về bệnh xá một đứa con gái mặt trắng hơn cả bút xóa.

Lớp lèo tèo vài đứa con gái ngồi trên đầu nha. Thày Tr khoa kinh tế hay nhìn mấy đứa, bảo, con gái chúng mày học nhiều làm gì, ra trường lấy thèng chồng như sắm được con chó trông nhà, đang đêm có tiếng động đập đập bảo anh ơi dậy trộm trộm, thế là xong. Có gì đâu mà phải học hành. Ha ha.
Đi làm nhiều. Va vấp cũng nhiều rồi. Thấy quý cái thời mà mỗi đứa còn là một bông hoa phượng trong sân trường. Hôm nọ H bảo, H có đứa em họ học trong trường chúng nó phải xem là con ông nào ông nào mới chơi, không như bọn mình ngày xưa toàn bắt nạt thằng H với thằng H, mà hồi đấy con quan còn ngoan. Hóa ra đồng phục không hẳn xấu, nó làm chúng ta bình đẳng trong tình bạn.
Bây giờ, bạn trên mạng hay hỏi tao, ngày xưa học trường gì. Chúng mày chẳng bao giờ bị hỏi câu đó. Vì chúng mày chẳng bao giờ quan tâm đến mạng.
Mà chúng mày đứa nào cũng giỏi. Chỉ có tao là mơ mộng viển vông. Giỏi như chị D, điển hình tiên tiến, có lần đi báo công với Bác tao hỏi sao chị làm được thì bảo mày tính ngày xưa ở nhà tao toàn chơi với bạn giang hồ, khi tao đi học chúng nó ở nhà nghiện hết cả thì bây giờ làm được. Người can trường thế mà hôm nọ bị giúp việc nó chơi xấu cũng không biết trở tay như nào. Gọi điện cho tao sụt sịt mãi.
Giờ nói chuyện với chúng mày tao cứ ngồi há mỏ như nhà báo. Nghề này, có tình huống nào giống tình huống nào đâu. Mà tao mới xa có mấy năm đã như ngố. Hôm nay tau chán đi làm quá. Tao thấy chúng mày lăn lộn sôi động ngoài kia, mà có bọn nó cứ ăn trên ngồi trốc vẽ vời những thứ sáo rỗng.

Tao viết lộn xà lộn xộn cho tao đọc chơi. Chứ chúng mày có đọc được đâu. Là vì tao đang xem ảnh, hồi bọn mình đi 2 cái xích lô trong đêm mùa thu chụp ảnh búa xua như này. Hà Nội khi đó hiền và an toàn hơn. Ăn chơi phết nhỉ. Ai bảo rằng ta không lãng mạn, ha ha.

Bài hát còn xanh






Đưa Cơm Cho Mẹ Đi Cày (Hàn Ngọc Bích)


Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay
Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày
mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng
mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn (ớ) chăn trâu
mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay
là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày

Đường hành quân diệt Mỹ, bố hỏi cuối thư vui
Lúa xuân thêm bông, ngô khoai xanh tuơi ai giỏi giang tay cầy
mẹ ơi, mẹ hẳn vui, chiều qua đọc thư bố
lời bố khen con nhớ, mẹ đảm đang con chăm ngoan, lúa lên xanh. Mai đây chiến thắng bố về sẽ nghe mẹ kể chuyện con rằng con bé lon ton khi con đưa cơm cho mẹ vui đi cày.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Always

- Lòng lợn mắm tôm

- Chân gà luộc chấm tiêu chanh

- Sò huyết nướng

- Bề bề rang me

- Ốc luộc (không phải ở Liễu Giai, hic)

- Ốc xào dừa

Còn ai có khoái khẩu gì nữa, mời mọi người bổ sung vào comment.

Lưu ý: cho vui thôi, không phải ăn thật đâu. Vì blogspot dạo này lèo tèo quá:)

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Khai giảng lớp học thiền 26/9

Một số điều lạ do việc tập thiền mang lại tôi đã viết ở đây

Một năm trôi qua kể từ entry ấy tôi vẫn đến lớp chăm chỉ, về cơ bản tự bản thân tôi không thấy khác nhiều, những ngày vui không vì thế mà tăng lên cũng như những ngày buồn không vì thế mà bớt đi:) Chỉ có điều khi gặp một việc tồi tệ ta nhìn thấy và biết lý giải nguyên nhân và động cơ của cách hành xử ấy; do đó mà không buồn không giận và ta biết riêng ta.

Có một bạn trẻ tên là camaptrangtinhkhon từ năm ngoái đến nay luôn luôn hỏi tôi bao giờ thì lớp thiền mở. Tôi hỏi vì sao em muốn học thiền? bạn ấy bảo em muốn tâm mình tĩnh vì bạn ấy rất hay bị phân tâm, đôi khi cuộc sống có những lúc muốn một mình nhưng không phải lúc nào cũng có không gian cho mình. Tôi hỏi tiếp, bé tý thế thì có chuyện gì? Bạn ấy bảo ồ có chứ chị:)
Còn tôi hồi xưa vì bị ốm quá nên bạn giới thiệu cho đi học thiền thôi.

Khai giảng lớp thiền khóa mới vào 8h sáng chủ nhật ngày 26/9 tại Nhà văn hóa cụm 4 phường Xuân La đường Xuân La. Bạn L nhớ báo cho bạn H biết. Địa điểm lần này hơi xập xệ ít chỗ và khó tìm. Bạn nào nhiệt tình học có thể để số đt lại đây tớ chỉ đường cho.

Thông báo địa điểm mới nè: Tầng 3 - Trung tâm thể dục thể thao quận Tây Hồ - đường Xuân La, đối diện trường tiểu học Xuân La, xe buýt số 33 có bến ở gần đấy.

Tháng tám

Không biết đã qua mùa mưa chưa. Đêm. Đứng trên tầng cao nhìn những ngọn đèn vàng tỏa sáng lặng lẽ. Một vài chiếc xe đi về muộn bấm còi qua cổng thường trực. Người trong xe cầm ô chạy lúp xúp trong làn nước dày đặc. Với họ lúc đó mới hết một ngày. Mưa ngớt. Vọng tới đầu dây bên kia tiếng ếch nhái kêu âm oang.

Đã lâu không có hoa. Cô nhận ra điều đó trong một lần đi làm về qua hàng hoa vỉa hè. Cơn mưa tháng bảy làm người bán hoa tựa như những con cò ướt. Cô thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp cô độc của những bông hoa lúc một mình. Khi phải chia sẻ không gian sống, những lọ hoa bỏ không nằm lổng chổng dưới cây phơi quần áo.


Có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu chọn một cuốn nhiều thoại. Có vẻ cô là một đứa hiếu thắng, whith herself. Ấy là nói về "Persuasion". Nó quá khó.

Cô từng nhớ bạn.

Nỗi nhớ tự nhiên xuất hiện trong đời. Thật kỳ quặc khi rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Như thể có ai đó thả nhẹ vài ion axit. Dạ dày cuộn nhẹ. Cô bàng hoàng. Ta nhớ một người đến đau cả bụng.
Những nỗi nhớ và dự định xa vời. Chúng đến thì bất chợt. Mà đi thì vất vả. Phải đuổi mãi. Lấy hết sức lực. Mắm môi mắm lợi mà đuổi đi.

Tháng tám.
Như lời thơ:
"Gió tháng tám vu vơ rồi sẽ thổi về
Cánh bãi sẽ ngô mềm vai áo
Lá sẽ mượt sau những ngày giông bão
Nhịp tim mình rồi mạch lạc như xưa"


Mong bình yên.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Blog Day

Tôi bắt đầu tham gia vào làn sóng blog khi Yahoo 360 bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng mạng Việt Nam được 6 tháng, hình như vào khoảng đầu năm 2006 do bạn L - một close friend from internet - hướng dẫn. Trong mấy năm của thời 360 tôi viết không nhiều lắm, lại set chế độ friend chỉ khoảng 10 người chủ yếu là các bạn phổ thông; nhưng như tôi đã nói, yahoo360 đã cho tôi quá nhiều điều mới mẻ, hữu ích, đa dạng và gần gũi; Yahoo làm tôi không ghé mắt qua một trang báo điện tử chính thống nào, không biết điều đó là tốt hơn hay xấu hơn. Dù mạng internet là một môi trường nhanh và dành cho những thông tin trực tiếp thì tôi cũng bắt gặp rất nhiều tâm hồn với những khoảnh khắc xúc động, ngưỡng mộ, cảm phục và không ít lần trái tim yếu ớt của tôi rung lên nhịp đập đồng điệu.

Bây giờ nhớ lại, chỉ nhớ được vài blog mà mình thích đọc nhưng mất dấu. Ví như blog của bạn Sở Lố (Trương Công Tú); blog BLV Anh Ngọc; blog Trong Veo (Lố em); blog Lan Tử viên. Mấy người này dùng facebook mà tôi thì không biết dùng mạng này.

Còn thì wordpress hay Muilply, cuối cùng cũng tìm ra cả. Ấy là nói sau khi triều đại yahoo360 sụp đổ.

Tôi chuyển sang blogspot. Bạn tôi nói tôi viết nhiều hơn, vì mới đầu ở blogspot chẳng quen biết ai nên tôi cứ mở cửa vậy; ngày 19/10 năm ngoái blog tôi được 10 người theo dõi, tôi nghĩ số 10 là đẹp rồi đó bèn đóng cửa định bụng sẽ gửi mail mời 10 người này để đặt chế độ friend; ai dè đóng cửa nó thay đổi feed rớt mất chị Vhanglinh, giới blog gọi là Bí đó. Chả nhẽ còn có 9??
(Bạn nào đọc đoạn này đừng nghĩ tôi chảnh nha, tội nghiệp)
thế là tôi lại mở.

Nói tiếp về chuyện đọc. Từ một blog BOM TẤN là blog VMC tôi phát hiện ra trên đời này người ta chơi blogspot từ bao giờ. Nếu kể tên thì e hơi khó vì chúng ta đều biết họ cả rồi. Có lúc tui nghĩ mình sẵn sàng đổi cả cái blog để lấy một entry "Bướm và ngọn cây" bên nhà chị Bí; có nhiều lúc lặng người trước những entry của nhà anh Phú - Thắm; nhiều khi rơi nước mắt bởi những bài viết về tình cảm gia đình của tất cả mọi người, ấy là trong blog anh Thụy, blog Lún Ghẻ, blog Marcus, blog Gỗ Mun, blog Gấu, blog LV...say mê đọc tự truyện của bạn Trần Thùy Dương trên blog http://duongthuytran.blogspot.com; thích thú nhấm nháp từng entry của 5xu - đã viết là hay, không hay kiểu này hay kiểu khác.

Kể làm sao hết.

Chơi blog làm tôi trưởng thành hơn ít nhất về mặt chữ nghĩa. Khi chúng ta trao đổi cởi mở, sự giao hòa này mang đến những kiến thức mới, ý tưởng mới, cách tiếp cận mới - mà chúng ta thường gọi chung là sáng tạo - một điều có thể không bao giờ xảy ra nếu chúng ta hoạt động độc lập (nói nôm na là đóng blog đó)

Tui giờ mắc bệnh già rồi (nói lắm quá). Việc ngày hôm nay của tui là giới thiệu 5 blog mới khác biệt về tư duy, cách suy nghĩ... cho mọi người cùng đọc. Với tôi lúc này số 5 là một con số nhỏ nhất trong dãy số tự nhiên, quá khó khăn để lựa chọn, và tôi cố gắng để không trùng lặp với những blog đã có phần nổi tiếng:

- Capuchino sáng. Blog của một cô gái trẻ bản lĩnh, lãng mạn và nghị lực.

- Dương Bình Yên. Một người sâu sắc và khác biệt.

- Cậu ấm thơ ngây. Một cậu ấm đáng tin cậy của bạn bè, gia đình, một người viết tốt.

- Hương xưa. Blog thương yêu, tui nghĩ người viết blog này thương yêu hết thảy, do đó mà không bao giờ thôi dễ thương.

- Nina thơ Nga. Bạn của tui. Có lần ngồi châm tửu, tui nghe các anh nói Nina là một phụ nữ rất rất thông minh, nhưng một người phụ nữ thông minh là người phải biết giấu đi cái thông minh của mình. Tội nghiệp chị :(

- Cho em bonus thêm một blog thứ 6 của bạn Mất Dép nha. Một người siêu hài hước chuyên review phim và các thứ khác không phải phim.


Entry liên quan: Tình nghĩa online.