Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009
Ký ức về bão
nguoilavuaden: H ơi
Pham Bach My Huong: dạ
nguoilavuaden: có phải bây giờ bão nó ít vào HP hơn ngày xưa không nhỉ
Pham Bach My Huong: ôi sao làm sao mà buồn ngủ thế
Pham Bach My Huong: ừ đúng rồi đấy
Pham Bach My Huong: em nhớ ngày xưa 1 năm bão vào Hp 5-6 con
Pham Bach My Huong: cây cối bị đập cho tơi bời
Pham Bach My Huong: dần nó chuyển hướng đi hết
nguoilavuaden: sao lại thế nhỉ
Pham Bach My Huong: giờ HP HN không còn bão nữa
nguoilavuaden: Hà Nội chị ứ biết
Pham Bach My Huong: em cũng chẳng biết
nguoilavuaden: nhưng sao nó lại chuyển thế nhỉ, hè hè
Pham Bach My Huong: nó cứ dần dần chuyển vào phía trong
nguoilavuaden: tưởng mày làm ở đấy phải biết chứ nhể
Pham Bach My Huong: chịu
Pham Bach My Huong: cái đấy phải hỏi bọn khí tượng
Pham Bach My Huong: hôm nào hỏi
Pham Bach My Huong: ví dụ như hôm nay em rất thắc mắc muốn hỏi có tuyết rơi trên biển không
nguoilavuaden: lấy éo đâu ra tuyết trên biển
nguoilavuaden: mày hỏi thế nó cười cho
Pham Bach My Huong: tại sao lại không có
Pham Bach My Huong: vì làm sao
nguoilavuaden: thì luồng hải lưu không khí tác động lên nhau thế nào đó
Pham Bach My Huong: thế à em chả biết gì cả
nguoilavuaden: hồi còn bé mình hay thấy bão nhỉ
Pham Bach My Huong: uh
Pham Bach My Huong: công nhận
Pham Bach My Huong: còn phải buộc cửa sổ
nguoilavuaden: bây giờ có ở HP cũng chả có bão
Pham Bach My Huong: với nhìn cây cối bị quật tơi bời
nguoilavuaden: hồi xưa hay có giàn ăng ten trên nóc nhà, có khi giàn ăng ten phi đi lung tung, từ nhà nọ sang nhà kia có mảnh vải mưa trăng buộc trên đình màn
nguoilavuaden: vải mưa trắng
nguoilavuaden: người lớn được đi làm về sớm để chống bão, nhà nước hay hỗ trợ giấy dầu, mày có biết giấy dầu là giấy gì không?
Pham Bach My Huong: có chứ
Pham Bach My Huong: cái giấy đen đen lợp mái ấy gì
Pham Bach My Huong: ngày xưa em ngửa mặt lên cứ nghĩ đấy là ra rắn
nguoilavuaden: ặc ặc, da rắn
nguoilavuaden: viết cho nó đúng chính tả vào]
Pham Bach My Huong: mùa hè thì nóng mùa đông thì lạnh
nguoilavuaden: hồi ấy lấy đâu ra tôn như đồng bào miền Trung bây giờ
nguoilavuaden: bão tan thì chuyển thành áp thấp
nguoilavuaden: đội nón đi ra chợ hàng thịt nó đắt như tôm tươi
Pham Bach My Huong: chính cái tôn bây giờ mới sợ
Pham Bach My Huong: gió nó giật cho chém như dao phay
nguoilavuaden: cả chợ có một hai hàng thịt
Pham Bach My Huong: chứ giấy dầu ngày xưa thì chả làm sao cả
nguoilavuaden: nước ngập hết cả rau muống, không ai hái được mà ăn
nguoilavuaden: bọn bạn chị làm du lịch mỗi một lần bão là khốn đốn
************************************************************************
nguoilavuaden: eh
nguoilavuaden: ngày xưa còn bé mày nhớ nhất gì ở một trận bão
hoanganhtops: co van de gi vay?
nguoilavuaden: tao đang điều tra xã hội học
hoanganhtops: may chuyen nghe bao gio vay
nguoilavuaden: mày không nhớ gì hả
hoanganhtops: chang co gi ca
**************************************************************************************
nguoilavuaden: mày có nhớ bão ngày xưa như nào không
doquanghuy: co
doquanghuy: lam sao
doquanghuy: tao nho la nha tao ke hai cai giuong chong len nhau
nguoilavuaden: tao nhớ ăng ten đổ,
doquanghuy: bon chi em tao nam o giua
doquanghuy: vi mai nha bi toc het ca noc
nguoilavuaden: đi ra chợ mua thịt bị đắt
nguoilavuaden: không có rau ăn
doquanghuy: hom nay may lai nho den bao la lam sao
doquanghuy: thuong khuc ruot mien trung ah
nguoilavuaden: tao đang điều tra xã hội học
doquanghuy: ok
doquanghuy: the thi dieu tra tiep di
doquanghuy: co ket qua thi share cho tao xem voi
doquanghuy: vi tao khong shopping nen chang biet dat re the nao
nguoilavuaden: thế lúc mày nằm giữa 3 chị em nằm bên thì bố mẹ mày nằm đâu
nguoilavuaden: tao đoán là mày nằm giữa rồi
doquanghuy: tao chay lang xang
doquanghuy: khong nam dau ca
doquanghuy: con bo me tao thi cung chay lang xang
doquanghuy: lo che chan nha cua
*********************************************************************88
Tao nhớ đổ cây cối
Đi nhặt quả phượng và quả bàng về ăn
Nhặt hoa quả rụng
Chỉ thích trời bão thôi
Được nghỉ học
Ở nhà với bố mẹ, bố mẹ cũng ở nhà
*********************************************************************8
nguoilavuaden: em có trải qua một trận bão nào bao giờ không
hoamoclan: bao that hay la bao long ha chi
nguoilavuaden: bão thật í
nguoilavuaden: hi hi
hoamoclan: ah
hoamoclan: ah
hoamoclan: cung co
nguoilavuaden: thế à
hoamoclan: bao ike do
nguoilavuaden: nhớ nhất gì
hoamoclan: nho nhat la me bao em chup hinh gui ve cho me thay mat de tin la em binh an
hoamoclan: hihi
hoamoclan: cung co
hoamoclan: chup wa dt i
nguoilavuaden: hi hi
hoamoclan: chi vua trai qua con bao ha
nguoilavuaden: ở bên đó nhà cửa chắc chắn không sao đúng không
hoamoclan: chi nho gi
nguoilavuaden: không, bão ở miền Trung cơ, nhưng ngày xưa hồi bé chị ở H, cách đây 1,2 chục năm bão nó cũng thỉnh thoảng vào H
nguoilavuaden: chị nhớ cây đổ dây điện đứt, giàn ăng ten tivi gẫy, hoa quả rụng
nguoilavuaden: nhà dột
nguoilavuaden: nhưng trẻ con thấy vui lắm
hoamoclan: hihi
hoamoclan: dau co, bao ky do lon lam
hoamoclan: thiet hai nhieu va cung chet nguoi nua
nhung o cho em thi bi ngap va bay mai nha thoi
nguoilavuaden: ôi thế cơ à
nguoilavuaden: ở Mỹ mà cũng bay mái nhà à
hoamoclan: troi nha di luon do chu
hoamoclan: nha o My mo?ng nhu giay do
hoamoclan: dang sap den mua bao nua roi chi a
hoamoclan: cung sap sua phai lo che chan cua so cua chinh de gio ko dap vo kinh
nguoilavuaden: chị cứ tưởng là ở bên đó nhà cửa kiên cố, chỉ không ra đường là ngon lành
hoamoclan: nha ben nay bang thach cao mong, ko phai bang tuong nhu ben minh
vi neu bang tuong thi chac chang ai mua noi chi a
hoamoclan: chi co nhung toa nha lon thi moi be tong kien co thoi
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Ơ, mình cứ tưởng theo thời gian thì con người ta miễn dịch với mùa chứ nhỉ. Sao hôm nay nghe bài hát này chã có lý do gì mà lại thúc động thế.
Vẫn thích, vẫn thích Tuấn Ngọc hát bài này nhất. Chỉ có điều hơi ngu ngu không biết cách post nhạc lên đây.
Paris Có Gì Lạ Không Em
Thơ: Nguyên Sa
Nhạc: Ngô Thụy Miên
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan?
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim?
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay.
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009
Mùa thu dậy sớm
Sáng nay tự nhiên lại dậy sớm, được cái hôm ngủ thoải mái thì tỉnh giấc sớm. Nhưng mà vẫn dễ chịu, vì thời tiết mát mẻ, trời đất đã sáng rõ mà vẫn bảng lảng sương đâu đây, cảnh vật lại vắng vẻ. Đi chợ đầu mối mua về một đống đồ ăn.
Không hoàn toàn muốn nhưng đã nối dây internet ở nhà. Có nghĩa là có nguy cơ mất ngủ thêm một tý, đau lưng thêm một tẹo, mắt mờ thêm một chút. Thôi cũng đành. Có cố không làm công dân mạng cũng không được. Thảng khi, vào ngày cuối tuần có việc buôn dưa, đi qua chợ ghé vào hàng nét mà giống như bước chân xuống ..địa ngục.
Trung thu năm ngoái vào một ngày chủ nhật. Mình từ HP lên đi xe ôm một bác chừng 55tuổi, giữa đoạn tắc ở Xã Đàn thấy bác nhắn tin gọi điện cho gái nhoay nhoáy, rủ gái đi đạp vịt Hồ Tây, kể cũng choáng. Đi đến đoạn không tắc bác hỏi mình có gia đình chưa. Mình mới giả vờ là có rồi còn hôm nay là đi công tác. Rồi mình mới hỏi bác là sao còn lãng mạn thế (trong bụng nghĩ chả nhẽ cháu bắt hình dong nhầm). Thế là bác mới kể là vợ bác mất òi, có hai đứa con gái đi lấy chồng cả, ngày xưa có vợ có chồng thì cuộc đời không khổ như này, nhiều khi ngồi ăn cơm một mình nghĩ chảy nước mắt, tìm hiểu cô này thế thôi chứ chắc thành cái gì, bây giờ người ta cũng tính, mình có nhà cửa nhưng công ăn việc làm lại không ổn định.
Mình không được đi nhiều nơi. Nhưng cứ nghĩ nếu mình có điều kiện ra nước ngoài sẽ để ý chụp ảnh những đôi vợ chồng già đi sóng đôi, chỉ cần sống cùng nhau cho đến cuối đời đã là một kỳ tích và là một câu chuyện đẹp. Câu chuyện xe ôm kia mình quên sau đó, không biết vì sao hôm nay lại nhớ lại.
Nhân chuyện nối mạng internet lại thấy tiếc mấy tháng mama mới nghỉ hưu mình không về thưòng xuyên để dạy hết bài "lên mạng". Đã dạy được hết phần đầu của phần gõ 10 ngón rồi mình mải đi chơi không ép học sinh của mình học. Hồi đấy cả cô giáo lẫn học sinh cố cho đủ tải thì có phải bây giờ mẹ con mình chát được với nhau không nhỉ. Đấy, con gái có xung khắc thì vẫn (có tý) tình cảm, chứ có phải như cái thằng kia đi làm về nó cắm đầu vào game, nên thành ra là cứ mỗi người một thế giới, tội mẹ ơi là tội.
Không hoàn toàn muốn nhưng đã nối dây internet ở nhà. Có nghĩa là có nguy cơ mất ngủ thêm một tý, đau lưng thêm một tẹo, mắt mờ thêm một chút. Thôi cũng đành. Có cố không làm công dân mạng cũng không được. Thảng khi, vào ngày cuối tuần có việc buôn dưa, đi qua chợ ghé vào hàng nét mà giống như bước chân xuống ..địa ngục.
Trung thu năm ngoái vào một ngày chủ nhật. Mình từ HP lên đi xe ôm một bác chừng 55tuổi, giữa đoạn tắc ở Xã Đàn thấy bác nhắn tin gọi điện cho gái nhoay nhoáy, rủ gái đi đạp vịt Hồ Tây, kể cũng choáng. Đi đến đoạn không tắc bác hỏi mình có gia đình chưa. Mình mới giả vờ là có rồi còn hôm nay là đi công tác. Rồi mình mới hỏi bác là sao còn lãng mạn thế (trong bụng nghĩ chả nhẽ cháu bắt hình dong nhầm). Thế là bác mới kể là vợ bác mất òi, có hai đứa con gái đi lấy chồng cả, ngày xưa có vợ có chồng thì cuộc đời không khổ như này, nhiều khi ngồi ăn cơm một mình nghĩ chảy nước mắt, tìm hiểu cô này thế thôi chứ chắc thành cái gì, bây giờ người ta cũng tính, mình có nhà cửa nhưng công ăn việc làm lại không ổn định.
Mình không được đi nhiều nơi. Nhưng cứ nghĩ nếu mình có điều kiện ra nước ngoài sẽ để ý chụp ảnh những đôi vợ chồng già đi sóng đôi, chỉ cần sống cùng nhau cho đến cuối đời đã là một kỳ tích và là một câu chuyện đẹp. Câu chuyện xe ôm kia mình quên sau đó, không biết vì sao hôm nay lại nhớ lại.
Nhân chuyện nối mạng internet lại thấy tiếc mấy tháng mama mới nghỉ hưu mình không về thưòng xuyên để dạy hết bài "lên mạng". Đã dạy được hết phần đầu của phần gõ 10 ngón rồi mình mải đi chơi không ép học sinh của mình học. Hồi đấy cả cô giáo lẫn học sinh cố cho đủ tải thì có phải bây giờ mẹ con mình chát được với nhau không nhỉ. Đấy, con gái có xung khắc thì vẫn (có tý) tình cảm, chứ có phải như cái thằng kia đi làm về nó cắm đầu vào game, nên thành ra là cứ mỗi người một thế giới, tội mẹ ơi là tội.
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009
Nói với mùa thu
Tôi muốn tìm trên cỏ
Một giọt nước mắt rơi
Tặng anh làm kỷ niệm
Mặn nỗi buồn chia phôi
Anh không là cơn gió
Tôi chẳng phải mùa thu
Biết rằng không thể đợi
Điều chưa đến bao giờ
Dẫu mùa thu có biết
Lòng mình mong bão tràn
Nhưng riêng tôi cũng biết
Bão tắt là thu tan
Thà cứ là cổ tích
Thà cứ là heo may
Nhắm mắt làm trẻ nhỏ
Mơ sao giữa ban ngày
Giữ mùa đừng rụng lá
Để khỏi gom sắc vàng
Giữ lòng đừng lửa cháy
Tránh một mai tro tàn
Thà chỉ là cổ tích
Thà chỉ là heo may
Thà chỉ mùa thu hỏi
Gió có buồn chia tay?
(Nguyễn Thúy Quỳnh-12 Văn Ams - 1996)
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009
Khai giảng lớp học thiền 4/10/2009
Hầu như ai trong chúng ta đều biết muốn đạt được hạnh phúc thì phải bớt ham muốn đi. Nhưng làm thế nào để bớt những điều rất bình thường và chính đáng đó lại là một việc rất rất khó.
Có thể nói, thiền là một từ tác động nhiều nhất tới tôi trong năm 2008. Khi tham gia vào lớp học thiền, dần dà ít một tôi đã "ngộ" ra rằng thực ra cuộc đời chẳng có gì là quan trọng, mình có thể sống như ý mình muốn cũng như mọi vấn đề rắc rối không phải từ bên ngoài mà đa phần xuất phát từ bên trong. Học thiền là học cách hóa giải những điều tưởng như không thể nào vượt qua nổi nếu như bạn đứng ngoài thế giới thiền.
Đến lớp học thiền tôi cũng nhận ra rằng, chúng ta - những người làm công ăn lương, những giáo sư tiến sĩ, những bà nội trợ, người lao động nghèo - thực ra chúng ta không khác nhau là mấy.
Bạn tôi có thể nói: "Nhưng mày có bớt nghĩ ngợi linh tinh đâu" Tất nhiên thiền không thể biến một người luôn phức tạp hóa vấn đề thành một người đơn giản. Tôi cam đoan rằng một người suy tư vẫn cứ nghĩ, nhưng là những suy nghĩ được soi sáng bởi một thế giới quan nhân hậu, bình thản và sáng suốt và đầy năng lượng hơn nhiều.
Nếu bạn đến lớp học thiền ngày khai giảng khóa mới này, bạn sẽ thấy nhiều người đã từng mắc bệnh nói về bệnh tật được chữa khỏi hoặc đỡ rất nhiều do tập thiền, không phải bệnh tinh thần mà những bệnh thể chất như bệnh tim, dạ dày, trĩ, cột sống, tiểu đường, khớp, u i các kiểu....
Nếu bạn về nhà lười tự tập như tôi, chỉ 2 tuần mới đến lớp một buổi chủ nhật thì cũng có khi bạn may mắn nhắm mắt tĩnh tâm mà vẫn nhìn được cảnh vật xung quanh giống tôi. Hoặc mới hôm qua tôi đã chữa lành cho một bạn bị trẹo chân vì ngã xe máy đã 2 ngày, sau khi tôi học bài chữa bệnh.
Nếu bạn là một thiền sinh chăm đến lớp 2 tuần một buổi, bạn có u i đau đớn gì cũng được các anh chị khóa trên chữa cho khỏi trong phạm vi của thiền. Nếu bạn đau nặng sẽ được thày cô chữa cho. Thày cô cũng già rồi. Dạy miễn phí.
Hoặc đơn giản hơn bạn cũng thực sự biết hết nghĩa chữ biết, rằng: Điều kỳ diệu không đến từ bên ngoài mà đến từ bên trong ta nếu có niềm tin sâu sắc, có ước nguyện chân thành, có thực hành nghiêm cẩn.
Lớp học thiền khóa mới sẽ khai giảng sáng chủ nhật 8h ngày 04/10/2009 tại trường THCS Đông Thái, Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội. Welcom tất cả mọi người.
Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009
H - Honesty - Sự trung thực
Nguồn: Chicken soup for the soul
Người dịch: Hoa Học Trò
Một buổi sáng đẹp trời, một người đàn ông trông honorable (đáng kính) đi vào cửa hàng bán thức ăn nhanh hỏi mua một con gà nướng và happily say (vui vẻ nói rằng) ông ta mua con gà cho buổi dã ngoại. Nhìn hai người rất thân mật, nên người chủ tiệm ăn cũng nghĩ ông ta là that woman"s hubby (chồng của phụ nữ đó)
However (tuy nhiên)khi đến nơi dã ngoại và mở giỏ đựng thức ăn ra người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Trong giỏ không phải là một con gà nướng mà lại có a holdall (một cái túi đựng đồ lặt vặt). Không suy nghĩ đến giấy thứ hai, người đàn ông huddle along (vội vàng, tất tưởi) lái xe quay lại tiệm ăn, trả lại túi tiền và đòi con gà của mình.
Ông chủ tiệm ăn, in awe of the man's honesty (kinh ngạc trước sự trung thực của người đàn ông) đã hỏi tên ông ta và đề nghị gọi phóng viên đến để viết bài về ông ta đăng báo làm gương. Ông chủ tiệm ăn nói rằng người đàn ông kia sẽ trở thành a local hero (một người hùng trong vùng), một tấm gương về sự trung thực và đạo đức mà mọi người cần học tập.
The hungry ma (người đàn ông đói bụng) nhún vai thờ ơ: "Có người đang đợi tôi. Trả cho tôi con gà là xong"
Ông chủ tiệm ăn lại một lần nữa ngạc nhiện over the man's humility (trước sự khiêm tốn của người đàn ông). Ông hỏi:
- Ông quả là một người vô cùng trung thực trong thế giới phức tạp này. Ông cần phải được đăng tên lên báo để mọi người thấy rằng vẫn có những người trung thực sẵn sàng bảo vệ lẽ phải. Hãy cho tôi biết tên của ông và quý bà đi cùng với ông. Đó có phải là vợ ông không ạ?
- Không. Vấn đề là ở đây - người đàn ông kia lập tức quát lên - Vợ tôi đang ở nhà. Người mà tôi đi cùng là bạn gái tôi. Cho nên tôi cần phải nhanh lên thôi. Đưa trả con gà đây!
Thật dễ dàng nhìn thấy điểm tốt ở một người bạn chưa quen biết nhiều. Nhiều người trong số chúng ta cũng làm việc tốt ở here and there (ở nơi này nơi khác). Nói những lời dịu dàng, thái độ thân thiện...và người khác có thể nghĩ chúng ta là một con người khác với con người thật của chúng ta. Nhưng bản thân chúng ta mới nhìn được trái tim của chính mình. Những gì người khác nghĩ về bạn không bao giờ quan trọng bằng những gì bên trong bạn. Cũng như nhìn nhận về con người thật của một người không bao giờ dễ dàng.
P/S : Type lại câu chuyện này. Sau khi chứng kiến một việc không trung thực:
http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=945&page=17
Người dịch: Hoa Học Trò
Một buổi sáng đẹp trời, một người đàn ông trông honorable (đáng kính) đi vào cửa hàng bán thức ăn nhanh hỏi mua một con gà nướng và happily say (vui vẻ nói rằng) ông ta mua con gà cho buổi dã ngoại. Nhìn hai người rất thân mật, nên người chủ tiệm ăn cũng nghĩ ông ta là that woman"s hubby (chồng của phụ nữ đó)
However (tuy nhiên)khi đến nơi dã ngoại và mở giỏ đựng thức ăn ra người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Trong giỏ không phải là một con gà nướng mà lại có a holdall (một cái túi đựng đồ lặt vặt). Không suy nghĩ đến giấy thứ hai, người đàn ông huddle along (vội vàng, tất tưởi) lái xe quay lại tiệm ăn, trả lại túi tiền và đòi con gà của mình.
Ông chủ tiệm ăn, in awe of the man's honesty (kinh ngạc trước sự trung thực của người đàn ông) đã hỏi tên ông ta và đề nghị gọi phóng viên đến để viết bài về ông ta đăng báo làm gương. Ông chủ tiệm ăn nói rằng người đàn ông kia sẽ trở thành a local hero (một người hùng trong vùng), một tấm gương về sự trung thực và đạo đức mà mọi người cần học tập.
The hungry ma (người đàn ông đói bụng) nhún vai thờ ơ: "Có người đang đợi tôi. Trả cho tôi con gà là xong"
Ông chủ tiệm ăn lại một lần nữa ngạc nhiện over the man's humility (trước sự khiêm tốn của người đàn ông). Ông hỏi:
- Ông quả là một người vô cùng trung thực trong thế giới phức tạp này. Ông cần phải được đăng tên lên báo để mọi người thấy rằng vẫn có những người trung thực sẵn sàng bảo vệ lẽ phải. Hãy cho tôi biết tên của ông và quý bà đi cùng với ông. Đó có phải là vợ ông không ạ?
- Không. Vấn đề là ở đây - người đàn ông kia lập tức quát lên - Vợ tôi đang ở nhà. Người mà tôi đi cùng là bạn gái tôi. Cho nên tôi cần phải nhanh lên thôi. Đưa trả con gà đây!
Thật dễ dàng nhìn thấy điểm tốt ở một người bạn chưa quen biết nhiều. Nhiều người trong số chúng ta cũng làm việc tốt ở here and there (ở nơi này nơi khác). Nói những lời dịu dàng, thái độ thân thiện...và người khác có thể nghĩ chúng ta là một con người khác với con người thật của chúng ta. Nhưng bản thân chúng ta mới nhìn được trái tim của chính mình. Những gì người khác nghĩ về bạn không bao giờ quan trọng bằng những gì bên trong bạn. Cũng như nhìn nhận về con người thật của một người không bao giờ dễ dàng.
P/S : Type lại câu chuyện này. Sau khi chứng kiến một việc không trung thực:
http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=945&page=17
Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009
Books
(Nói là sách, nhưng toàn là tiểu thuyết thoai..)
Ngày bé bố đi công tác xa, mẹ con ở nhà cứ thế nuôi nhau vài tháng bố về. Có lần bố về vào buổi tối, tôi mải đi chơi gặp ở cửa không nhận ra còn bảo cháu chào chú, chào xong thì chạy sang nhà hàng xóm chơi, không biết bố mình về.
- Đồng lương kỹ sư còm cõi của bố dùng phần lớn vào việc rải đường, bố mẹ chẳng dành dụm được gì, tài sản giá trị nhất trong nhà tôi nghĩ mãi mới ra, là 2 cái xe đạp khung dựng.
- Nhưng có một thứ bây giờ tôi thấy vô cùng đáng giá, ấy là cái tủ sách. Bố mẹ thích đọc sách. Và bố đã mang sách về sau những chuyến công tác từ vùng mỏ xa xôi. Sách được để trong những tủ nhỏ, bọc bìa xi măng ghi chữ bên ngoài. Ngày ấy người ta không làm những quyển sách bìa cứng trừ nhà xuất bản Cầu Vồng nên những quyển sách bìa dày thì được đóng giữ bằng bìa vốn là bìa để treo bloc lịch. Việc đóng những quyển sách như vậy hẳn mất nhiều thời gian và cần tỉ mỉ.
- Một cách nào đó, tôi biết ơn những quyển sách ấy. Những quyển sách đưa tôi đến nhiều vùng đất nhiều số phận, hình thành và nuôi dưỡng ước mơ đi và hướng tới. Sự trải nghiệm trong những trang sách mang lại cho tôi nhiều kỳ thú.
- Tôi nghĩ, thái độ tốt nhất mà tôi muốn có trong cuộc đời này là sống giản dị và yêu thương. Khi còn bé bố thường thức đêm đọc sách, đọc xong thì gọi mẹ dậy đọc nếu đó là sách hay. Lưu giữ những kỷ niệm yêu thương đó trong ký ức, những điều dối trá, cách hành xử tồi tệ trong cuộc sống tôi không nhớ nhiều. Chẳng để làm gì. Bao dung hơn cũng là điều tôi học từ sách.
- Từ sách, tôi là đứa duy nhất chọn thi khối C trong một lớp toàn thi toán. Sự tình cờ của số phận không làm tôi trở thành cô giáo dạy văn hay người trông giữ thư viện như hồi bé mường tượng. Có nhiều người hồi đó thi khối C vì không biết thi gì khác. Tôi thi khối C và đến giờ vẫn vui vì điều đó.
- Bằng sự cảm nhận của bản thân mình, tôi hiểu được giá trị và tầm quan trọng của việc trò chuyện và đọc truyện cho trẻ. Điều đó giúp chúng xây dựng một vốn từ vựng phong phú và có hiểu biết cơ bản về bản chất từ ngữ. Tôi luôn mong muốn đứa trẻ sau này của tôi biết cách đọc chủ động. Đấy cũng là cách mà tôi biết ơn bố mẹ mình.
- Chúng tôi lớn lên, nhà chuyển một lần, những quyển sách được chuyển ra một kệ sắt lớn, thời tiết nhiệt đới làm chúng bị hư hao đi. Chúng tôi dồn chúng vào những thùng các tông, để lên gác xép. Bụi phủ mờ. Chúng tôi vẫn quý sách và có nhiều việc phải lo toan.
- Trong tâm hồn tôi luôn có một tủ sách tinh thần. Khi tôi lớn lên, trưởng thành, nhận ra giá tiền của một cuốn sách luôn là rất cao so với thu nhập của một người lao động bình thường. Tôi xúc động vì điều đó. Nhiều khi đã tự hỏi không biết sau này mình có sở hữu được một tủ sách bằng của bố hay không. Cuộc sống hàng ngày với bao nhiêu điều trăn trở, một lần tôi đã mua lại một cuốn sách tái bản làm kỷ niệm, và không giở ra đọc, thực tế mình đã gần như thuộc lòng nó còn đâu.
- Nhưng sách cũng làm cho tôi trở thành một người lãng mạn, yếu đuối và cô đơn. Ví dụ như lúc này, nhớ biết bao nhiêu......
Ngày bé bố đi công tác xa, mẹ con ở nhà cứ thế nuôi nhau vài tháng bố về. Có lần bố về vào buổi tối, tôi mải đi chơi gặp ở cửa không nhận ra còn bảo cháu chào chú, chào xong thì chạy sang nhà hàng xóm chơi, không biết bố mình về.
- Đồng lương kỹ sư còm cõi của bố dùng phần lớn vào việc rải đường, bố mẹ chẳng dành dụm được gì, tài sản giá trị nhất trong nhà tôi nghĩ mãi mới ra, là 2 cái xe đạp khung dựng.
- Nhưng có một thứ bây giờ tôi thấy vô cùng đáng giá, ấy là cái tủ sách. Bố mẹ thích đọc sách. Và bố đã mang sách về sau những chuyến công tác từ vùng mỏ xa xôi. Sách được để trong những tủ nhỏ, bọc bìa xi măng ghi chữ bên ngoài. Ngày ấy người ta không làm những quyển sách bìa cứng trừ nhà xuất bản Cầu Vồng nên những quyển sách bìa dày thì được đóng giữ bằng bìa vốn là bìa để treo bloc lịch. Việc đóng những quyển sách như vậy hẳn mất nhiều thời gian và cần tỉ mỉ.
- Một cách nào đó, tôi biết ơn những quyển sách ấy. Những quyển sách đưa tôi đến nhiều vùng đất nhiều số phận, hình thành và nuôi dưỡng ước mơ đi và hướng tới. Sự trải nghiệm trong những trang sách mang lại cho tôi nhiều kỳ thú.
- Tôi nghĩ, thái độ tốt nhất mà tôi muốn có trong cuộc đời này là sống giản dị và yêu thương. Khi còn bé bố thường thức đêm đọc sách, đọc xong thì gọi mẹ dậy đọc nếu đó là sách hay. Lưu giữ những kỷ niệm yêu thương đó trong ký ức, những điều dối trá, cách hành xử tồi tệ trong cuộc sống tôi không nhớ nhiều. Chẳng để làm gì. Bao dung hơn cũng là điều tôi học từ sách.
- Từ sách, tôi là đứa duy nhất chọn thi khối C trong một lớp toàn thi toán. Sự tình cờ của số phận không làm tôi trở thành cô giáo dạy văn hay người trông giữ thư viện như hồi bé mường tượng. Có nhiều người hồi đó thi khối C vì không biết thi gì khác. Tôi thi khối C và đến giờ vẫn vui vì điều đó.
- Bằng sự cảm nhận của bản thân mình, tôi hiểu được giá trị và tầm quan trọng của việc trò chuyện và đọc truyện cho trẻ. Điều đó giúp chúng xây dựng một vốn từ vựng phong phú và có hiểu biết cơ bản về bản chất từ ngữ. Tôi luôn mong muốn đứa trẻ sau này của tôi biết cách đọc chủ động. Đấy cũng là cách mà tôi biết ơn bố mẹ mình.
- Chúng tôi lớn lên, nhà chuyển một lần, những quyển sách được chuyển ra một kệ sắt lớn, thời tiết nhiệt đới làm chúng bị hư hao đi. Chúng tôi dồn chúng vào những thùng các tông, để lên gác xép. Bụi phủ mờ. Chúng tôi vẫn quý sách và có nhiều việc phải lo toan.
- Trong tâm hồn tôi luôn có một tủ sách tinh thần. Khi tôi lớn lên, trưởng thành, nhận ra giá tiền của một cuốn sách luôn là rất cao so với thu nhập của một người lao động bình thường. Tôi xúc động vì điều đó. Nhiều khi đã tự hỏi không biết sau này mình có sở hữu được một tủ sách bằng của bố hay không. Cuộc sống hàng ngày với bao nhiêu điều trăn trở, một lần tôi đã mua lại một cuốn sách tái bản làm kỷ niệm, và không giở ra đọc, thực tế mình đã gần như thuộc lòng nó còn đâu.
- Nhưng sách cũng làm cho tôi trở thành một người lãng mạn, yếu đuối và cô đơn. Ví dụ như lúc này, nhớ biết bao nhiêu......
Books
Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ:
1. Tuổi thơ im lặng - Duy Khán
Bao gồm những mẩu chuyện nhỏ, rất nhỏ về tuổi thơ, gia đình, thế giới xung quanh, những đồ vật biết nói. Cuốn sách giản dị. Người nhỏ đọc thấy hay. Người lớn đọc thấy thương và nhớ. Tuổi thơ nghèo khó bình dị đã trôi qua.
2. Tốt tô chan - Cô bé ngồi bên cửa sổ - Test su ko(Nhật Bản)
Tự truyện của tác giả. Được giới thiệu khi tác giả sang VN trong vai trò đại sứ UNICEF. Có nhiều điều trong cuốn sách này mà những nhà làm công tác giáo dục VN mãi mãi phải học.
3. Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colin Macalau
Tiểu thuyết nổi tiếng viết bởi nữ y tá người Úc, xuyên suốt số phận của 3 thế hệ phụ nữ trong gia đình Kliri: Fiona, Mec ghi, Jaxtia. Không ai có thể biết được những đòn sắp tới mà số phận giáng xuống cho con người(Hình như ở đọan nhân vật Đen chết và Méc ghi cay đắng hỏi Fiona rằng Chúa còn có thể làm gì được chúng ta nữa). Híc, cầu mong ta đừng rơi vào hòan cảnh mà ở đó ta nhận ra được tận cùng nghị lực của mình.
4. Cuốn theo chiều gió - Macgarit Mitchell - bản dịch Dương Tường
Tác phẩm văn học cổ điển thế giới. Khâm phục nghị lực của Scarlet nhưng cũng nhận ra rằng không có gì trên đời tồn tại mãi mãi, kể cả tình yêu he he.
5. Đất vỡ hoang - Mikhain Solokhop
Không phải Sông Đông êm đềm. Ở Đất vỡ hoang có cái hài hước tinh tế của nghệ thuật bậc thầy. Tiểu thuyết hai tập phản ánh thời kỳ nông trang hóa ở Nga những năm...Truyện dễ thương và không nặng nề ám ảnh. Nhân vật ông lão đánh xe cho đồng chí Đa vư đôp là một ông già lẩn thẩn tốt tính hồn nhiên gây cười tội nghiệp tên là Shuka.
6. Thời thơ ấu gian khổ - Iamin Muxtaphin
Là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về rừng tai- ga và vùng đất Xiberi rộng lớn. Cuộc sống của những người dân làng Taiset làm nhiệm vụ của hậu phương lớn cho cuộc chiến chống phát xit của Hồng quân Liên Xô. Cuốn sách đọc không bao giờ chán
7. Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán
Một tuổi thơ dữ dội, bi tráng và anh hùng.
8. Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư
Theo chủ quan của em Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng và Cánh đồng bất tận là hiện tượng của Nguyễn Ngọc Tư. Phương ngữ Nam Bộ cộng với các vấn đề xã hội trong thời điểm hiện tại và lựa chọn của người cầm bút là hai đặc điểm của Nguyễn Ngọc Tư mà em luôn yêu quý.
9. Đèn không hắt bóng - Văn học Nhật Bản em quên tác giả, chỉ nhớ là cụ Cao Xuân Hạo dịch từ tiếng Nga
10. Hồi ký Hilarry Clinton
Không phải ngẫu nhiên mà bà Hilary luôn được bầu chọn vào danh sách những người phụ nữ được hâm mộ nhất thế giới. Đọc cuốn này rồi mong muốn bà Hilary trúng cử trong cuộc bầu cử sắp tới, ít nhất thì bà ấy cũng tiếp tục chính sách không hiếu chiến của chồng bà, vả lại nếu đứng đầu nước Mỹ là một người phụ nữ chắc Mỹ không bao giờ đánh I Ran.
Cái đoạn trên là gõ năm ngoái năm kia gì đấy, nên bây giờ có tý lạc hậu. Từ hồi đó đến nay kết nổ đĩa một quả "Tiếng Người" của Phan Việt. Chẹp chẹp. Thật là kết. Hôm qua mình đọc blog anh VMC có nhắc đến bác Ma Văn Kháng muốn bổ sung vào danh sách 10 quyển trên kia 1 quyển dự bị là " Mùa lá rụng trong vườn". Còn bi giờ đang chờ đợi:
- Tìm chồng - Trần Thùy Dương
- Tiếng kiều đồng vọng - Đoàn Minh Phượng
Bạn có kết quyển nào trên kia không?
1. Tuổi thơ im lặng - Duy Khán
Bao gồm những mẩu chuyện nhỏ, rất nhỏ về tuổi thơ, gia đình, thế giới xung quanh, những đồ vật biết nói. Cuốn sách giản dị. Người nhỏ đọc thấy hay. Người lớn đọc thấy thương và nhớ. Tuổi thơ nghèo khó bình dị đã trôi qua.
2. Tốt tô chan - Cô bé ngồi bên cửa sổ - Test su ko(Nhật Bản)
Tự truyện của tác giả. Được giới thiệu khi tác giả sang VN trong vai trò đại sứ UNICEF. Có nhiều điều trong cuốn sách này mà những nhà làm công tác giáo dục VN mãi mãi phải học.
3. Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colin Macalau
Tiểu thuyết nổi tiếng viết bởi nữ y tá người Úc, xuyên suốt số phận của 3 thế hệ phụ nữ trong gia đình Kliri: Fiona, Mec ghi, Jaxtia. Không ai có thể biết được những đòn sắp tới mà số phận giáng xuống cho con người(Hình như ở đọan nhân vật Đen chết và Méc ghi cay đắng hỏi Fiona rằng Chúa còn có thể làm gì được chúng ta nữa). Híc, cầu mong ta đừng rơi vào hòan cảnh mà ở đó ta nhận ra được tận cùng nghị lực của mình.
4. Cuốn theo chiều gió - Macgarit Mitchell - bản dịch Dương Tường
Tác phẩm văn học cổ điển thế giới. Khâm phục nghị lực của Scarlet nhưng cũng nhận ra rằng không có gì trên đời tồn tại mãi mãi, kể cả tình yêu he he.
5. Đất vỡ hoang - Mikhain Solokhop
Không phải Sông Đông êm đềm. Ở Đất vỡ hoang có cái hài hước tinh tế của nghệ thuật bậc thầy. Tiểu thuyết hai tập phản ánh thời kỳ nông trang hóa ở Nga những năm...Truyện dễ thương và không nặng nề ám ảnh. Nhân vật ông lão đánh xe cho đồng chí Đa vư đôp là một ông già lẩn thẩn tốt tính hồn nhiên gây cười tội nghiệp tên là Shuka.
6. Thời thơ ấu gian khổ - Iamin Muxtaphin
Là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về rừng tai- ga và vùng đất Xiberi rộng lớn. Cuộc sống của những người dân làng Taiset làm nhiệm vụ của hậu phương lớn cho cuộc chiến chống phát xit của Hồng quân Liên Xô. Cuốn sách đọc không bao giờ chán
7. Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán
Một tuổi thơ dữ dội, bi tráng và anh hùng.
8. Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư
Theo chủ quan của em Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng và Cánh đồng bất tận là hiện tượng của Nguyễn Ngọc Tư. Phương ngữ Nam Bộ cộng với các vấn đề xã hội trong thời điểm hiện tại và lựa chọn của người cầm bút là hai đặc điểm của Nguyễn Ngọc Tư mà em luôn yêu quý.
9. Đèn không hắt bóng - Văn học Nhật Bản em quên tác giả, chỉ nhớ là cụ Cao Xuân Hạo dịch từ tiếng Nga
10. Hồi ký Hilarry Clinton
Không phải ngẫu nhiên mà bà Hilary luôn được bầu chọn vào danh sách những người phụ nữ được hâm mộ nhất thế giới. Đọc cuốn này rồi mong muốn bà Hilary trúng cử trong cuộc bầu cử sắp tới, ít nhất thì bà ấy cũng tiếp tục chính sách không hiếu chiến của chồng bà, vả lại nếu đứng đầu nước Mỹ là một người phụ nữ chắc Mỹ không bao giờ đánh I Ran.
Cái đoạn trên là gõ năm ngoái năm kia gì đấy, nên bây giờ có tý lạc hậu. Từ hồi đó đến nay kết nổ đĩa một quả "Tiếng Người" của Phan Việt. Chẹp chẹp. Thật là kết. Hôm qua mình đọc blog anh VMC có nhắc đến bác Ma Văn Kháng muốn bổ sung vào danh sách 10 quyển trên kia 1 quyển dự bị là " Mùa lá rụng trong vườn". Còn bi giờ đang chờ đợi:
- Tìm chồng - Trần Thùy Dương
- Tiếng kiều đồng vọng - Đoàn Minh Phượng
Bạn có kết quyển nào trên kia không?
Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009
Một đoạn trích đẹp
Thời thơ ấu gian khổ là một câu chuyện đẹp giản dị kể về cuộc sống cuộc chiến đấu của những người dân làng Tai - set ven rừng Tai - ga, bối cảnh câu chuyện từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc chiến tranh Vệ quốc. Cũng giống như " Thép đã tôi.." tác giả câu chuyện sống nó rồi mới viết nó, nhân vật chính của câu chuyện chú bé Gia min đã cùng với những người dân làng Tai - sét sống, chiến đấu, lao động và học tập kiên cường làm nhiệm vụ của hậu phương lớn đảm bảo cho những tuyến đường sắt luôn luôn thông suốt ra mặt trận, góp phần chiến thắng phát xít.
Đây là một câu chuyện dài, với lối viết dung dị, văn phong trong sáng, toàn bộ câu chuyện không có nhiều kịch tính, thắt nút mở nút nhưng nổi bật lên là tình yêu thiết tha của tác giả với con người và vùng đất ven rừng Tai ga, có thể hiểu với con người và thiên nhiên như thế, họ đã sống và cống hiến. Câu chuyện này không biết vì sao...không thấy nổi tiếng.
Mình thích đoạn trích này. Ngày xưa đọc xong rồi suy nghĩ mãi, không biết ước mơ thứ nhất của Giamin là gì, thật ngố:))
" Các chàng trai và các cô gái quay tròn dưới điệu nhạc đượm buồn. Thậm chí Giamin không nhận thấy Tamara đã cùng các bạn gái đến từ bao giờ.
Trong khi cậu đang suy nghĩ có nên đến với cô ta hay không thì Nhura giật tay Tamara, gật đầu về phía cậu, liến thoắng nói với Tamara một điều gì đó.
" Điều nhảy sau thế nào mình cũng mời Tamara. Mình sẽ đi tới và nói: Cho phép tôi được mời chị cùng nhảy? Thế thôi, có gì phải sợ - Giamin nghĩ vậy và cảm thấy hồi hộp hơn trước.
Sau điệu vanxơ, Giamin rụt rè đi lại chỗ cô gái. Chào xong cậu hỏi họ bây giờ đang làm gì, lúc nào thì năm học bắt đầu. Rồi cậu nói về các vì sao, rằng các vì sao mới đẹp làm sao, nhiều lần xem phim cậu thấy các chàng trai vẫn bắt đầu nói chuyện với các cô gái như vậy. Tamara và các bạn nhìn nhau cười. Giamin đỏ mặt, không biết nói gì nữa. Cậu có cảm giác như tất cả đang nhìn và lắng nghe những lời nói ngốc nghếch của cậu.
Cuối cùng Misa đã chơi đến bài " Andriusa". Ai mà chẳng thuộc lời của bài hát chân thành và hơi có phần lả lơi này:
Ơi, Anđriusa, tại sao chúng ta phải buồn
Chớ vội cất đàn, hãy chơi to lên nào
Chơi lên cho núi đồi phải nhảy
Và các vườn cây xanh tươi phải xào xạc...
Giamin vẫn đỏ mặt, lo lắng nghĩ " Mong sao Nhura không mời Tamara nhảy trước mình'. Cuối cùng, cậu lấy hết can đảm lại gần Tamara khẽ nói
_ Ta ra nhảy đi....
Mấy giây mà Giamin chờ Tamara trả lời đối với cậu lâu như hàng thế kỷ. Nếu cô từ chối thì cậu sẽ nói to cho mọi người nghe: " Tôi muốn thử cô đấy thôi"
_ Mình đã nghĩ là cả điều này cậu cũng không mời mình đấy. Đi hái quả cũng có cho theo đâu... - Tamara mỉm cười rất cởi mở làm Giamin lập tức quên hết những gì cậu vừa nghĩ.
Cậu hoàn toàn ngây ngất vì hạnh phúc. Cậu nghe thấy hơi thở của cô, mái tóc quăn của cô đã mấy lần chạm má cậu. Cô ta bé và mảnh dẻ làm sao - cậu nghĩ và tưởng như có thể nâng cô trên hai tay mà nhảy cũng được.
- Sao trước đây cậu không mặc bộ quần áo này? - Tamara đột ngột hỏi - Cậu mặc vừa lắm - cô nói tiếp, chân thật.
- Thật chứ?
- Tất nhiên rồi - cô gái lại mỉm cười.
- Mình tiễn Tamara về nhà nhé? - Cậu hỏi rồi dừng nhảy, hoảng sợ vì chính câu hỏi của mình. Cậu không nhận thấy người khác đang va vào mình, trách cậu đứng cản họ nhảy.
- Thế nào tất cả chúng ta cũng về cùng nhau. Nhà chúng ta ở gần nhau cả mà. Một mình, mình sợ lắm - cô gái trả lời, vẻ như lúng túng.
- Không mình muốn tiễn Tamara về một mình kia - Giamin nói, giọng đã tự tin hơn.
- Được - nghĩ một lúc, Tamara khẽ đáp.
Ban đêm trời đã rét, báo hiệu mùa thu đang đến. Hơi lạnh. Giamin và Tamara đi bên nhau, ngón tay họ lúc thì khẽ chạm, đan chéo vào nhau, lúc thì gỡ ra, xa nhau. Rồi bỗng Giamin nói, nói nhanh, về việc cậu sẽ học và làm việc, sau này cậu sẽ tới Matxcowva. Cậu rất muốn được nhìn thấy thành phố này, dù chỉ thấy một lúc thôi...
- Đấy là ước mơ thứ hai của mình - Giamin nói.
- Thế ước mơ thứ nhất là gì? - Tamara tinh nghịch hỏi.
- Bây giờ mình không thể nói.. Một ngày nào đó tự Tamara sẽ hiểu.
Hai người lại im lặng.
Họ đứng rất lâu cạnh nhà Tamara. Giamin cởi áo ngoài khoác lên vai cô. Chiếc áo che kín cô gái như một chiếc bành tô. Nghe có tiếng chân đang bước, họ đứng khuất sau một bóng cây dương cổ thụ cạnh cổng.
- Mình ấm rồi, cẩm lấy - cô gái thì thầm nói và cởi chiếc áo khoác ra - Chắc cậu rét lắm?
- Hoàn toàn không. Mình là dân Xibêri mà - và Giamin lại khoác chiếc áo lên vai cô gái.
- Ngày mai cậu phải đi làm, về đi!
- Không, Tamara về trước.
- Nếu vậy, mình tiễn Giamin nhé, được không? - Tamara nói.
- Được - Giamin cầm tay Tamara. Họ chậm rãi đi dọc đường làng.
- Nhà Giamin đây rồi, về đi. Cầm lấy áo này. Mình chạy về nhà đây.
- Khoan, gượm đã, thế không được - Giamin khẽ giật tay cô gái - Bây giờ mình sẽ tiễn Tamara. Có thể Tamara sẽ gặp điều không hay, biết đâu đấy. Đêm đã khuya. Còn ở đây thì có con chó nào mà không biết mình.
- Không, không cần. Gần đây thôi mà. Việc gì phải sợ cho mình? Tamara từ chối - Thôi thế cũng được, cuối cùng cô đồng ý.
Cứ thế họ tiễn nhau cho đến khi mặt trời bừng sáng ở phương Đông, giấu kín các vì sao ở một nơi nào đấy".......
Đây là một câu chuyện dài, với lối viết dung dị, văn phong trong sáng, toàn bộ câu chuyện không có nhiều kịch tính, thắt nút mở nút nhưng nổi bật lên là tình yêu thiết tha của tác giả với con người và vùng đất ven rừng Tai ga, có thể hiểu với con người và thiên nhiên như thế, họ đã sống và cống hiến. Câu chuyện này không biết vì sao...không thấy nổi tiếng.
Mình thích đoạn trích này. Ngày xưa đọc xong rồi suy nghĩ mãi, không biết ước mơ thứ nhất của Giamin là gì, thật ngố:))
" Các chàng trai và các cô gái quay tròn dưới điệu nhạc đượm buồn. Thậm chí Giamin không nhận thấy Tamara đã cùng các bạn gái đến từ bao giờ.
Trong khi cậu đang suy nghĩ có nên đến với cô ta hay không thì Nhura giật tay Tamara, gật đầu về phía cậu, liến thoắng nói với Tamara một điều gì đó.
" Điều nhảy sau thế nào mình cũng mời Tamara. Mình sẽ đi tới và nói: Cho phép tôi được mời chị cùng nhảy? Thế thôi, có gì phải sợ - Giamin nghĩ vậy và cảm thấy hồi hộp hơn trước.
Sau điệu vanxơ, Giamin rụt rè đi lại chỗ cô gái. Chào xong cậu hỏi họ bây giờ đang làm gì, lúc nào thì năm học bắt đầu. Rồi cậu nói về các vì sao, rằng các vì sao mới đẹp làm sao, nhiều lần xem phim cậu thấy các chàng trai vẫn bắt đầu nói chuyện với các cô gái như vậy. Tamara và các bạn nhìn nhau cười. Giamin đỏ mặt, không biết nói gì nữa. Cậu có cảm giác như tất cả đang nhìn và lắng nghe những lời nói ngốc nghếch của cậu.
Cuối cùng Misa đã chơi đến bài " Andriusa". Ai mà chẳng thuộc lời của bài hát chân thành và hơi có phần lả lơi này:
Ơi, Anđriusa, tại sao chúng ta phải buồn
Chớ vội cất đàn, hãy chơi to lên nào
Chơi lên cho núi đồi phải nhảy
Và các vườn cây xanh tươi phải xào xạc...
Giamin vẫn đỏ mặt, lo lắng nghĩ " Mong sao Nhura không mời Tamara nhảy trước mình'. Cuối cùng, cậu lấy hết can đảm lại gần Tamara khẽ nói
_ Ta ra nhảy đi....
Mấy giây mà Giamin chờ Tamara trả lời đối với cậu lâu như hàng thế kỷ. Nếu cô từ chối thì cậu sẽ nói to cho mọi người nghe: " Tôi muốn thử cô đấy thôi"
_ Mình đã nghĩ là cả điều này cậu cũng không mời mình đấy. Đi hái quả cũng có cho theo đâu... - Tamara mỉm cười rất cởi mở làm Giamin lập tức quên hết những gì cậu vừa nghĩ.
Cậu hoàn toàn ngây ngất vì hạnh phúc. Cậu nghe thấy hơi thở của cô, mái tóc quăn của cô đã mấy lần chạm má cậu. Cô ta bé và mảnh dẻ làm sao - cậu nghĩ và tưởng như có thể nâng cô trên hai tay mà nhảy cũng được.
- Sao trước đây cậu không mặc bộ quần áo này? - Tamara đột ngột hỏi - Cậu mặc vừa lắm - cô nói tiếp, chân thật.
- Thật chứ?
- Tất nhiên rồi - cô gái lại mỉm cười.
- Mình tiễn Tamara về nhà nhé? - Cậu hỏi rồi dừng nhảy, hoảng sợ vì chính câu hỏi của mình. Cậu không nhận thấy người khác đang va vào mình, trách cậu đứng cản họ nhảy.
- Thế nào tất cả chúng ta cũng về cùng nhau. Nhà chúng ta ở gần nhau cả mà. Một mình, mình sợ lắm - cô gái trả lời, vẻ như lúng túng.
- Không mình muốn tiễn Tamara về một mình kia - Giamin nói, giọng đã tự tin hơn.
- Được - nghĩ một lúc, Tamara khẽ đáp.
Ban đêm trời đã rét, báo hiệu mùa thu đang đến. Hơi lạnh. Giamin và Tamara đi bên nhau, ngón tay họ lúc thì khẽ chạm, đan chéo vào nhau, lúc thì gỡ ra, xa nhau. Rồi bỗng Giamin nói, nói nhanh, về việc cậu sẽ học và làm việc, sau này cậu sẽ tới Matxcowva. Cậu rất muốn được nhìn thấy thành phố này, dù chỉ thấy một lúc thôi...
- Đấy là ước mơ thứ hai của mình - Giamin nói.
- Thế ước mơ thứ nhất là gì? - Tamara tinh nghịch hỏi.
- Bây giờ mình không thể nói.. Một ngày nào đó tự Tamara sẽ hiểu.
Hai người lại im lặng.
Họ đứng rất lâu cạnh nhà Tamara. Giamin cởi áo ngoài khoác lên vai cô. Chiếc áo che kín cô gái như một chiếc bành tô. Nghe có tiếng chân đang bước, họ đứng khuất sau một bóng cây dương cổ thụ cạnh cổng.
- Mình ấm rồi, cẩm lấy - cô gái thì thầm nói và cởi chiếc áo khoác ra - Chắc cậu rét lắm?
- Hoàn toàn không. Mình là dân Xibêri mà - và Giamin lại khoác chiếc áo lên vai cô gái.
- Ngày mai cậu phải đi làm, về đi!
- Không, Tamara về trước.
- Nếu vậy, mình tiễn Giamin nhé, được không? - Tamara nói.
- Được - Giamin cầm tay Tamara. Họ chậm rãi đi dọc đường làng.
- Nhà Giamin đây rồi, về đi. Cầm lấy áo này. Mình chạy về nhà đây.
- Khoan, gượm đã, thế không được - Giamin khẽ giật tay cô gái - Bây giờ mình sẽ tiễn Tamara. Có thể Tamara sẽ gặp điều không hay, biết đâu đấy. Đêm đã khuya. Còn ở đây thì có con chó nào mà không biết mình.
- Không, không cần. Gần đây thôi mà. Việc gì phải sợ cho mình? Tamara từ chối - Thôi thế cũng được, cuối cùng cô đồng ý.
Cứ thế họ tiễn nhau cho đến khi mặt trời bừng sáng ở phương Đông, giấu kín các vì sao ở một nơi nào đấy".......
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009
Một đoạn chát
(.........)
nguoilavuaden: mà bọn đấy thích danh hão nhở
Nặc danh: uh
Nặc danh : À, hôm vừa rồi cái ... bên ......đòi đến viết bài về anh
Nặc danh: anh chối nhưng nó cứ đòi gặp
nguoilavuaden: thế à
nguoilavuaden: thế số tháng sau anh lên live show à
nguoilavuaden: hí hí
Nặc danh: anh mơi ra quán nước, nói ba lăng nhăng một hồi rồi nói Anh tò mò muốn biết em là ai thôi, chứ ạnh ko cung cấp thông tin về anh cho em đâu,
Nặc danh: anh ko thích xuất hiện, hơn nữa anh cũng chẳng là ai cả
Nặc danh: nên đừng hỏi gì về anh, anh nhạt nhẽo và chán đời lắm
Nặc danh: sau đó 2 đứa toàn ngồi nói chuyện về gia đình con cái bố mẹ he he
Nặc danh: Về nhắn tin bảo anh gửi cho nó các bài anh đã viết, anh cóc gửi
Nặc danh: Đã xin lỗi sẵn là anh sẽ làm em thất vọng đấy, nó bảo chưa gặp một ai như anh, lên một tờ báo có số lượng độc giả lớn như vậy mà chối đây đẩy ra, trong khi nhiều người muốn xuất hiện lắm
nguoilavuaden: dù thế thì tháng sau anh vẫn lên live show đấy
Nặc danh: ko
Nặc danh: anh ko đồng ý rồi mà
Nặc danh: có biêt gi về anh đâu mà viết
nguoilavuaden: nhưng chị ấy lấy liên lạc từ đâu ra
Nặc danh: quân của anh ..... mà
Nặc danh: anh ... bẩu nó đi viết
Nặc danh: anh mới gọi cho ạnh .... hôm đó, là anh yêu em thì đi uống rượu thôi, đừng bôi nhau lên làm gì
nguoilavuaden: em có mơ ước cả đời cũng chả được lên đâu đâu, nhưng giả sử em bây giờ mà lên báo một cái nhá
nguoilavuaden: thì bị đì xuống địa ngục ngay
nguoilavuaden: chưa lên báo đã bị cho ngồi bệt rồi, hu hu
Nặc danh: đúng rồi
Nặc danh: anh thế nào thì tự anh biết, chả cần ai khen chê đàm tiếu làm gì
Nặc danh: cũng ko vì thế mà uống rượu nhiều hơn
Nặc danh: đúng không cô?
nguoilavuaden: đúng òi
Nặc danh: thế nhé
nguoilavuaden: vầng
Nặc danh: anh đi đón ... đây, đi học nửa ngày mà
nguoilavuaden: bi bi
Nặc danh: bb
nguoilavuaden: mà bọn đấy thích danh hão nhở
Nặc danh: uh
Nặc danh : À, hôm vừa rồi cái ... bên ......đòi đến viết bài về anh
Nặc danh: anh chối nhưng nó cứ đòi gặp
nguoilavuaden: thế à
nguoilavuaden: thế số tháng sau anh lên live show à
nguoilavuaden: hí hí
Nặc danh: anh mơi ra quán nước, nói ba lăng nhăng một hồi rồi nói Anh tò mò muốn biết em là ai thôi, chứ ạnh ko cung cấp thông tin về anh cho em đâu,
Nặc danh: anh ko thích xuất hiện, hơn nữa anh cũng chẳng là ai cả
Nặc danh: nên đừng hỏi gì về anh, anh nhạt nhẽo và chán đời lắm
Nặc danh: sau đó 2 đứa toàn ngồi nói chuyện về gia đình con cái bố mẹ he he
Nặc danh: Về nhắn tin bảo anh gửi cho nó các bài anh đã viết, anh cóc gửi
Nặc danh: Đã xin lỗi sẵn là anh sẽ làm em thất vọng đấy, nó bảo chưa gặp một ai như anh, lên một tờ báo có số lượng độc giả lớn như vậy mà chối đây đẩy ra, trong khi nhiều người muốn xuất hiện lắm
nguoilavuaden: dù thế thì tháng sau anh vẫn lên live show đấy
Nặc danh: ko
Nặc danh: anh ko đồng ý rồi mà
Nặc danh: có biêt gi về anh đâu mà viết
nguoilavuaden: nhưng chị ấy lấy liên lạc từ đâu ra
Nặc danh: quân của anh ..... mà
Nặc danh: anh ... bẩu nó đi viết
Nặc danh: anh mới gọi cho ạnh .... hôm đó, là anh yêu em thì đi uống rượu thôi, đừng bôi nhau lên làm gì
nguoilavuaden: em có mơ ước cả đời cũng chả được lên đâu đâu, nhưng giả sử em bây giờ mà lên báo một cái nhá
nguoilavuaden: thì bị đì xuống địa ngục ngay
nguoilavuaden: chưa lên báo đã bị cho ngồi bệt rồi, hu hu
Nặc danh: đúng rồi
Nặc danh: anh thế nào thì tự anh biết, chả cần ai khen chê đàm tiếu làm gì
Nặc danh: cũng ko vì thế mà uống rượu nhiều hơn
Nặc danh: đúng không cô?
nguoilavuaden: đúng òi
Nặc danh: thế nhé
nguoilavuaden: vầng
Nặc danh: anh đi đón ... đây, đi học nửa ngày mà
nguoilavuaden: bi bi
Nặc danh: bb
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009
Giữ liên lạc với một ai đó
Đã bao giờ bạn mở list trên điện thoại của bạn xem từ trên xuống dưới rồi bắt gặp một số tên người mà bạn không nhớ họ là ai, họ ở đâu ra, bạn đã từng liên lạc với họ theo cách nào, công việc, giao tiếp hay tra cứu, tư vấn?
Tôi thường dùng loại điện thoại cầm tay đời thấp nhất. Cái đt cũ của tôi, 1100i hình như chỉ nhớ được 100 số, nên thỉnh thoảng khi tôi save một số đt mới nào đó, nó hay hỏi bạn có đồng ý replace một số cũ hay không. Nếu tôi bảo yes thì nguy to, đã có lần nó xóa béng mấy số trên cùng, bắt đầu bằng chữ A, tức là một anh nào đó:))
Vậy nên thỉnh thoảng tôi hay lẩn mẩn xóa đi vài số mà tôi không nhớ họ là ai. Theo xã giao chúng ta hay gặp gỡ, trao đổi số điện thoại rồi thôi. Xóa vài lần rồi tôi hạn chế lưu số điện thoại. Tôi nghĩ, âu cũng là điều bình thường. Công việc thì đã có danh bạ nội bộ; bạn bè thân thiết thì nhớ; gia đình thì chính mình đi lấy số. Nếu mà có một anh nào đó thì tôi lập tức nhớ ngay không cần lưu.
Chị Cúc Phương là bạn của tôi trên yahoo 360. Có lần tôi vào Đà Nẵng gửi lời thăm chị qua một người quen. Mấy hôm sau chị nhắn sao vào Đà nẵng mà không báo cho chị biết, chị sẽ mời đi cà phê, cuối lời nhắn chị cho số điện thoại của chị.
Tôi chủ quan nghĩ không biết bao giờ mình mới đi được Đà Nẵng chơi lần nữa. Nếu vào chắc tôi sẽ liên lạc với a P đồng nghiệp của chị trước, hỏi anh P là ra chị ngay, số của a P thì mình hỏi một cái ra ngay, mà không thì chạy vào yahoo 360 là ra ấy mà.
Ai dè, yahoo 360 đóng cửa, mà tôi quên mất không lưu.
Hôm nọ chát, chị hỏi còn giữ số của chị không. Tôi gõ nhanh là em nhớ chứ, số chị 0904 với cái gì dễ nhớ lắm mà trong lòng quê độ thê thảm.
Điện thoại của tôi bây giờ lưu được hơn 100 số rồi.
Hãy giữ liên lạc với một ai đó; dù là chỉ trong list điện thoại.
Tôi thường dùng loại điện thoại cầm tay đời thấp nhất. Cái đt cũ của tôi, 1100i hình như chỉ nhớ được 100 số, nên thỉnh thoảng khi tôi save một số đt mới nào đó, nó hay hỏi bạn có đồng ý replace một số cũ hay không. Nếu tôi bảo yes thì nguy to, đã có lần nó xóa béng mấy số trên cùng, bắt đầu bằng chữ A, tức là một anh nào đó:))
Vậy nên thỉnh thoảng tôi hay lẩn mẩn xóa đi vài số mà tôi không nhớ họ là ai. Theo xã giao chúng ta hay gặp gỡ, trao đổi số điện thoại rồi thôi. Xóa vài lần rồi tôi hạn chế lưu số điện thoại. Tôi nghĩ, âu cũng là điều bình thường. Công việc thì đã có danh bạ nội bộ; bạn bè thân thiết thì nhớ; gia đình thì chính mình đi lấy số. Nếu mà có một anh nào đó thì tôi lập tức nhớ ngay không cần lưu.
Chị Cúc Phương là bạn của tôi trên yahoo 360. Có lần tôi vào Đà Nẵng gửi lời thăm chị qua một người quen. Mấy hôm sau chị nhắn sao vào Đà nẵng mà không báo cho chị biết, chị sẽ mời đi cà phê, cuối lời nhắn chị cho số điện thoại của chị.
Tôi chủ quan nghĩ không biết bao giờ mình mới đi được Đà Nẵng chơi lần nữa. Nếu vào chắc tôi sẽ liên lạc với a P đồng nghiệp của chị trước, hỏi anh P là ra chị ngay, số của a P thì mình hỏi một cái ra ngay, mà không thì chạy vào yahoo 360 là ra ấy mà.
Ai dè, yahoo 360 đóng cửa, mà tôi quên mất không lưu.
Hôm nọ chát, chị hỏi còn giữ số của chị không. Tôi gõ nhanh là em nhớ chứ, số chị 0904 với cái gì dễ nhớ lắm mà trong lòng quê độ thê thảm.
Điện thoại của tôi bây giờ lưu được hơn 100 số rồi.
Hãy giữ liên lạc với một ai đó; dù là chỉ trong list điện thoại.
Ngày của bố
Hôm nay ngày 9 tháng 9 năm 2009. Một con số đẹp.
Hồi xưa bọn HHT có đợt chọn ra ngày của bố. Ngày 9/9 được chọn.
Chúc mừng ngày của bố, he he.
Hồi xưa bọn HHT có đợt chọn ra ngày của bố. Ngày 9/9 được chọn.
Chúc mừng ngày của bố, he he.
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009
Quán mới
Ở Khúc Hạo có một quán cà phê tên là Chim Xanh. Quán đẹp, nhiều cây xanh, giảm giá suốt đời cho khách hàng là nữ, phải cái nhân viên phục vụ chậm. Cách đây 5 năm quán còn vắng, ngồi rất khoái, bây giờ quán lúc nào cũng đông khách, toàn dân văn phòng, và có gắn biển khách hàng tự bảo quản xe.
Bên cạnh cà phê Chim Xanh là một ngôi nhà cổ vườn rộng sân sâu bỏ hoang rất nhiều năm, mình hay ngồi trên tầng hai quán nhìn sang để tìm dấu vết của sự sống ở đó, hình như cũng có, nhưng thưa vắng lắm, rêu mọc khắp nơi, cây cối chen nhau mọc, có cả cây chuối tây, nghe đồn mấy nhà ở đây là nhà của các bác trước ở Bộ Chính trị. Mình luôn có ý nghĩ hôm nào uống cà phê tiện thể sẽ mang cái máy ảnh chụp cái nhà gần hoang đó, nhỡ đâu chụp được cả con sóc đu từ bên cây xoài bên kia sang. Gọi là nhà hoang giữa lòng thành phố.
Nhưng hôm nay vừa đi bộ qua thì thấy nhà cổ đó đã sửa cổng cho rộng ra và mở hàng cà phê fast food ròi. Chắc có bọn nào đi uống thấy Chim Xanh đông khách quá rồi nó gạ được chủ nhà ấy cho thuê địa điểm kinh doanh.
Tiếc quá. Nhà đó để hoang bao nhiêu năm, đã nhịn được đến bây giờ thì nhịn hẳn, lại còn....
Bên cạnh cà phê Chim Xanh là một ngôi nhà cổ vườn rộng sân sâu bỏ hoang rất nhiều năm, mình hay ngồi trên tầng hai quán nhìn sang để tìm dấu vết của sự sống ở đó, hình như cũng có, nhưng thưa vắng lắm, rêu mọc khắp nơi, cây cối chen nhau mọc, có cả cây chuối tây, nghe đồn mấy nhà ở đây là nhà của các bác trước ở Bộ Chính trị. Mình luôn có ý nghĩ hôm nào uống cà phê tiện thể sẽ mang cái máy ảnh chụp cái nhà gần hoang đó, nhỡ đâu chụp được cả con sóc đu từ bên cây xoài bên kia sang. Gọi là nhà hoang giữa lòng thành phố.
Nhưng hôm nay vừa đi bộ qua thì thấy nhà cổ đó đã sửa cổng cho rộng ra và mở hàng cà phê fast food ròi. Chắc có bọn nào đi uống thấy Chim Xanh đông khách quá rồi nó gạ được chủ nhà ấy cho thuê địa điểm kinh doanh.
Tiếc quá. Nhà đó để hoang bao nhiêu năm, đã nhịn được đến bây giờ thì nhịn hẳn, lại còn....
Cái gì cũng muốn
Mình nghĩ, blog là một chỗ là để xả stress, là nơi giải trí, là cái thùng rác để ta bỏ vào đó những hỉ nộ ái ố, những vui buồn lãng đãng, những tâm sự vớ vẩn nói chẳng ai thèm nghe hoặc không thèm nói cho ai nghe.
Blog cũng là nơi để giao lưu, cập nhật tin tức bạn bè. Hồi trước có bạn phổ thông mấy năm không gặp, hôm gặp hỏi nhà mày đang sửa nhà hả, ớ ra hỏi sao biết, thì tao đọc blog mày. Óe, đồ rã man, đọc mà không để lại dấu vân tay hả.
Tui cũng vào nhiều blog rồi đọc như một người đi shoping, đọc xong rồi thôi chẳng để lại comment gì, dù trong lòng có thể rất đồng ý, rất tán thành hay khâm phục nhưng quyết định gõ comment là một quyết định cần nhiều dũng cảm, một ngôi nhà đang mở cửa thì mình vẫn băn khoăn có nên bước vào không?
Dù một người viết blog, hẳn vẫn chờ đợi những comment.
Mà khi không comment cho người khác, thì ai comment lại cho mình?
Bạn thật của tôi không ai dùng blogspot, viết blog dù sao cũng là một công việc sáng tạo cần tương tác và chia sẻ. Viết chỉ cho một mình mình đọc thì chán, viết cho những người chưa quen đọc thì ngại.
Lằng nhằng thế đấy.
Blog cũng là nơi để giao lưu, cập nhật tin tức bạn bè. Hồi trước có bạn phổ thông mấy năm không gặp, hôm gặp hỏi nhà mày đang sửa nhà hả, ớ ra hỏi sao biết, thì tao đọc blog mày. Óe, đồ rã man, đọc mà không để lại dấu vân tay hả.
Tui cũng vào nhiều blog rồi đọc như một người đi shoping, đọc xong rồi thôi chẳng để lại comment gì, dù trong lòng có thể rất đồng ý, rất tán thành hay khâm phục nhưng quyết định gõ comment là một quyết định cần nhiều dũng cảm, một ngôi nhà đang mở cửa thì mình vẫn băn khoăn có nên bước vào không?
Dù một người viết blog, hẳn vẫn chờ đợi những comment.
Mà khi không comment cho người khác, thì ai comment lại cho mình?
Bạn thật của tôi không ai dùng blogspot, viết blog dù sao cũng là một công việc sáng tạo cần tương tác và chia sẻ. Viết chỉ cho một mình mình đọc thì chán, viết cho những người chưa quen đọc thì ngại.
Lằng nhằng thế đấy.
Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009
Tôi nhớ Đà Lạt mơ
Tôi nhớ Đà Lạt mơ, ru lòng người viễn xứ với bao nhiêu mộng đẹp...
Có lẽ Đà Lạt chưa có bài hát nào hay và đẹp như Đà Lạt. Đà Lạt đẹp cảnh vật. Đà Lạt đẹp khí hậu. Đà Lạt đẹp tình người. Anh lái xe đò từ bến xe miền Đông đưa chúng tôi lên Đà Lạt nói cách đây 10 năm Đà Lạt đẹp lắm, người ở Đà Lạt đi ngủ không cần khóa cửa, và chưa đông đúc xô bồ như bây giờ. Anh lái xe còn trẻ, giọng nói dịu dàng và yêu Đà Lạt đến nỗi quãng đường 7, 8 tiếng ngồi phơi nắng không còn dài, và chúng tôi còn nhớ anh ấy suốt 2 ngày sau đó.
Dù người bản xứ thương nhớ một Đà Lạt nguyên sơ, một Đà Lạt chưa bị xô bồ, tôi vẫn thấy Đà Lạt đẹp, Đà Lạt đủ bao dung cho người làm thuê tứ xứ, Đà Lạt có chỗ cho người vợ làm nghề bán cá từ biển Phan Rang còn người chồng chạy xe ôm nuôi mấy đứa con học đại học dưới thành phố. Đà Lạt đẹp buồn, sến sến theo kiểu Khuê Việt Trường. Vì vậy, mà tôi muốn ở Đà Lạt lâu hơn nhưng bạn muốn về, Đà Lạt dù đẹp cũng không giúp người ta chạy trốn khỏi nỗi buồn.
Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009
Người lạ vừa đến
Truyện ngắn
Tác giả: Phan Hồn Nhiên
Thùng thư ở bên kia đường. Theo thời gian, màu sơn vàng sậm phủ lớp này sang lớp khác, khiến đường nét sắc sảo của cái thùng thư cổ dần lu mờ.
Một sự tính toán thông minh nào đó khiến người ta trồng ngay cạnh đấy cột đèn đường, lại đặt thêm một băng ghế lượn sóng dành cho việc chờ xe bus. Những chiều muộn từ cổng trường đại học nhìn sang, cái thùng thư trông như bóng người đứng trong vùng sáng phẳng lặng của ngọn đèn. Thi thoảng, anh bưu điện tới, loay hoay mở khóa vét vài cái thư rồi bỏ đi. Cái ghế xem ra hữu dụng hơn, nhiều người tìm nó để ngồi, dù đón xe bus hay không. Hạo và Minh cũng hay hẹn nhau ở trạm chờ xe. Chàng trai vẻ ngoài rất đẹp nhưng giản dị và cô gái gầy gò để kiểu tóc người da đỏ ngồi hai đầu ghế, nói với nhau mấy câu vu vơ về việc học, và cười. Nhưng thường họ im lặng cùng nhìn xa xăm những con đường tỏa đi khắp nơi cho tới khi cô gái leo lên chuyến xe cuối ngày. Hạo còn một mình. Không phải sự bỏ rơi nhưng cảm giác vắng vẻ đôi khi khiến anh bồn chồn. Anh quay sang nhìn mãi thùng thư cổ quen thuộc mà xa lạ. Giá như anh có thể gửi đi một lá thư rồi chờ đợi điều gì sẽ đến.
Mưa lất phất. Những người vừa ra khỏi cổng trường nhảy lên xe phóng đi vội vã. Minh cầm cái ô như cầm một mảnh trời nhỏ màu xanh băng vội qua đường, nơi Hạo đang đợi. Ánh mắt họ gặp nhau từ xa. Sự giao cảm ấm áp, dịu dàng... Thảng hoặc Hạo tự hỏi vì sao Minh đồng ý hẹn hò với anh, một anh chàng nhà tận tỉnh xa, nghèo, học ngành thiết kế cũng chẳng mấy tiếng tăm trong khi cô là dân thành phố chính hiệu, quen biết rộng, lại sắp sửa lấy hai bằng đại học ngoại ngữ? Vài người đầu óc đơn giản bảo hẳn cô gái ưa vẻ ngoài đặc biệt của anh - lãng tử, hiền dịu và trông bơ vơ thế nào. Thế nhưng Hạo tự biết thật ngu ngốc nếu tin như vậy. Minh thuộc về rất ít các cô gái không để ý gì sất những điều thuộc về bề ngoài.
Ngay lần gặp nhau đầu tiên, trong hội thảo về lĩnh vực đồ họa hiện đại ở một cao ốc ngoại quốc, anh lập tức bị người phiên dịch đẩy vào trạng thái lơ lửng. Cô gái để kiểu tóc kỳ quặc, đôi mắt to màu xám tro, giọng nói bình thản đứng hơi lùi phía sau diễn giả. Cô dịch chính xác và khúc chiết. Tuy nhiên, giữa những khoảng dừng, cô ta nhìn đâu đâu xuống cuối khán phòng, nơi Hạo ngồi thu mình với nỗi lo ngại bị phát hiện không có giấy mời. Một khoảnh khắc nào đó, anh cảm giác cô ấy thoáng mỉm cười với anh. Sau buổi hội thảo, Hạo loay hoay chờ dưới cổng tòa nhà, đoán chừng sẽ trông thấy cô thêm một lần nữa. Trái những gì anh dự đoán, Minh không quá khó bắt chuyện. Cô trả lời mấy câu hỏi vấp váp của anh một cách nhã nhặn và hiền dịu. Cô đi bộ. Đó là lý do duy nhất khiến Hạo vững tin đề nghị đưa cô về. Sau này, anh vẫn thầm cảm ơn cô đã không cười phá lên lúc ngồi trên cái yên xe han gỉ. Anh hơn cô một tuổi. Cô am hiểu nhiều hơn anh. Khi anh hỏi: "Thi thoảng, anh qua trường chờ em nhé?", cô nói giản dị: "Thế cũng được!". Từ ngày thành người lớn, hiếm khi anh hạnh phúc đến vậy.
... Hạo vẫn không ngừng nhìn Minh ngay cả lúc cô đã ngồi cạnh bên anh. Những hạt nước nhỏ dính trên mái tóc và vai áo bắt đầu thấm vào cô, ấm áp, tỏa mùi thơm mát cuối xuân. Trời không còn sáng nhưng cũng chưa tối. Ánh sáng tím thẫm ánh lên giữa vô số sợi mưa mảnh khảnh. Mặt đường nhựa ẩm ướt loang loáng bóng người vội vã ngược chiều. Túi áo khoác Minh in hằn hình dáng một bức thư. Cô rút ra, xoay trở chiếc phong bì màu xanh nhạt trong những ngón tay mềm mềm, lưỡng lự. Hạo băn khoăn:
- Em sắp gửi thư đi đâu đó ư?
- Vâng. Nhưng chắc cũng chẳng mấy quan trọng...
- Dù sao em cũng nên gửi đi. Chúng ta ngồi cạnh thùng thư kia đã lâu, nhưng chưa bao giờ có việc gì nhờ vả nó cả - Hạo mỉm cười.
Cô gái gật đầu hơi rùng mình đưa anh lá thư chưa dán. Hạo đọc lướt mảnh giấy đánh máy. Đó là tờ đơn đăng ký tham dự một cuộc thi trình diễn tiểu phẩm tiếng Anh. Cô từng nói về nó như một tình cờ. Thoạt đầu anh cũng chú ý bởi những hứa hẹn phần thưởng hậu hĩnh - tiền, chuyến du lịch và nhất là một chỗ làm ở cái văn phòng ngoại quốc tổ chức cuộc thi. Tuy nhiên, sau đó màu sắc mơ hồ lại phủ lên các dự định chớp nhoáng. Suy cho cùng, Hạo chẳng hề biết kỹ thuật biểu diễn ngoài vài lần bị ép buộc chạy cờ cho tiết mục văn nghệ của khoa. Tiếng Anh của anh cũng tồi tệ vậy thôi - chỉ ở mức đọc hiểu làng nhàng, có khi nghe ai phun trong điện thoại vài từ lạ tai, anh còn tối tăm mặt mũi... Thế mà bây giờ, anh đang đọc lõm bõm tờ đơn dự thi của chính mình, do Minh viết. Lá đơn nhẹ nhàng trở lại tay Minh. Cô nhấm ướt mép phong bì bằng đầu lưỡi hồng hồng, dán lại.
- Em gửi nó đi đây! - Minh nói khẽ.
- Nhưng anh không biết nói tiếng Anh. Anh sợ đám đông tới phát sốt, đừng nói gì đến đi lại trên sân khấu hay diễn xuất! - Hạo thốt lên.
- Anh sẽ làm được thôi, không quá ghê gớm như anh nghĩ đâu. Cho đến khi kết thúc, chưa ai nói được người nào là kẻ thất bại. Giọng nói của Minh lành lạnh hệt như khi cô phiên dịch trong các môi trường xa cách - Em ngờ ngợ công ty J. mất công tổ chức cuộc thi để tìm ra những người như anh.
Minh cầm ô bước đến gần thùng thư vàng. Con tem vuông trên góc thư như một con mắt mở to lo âu và hy vọng trước khi biến hút trong khoảng tối. Cơn mưa nhỏ sắp vãn. Ngọn đèn đường bật lên dù mới sắp 6 giờ. Ánh đèn vàng thoạt tiên hơi co lại, rồi từ từ lan tỏa hắt thứ ánh sáng êm dịu của nó xuống nóc ô xanh, vào những tia nước mưa đang yếu ớt dần. Vài người đi đường ngoái lại, nhìn sững khoảnh khắc gương mặt cô gái tóc da đỏ chìm trong màu xanh kỳ dị của cái ô, và nụ cười cô ta với chàng trai đẹp đẽ ngồi trên cái ghế khuất tối kia cũng kỳ dị nốt.
Xe bus chuyến cuối ngày đỗ xịch tới. Minh nhảy lên, thò đầu qua ô cửa nói to: "Thế nhé!". Hạo vẫy tay nhẹ. Trạng thái mất đi sự bình ổn đã xâm chiếm anh. Minh khác. Cô luôn nhìn thấy trong các cơ hội dù nhỏ nhặt, niềm hy vọng thay đổi. Anh gắn bó với cô vì thế. Giống như con tàu to lớn vất vả tin vào ngọn hải đăng, nó có thể chao đảo nhưng tự biết sẽ sống sót một khi trông thấy đốm sáng nhỏ báo hiệu bờ.
Cuối tháng Tư ấy Hạo bắt đầu trở thành một ngưười nổi tiếng. Anh không giành hạng đầu trong cuộc thi thể hiện tiểu phẩm bằng tiếng Anh, nhưng các chuyên viên làm phim quảng cáo của công ty J. nhìn thấy ở Hạo một gương mặt và vóc dáng lý tưởng để thể hiện hình ảnh mẫu người trẻ hiện đại đang trên đường thành đạt. Nhờ 50 ngày Minh tập trung biến anh thành một kẻ khác. Cô luyện phát âm cho anh - cách nói năng của người thành thị thượng lưu lẫn giọng Mỹ chuẩn của dân doanh nghiệp. Cô đề nghị những lúc một mình, anh vẫn phải ngồi cứng vai, ánh nhìn thẳng và sâu vào mắt một kẻ vô hình trước mặt. "Không ai biết tường tận bên trong ta. Thế nên không việc gì anh phải phơi bày sự thiếu tự tin của anh cả. Anh hãy tin là anh có thể. Và anh sẽ hoàn tất bất kể vai trò nào...". Cô thường vừa cười vừa nói như vậy trong các buổi tập tiểu phẩm tại căn phòng trọ ngột ngạt của Hạo. Cô chọn cho anh trích đoạn ngắn trong một vở kịch của H. Miller. Một vai diễn kỳ quặc - Hạo nghĩ. Anh chỉ việc mặc bộ vest đen, mang ra sân khấu một cái ghế, ngồi vắt chân và than thở bằng giọng nói thì thào, sau đó thì đứng dậy bước vòng quanh cái ghế, hét tướng lên về nỗi chán ngán nào đó. Nhiều lúc anh thấy mình lố bịch và muốn bỏ cuộc. Nhưng Minh tỏ vẻ ngạc nhiên về cảm giác ấy nơi anh. Cô nói anh đã làm rất tốt. Cứ như thế, cô gái gầy gò đẩy anh đi như đẩy một con thuyền to lớn trống trải xuống mí nước.
Hình ảnh Hạo xuất hiện trong quảng cáo. Có ảnh thì Hạo cầm điện thoại di động - thứ mà anh cũng chưa biết cách sử dụng. Ánh khác anh ngồi sau chiếc bàn lớn, mỉm cười với đối tác và ký văn bản với cây bút ngòi vàng anh cầm thờ ơ trên tay mà có lẽ phải đi dạy kèm đồ họa ban đêm vài tháng anh mới có thể mua được. Chung quanh mau chóng nghĩ về Hạo theo hình ảnh anh tạo ra. Nhiều người xa lạ mỉm cười với anh ngoài phố. Một số khác ngạc nhiên đến độ cười vang lên khi thấy anh chạy cái xe cũ kỹ. Không thấy phiền, Hạo chỉ tò mò với ấn tượng bên ngoài mà anh gây ra. Tiền kiếm được từ những buổi chụp hình hay đóng phim quảng cáo không nhiều, nhưng đủ để anh mua thêm vài bộ trang phục mới hợp thời và đưa Minh đến những quán lịch sự, nơi trước kia anh chỉ nghĩ về chúng với chuỗi hình dung lơ mơ. Ở đó người ta nhận ra anh nhiều hơn. Một vài tiếng thì thào cố ý nhận xét người đi cùng anh thật tầm thường. Hạo dần nhận ra người đời nhìn nhận sự việc bằng lớp vỏ hào nhoáng bề ngoài. Khi anh nói điều ấy, Minh nhìn sâu vào mắt anh, theo đúng cách cô buộc anh phải làm để gột bỏ sự thiếu tự tin cố hữu:
- Anh "phán xét" cuộc sống sắc nhọn hơn trước nhiều. Ít nhất va chạm bên ngoài trong các môi trường cạnh tranh cũng làm anh thay đổi.
- Em không khó chịu khi cái "môi trường cạnh tranh" ấy đầy rẫy những đánh giá ngu ngốc về mình? - Hạo cầm tay Minh, bàn tay mềm và lạnh.
- Chỉ xảy ra khi em đi với anh thôi. Tức là em tạo cho họ cơ hội so sánh - Cô gái hơi so vai - Nhưng rốt cuộc, nó chứng tỏ cố gắng của chúng ta thành công.
Một cảm giác khó chịu len lỏi trong Hạo. Ơ' khía cạnh nào đấy, anh hài lòng với hình ảnh bên ngoài mới mẻ của mình. Nhưng sâu thẳm anh căm ghét nói. Nó không là anh. Nó thuộc về một tham vọng thầm kín và xuẩn ngốc mà sau khi ra đời, anh không thể kiểm soát nó toàn vẹn. Hạo nói to, bực bội:
- Ta sẽ không tới mấy quán máy lạnh nữa. Thế thôi!
Đôi mắt rộng của Minh đột nhiên tối sầm, như người ta đóng lại những cánh cửa. Cô nở nụ cười nhợt nhạt:
- Phải như thế ư ? Em và anh đâu cần bắt mọi sự quay về chỗ cũ. Cứ sống theo những gì chúng ta có thể chạm tới. Như thế khôn ngoan hơn...
Hạo im lặng. Những buổi chiều sau đó anh trở lại đón Minh trước cổng trường đại học. Sắp hết mùa xuân rồi. Những vòm cây bên kia đường thôi xanh non, màu lá thẫm và mùi thơm nồng của mùa hè sắp đến gần. Những cơn mưa lâu hơn, to hơn. Trời muộn tối. A'nh sáng tỉnh táo khiến các câu chuyện trên băng ghế trạm chờ xe bus rời rạc. Dần dần, Hạo thưa đến chờ Minh. Anh bận rộn những buổi quay phim mới. Công ty J. ngỏ lời nhận anh về làm P.R sau tốt nghiệp. Hạo kiếm nhiều tiền, đổi xe, thuê một căn hộ chung cư mới. Hình ảnh của anh trên các phương tiện truyền thông sát với những gì anh có. Chừng như mọi việc đã lăn theo con đường Minh dự định. Thế nhưng vẫn có một điều gì chuệch choạc mà Hạo không thể gọi tên. Khuya, đứng bên cửa sổ nhìn xuống vô số xe bus chạy về các con đường xa xăm, anh thầm cảm giác không nắm giữ nổi một điều gì quan trọng đang bỏ mình trôi đi.
Nhân viên bưu điện mở thùng thư vàng buổi chiều. Không có lá thư nào. Anh ta bỏ đi. Hạo gạt chống xe, ngồi xuống băng ghế sóng quen thuộc. Một chiếc xe bus ngang qua, người lơ đập thùng xe ầm ầm. Minh hiện ra từ cổng trường. Theo thói quen Minh nhìn sang bên đường. Đôi mắt to màu tro đặt lên anh đăm đăm. Rồi cô rảo bước nhanh hơn.
- Anh lại đến đón em sao? - Giọng nói Minh không giấu vẻ mừng vui.
- Hơn hai tuần rồi em không gọi điện cho anh - Hạo nhắc.
Đột nhiên, gương mặt Minh lại như khép kín. Hạo nhận ra tay Minh cầm một phong bì xanh. Minh ngồi xuống bên anh nhẹ nhàng. Chừng như cô muốn nói thật nhiều. Nhưng rồi cô chỉ thở nhè nhẹ:
- Em đang định gửi anh một bức thư đây. Thế mà tình cờ anh lại đến. Trước sau gì cũng đến ngày ta không hẹn hò nữa. Em đã muốn anh thay đổi. Nhưng anh thay đổi, em lại không thể làm quen con người mới nơi anh. Nhưng đành vậy, sống mà...
Họ nhìn lá thư nhẹ tênh trên những ngón tay Minh run rẩy. Mưa. Cô gái mở cái ô nhỏ bước tới cái thùng thư vàng cũ xưa. Những hạt nước từ nóc ô văng ra chung quanh, xanh li ti. Một cái xe bus khác lại đến. Cô bước lên xe ngoái nhìn Hạo: "Cứ thế, anh nhé..."
Tác giả: Phan Hồn Nhiên
Thùng thư ở bên kia đường. Theo thời gian, màu sơn vàng sậm phủ lớp này sang lớp khác, khiến đường nét sắc sảo của cái thùng thư cổ dần lu mờ.
Một sự tính toán thông minh nào đó khiến người ta trồng ngay cạnh đấy cột đèn đường, lại đặt thêm một băng ghế lượn sóng dành cho việc chờ xe bus. Những chiều muộn từ cổng trường đại học nhìn sang, cái thùng thư trông như bóng người đứng trong vùng sáng phẳng lặng của ngọn đèn. Thi thoảng, anh bưu điện tới, loay hoay mở khóa vét vài cái thư rồi bỏ đi. Cái ghế xem ra hữu dụng hơn, nhiều người tìm nó để ngồi, dù đón xe bus hay không. Hạo và Minh cũng hay hẹn nhau ở trạm chờ xe. Chàng trai vẻ ngoài rất đẹp nhưng giản dị và cô gái gầy gò để kiểu tóc người da đỏ ngồi hai đầu ghế, nói với nhau mấy câu vu vơ về việc học, và cười. Nhưng thường họ im lặng cùng nhìn xa xăm những con đường tỏa đi khắp nơi cho tới khi cô gái leo lên chuyến xe cuối ngày. Hạo còn một mình. Không phải sự bỏ rơi nhưng cảm giác vắng vẻ đôi khi khiến anh bồn chồn. Anh quay sang nhìn mãi thùng thư cổ quen thuộc mà xa lạ. Giá như anh có thể gửi đi một lá thư rồi chờ đợi điều gì sẽ đến.
Mưa lất phất. Những người vừa ra khỏi cổng trường nhảy lên xe phóng đi vội vã. Minh cầm cái ô như cầm một mảnh trời nhỏ màu xanh băng vội qua đường, nơi Hạo đang đợi. Ánh mắt họ gặp nhau từ xa. Sự giao cảm ấm áp, dịu dàng... Thảng hoặc Hạo tự hỏi vì sao Minh đồng ý hẹn hò với anh, một anh chàng nhà tận tỉnh xa, nghèo, học ngành thiết kế cũng chẳng mấy tiếng tăm trong khi cô là dân thành phố chính hiệu, quen biết rộng, lại sắp sửa lấy hai bằng đại học ngoại ngữ? Vài người đầu óc đơn giản bảo hẳn cô gái ưa vẻ ngoài đặc biệt của anh - lãng tử, hiền dịu và trông bơ vơ thế nào. Thế nhưng Hạo tự biết thật ngu ngốc nếu tin như vậy. Minh thuộc về rất ít các cô gái không để ý gì sất những điều thuộc về bề ngoài.
Ngay lần gặp nhau đầu tiên, trong hội thảo về lĩnh vực đồ họa hiện đại ở một cao ốc ngoại quốc, anh lập tức bị người phiên dịch đẩy vào trạng thái lơ lửng. Cô gái để kiểu tóc kỳ quặc, đôi mắt to màu xám tro, giọng nói bình thản đứng hơi lùi phía sau diễn giả. Cô dịch chính xác và khúc chiết. Tuy nhiên, giữa những khoảng dừng, cô ta nhìn đâu đâu xuống cuối khán phòng, nơi Hạo ngồi thu mình với nỗi lo ngại bị phát hiện không có giấy mời. Một khoảnh khắc nào đó, anh cảm giác cô ấy thoáng mỉm cười với anh. Sau buổi hội thảo, Hạo loay hoay chờ dưới cổng tòa nhà, đoán chừng sẽ trông thấy cô thêm một lần nữa. Trái những gì anh dự đoán, Minh không quá khó bắt chuyện. Cô trả lời mấy câu hỏi vấp váp của anh một cách nhã nhặn và hiền dịu. Cô đi bộ. Đó là lý do duy nhất khiến Hạo vững tin đề nghị đưa cô về. Sau này, anh vẫn thầm cảm ơn cô đã không cười phá lên lúc ngồi trên cái yên xe han gỉ. Anh hơn cô một tuổi. Cô am hiểu nhiều hơn anh. Khi anh hỏi: "Thi thoảng, anh qua trường chờ em nhé?", cô nói giản dị: "Thế cũng được!". Từ ngày thành người lớn, hiếm khi anh hạnh phúc đến vậy.
... Hạo vẫn không ngừng nhìn Minh ngay cả lúc cô đã ngồi cạnh bên anh. Những hạt nước nhỏ dính trên mái tóc và vai áo bắt đầu thấm vào cô, ấm áp, tỏa mùi thơm mát cuối xuân. Trời không còn sáng nhưng cũng chưa tối. Ánh sáng tím thẫm ánh lên giữa vô số sợi mưa mảnh khảnh. Mặt đường nhựa ẩm ướt loang loáng bóng người vội vã ngược chiều. Túi áo khoác Minh in hằn hình dáng một bức thư. Cô rút ra, xoay trở chiếc phong bì màu xanh nhạt trong những ngón tay mềm mềm, lưỡng lự. Hạo băn khoăn:
- Em sắp gửi thư đi đâu đó ư?
- Vâng. Nhưng chắc cũng chẳng mấy quan trọng...
- Dù sao em cũng nên gửi đi. Chúng ta ngồi cạnh thùng thư kia đã lâu, nhưng chưa bao giờ có việc gì nhờ vả nó cả - Hạo mỉm cười.
Cô gái gật đầu hơi rùng mình đưa anh lá thư chưa dán. Hạo đọc lướt mảnh giấy đánh máy. Đó là tờ đơn đăng ký tham dự một cuộc thi trình diễn tiểu phẩm tiếng Anh. Cô từng nói về nó như một tình cờ. Thoạt đầu anh cũng chú ý bởi những hứa hẹn phần thưởng hậu hĩnh - tiền, chuyến du lịch và nhất là một chỗ làm ở cái văn phòng ngoại quốc tổ chức cuộc thi. Tuy nhiên, sau đó màu sắc mơ hồ lại phủ lên các dự định chớp nhoáng. Suy cho cùng, Hạo chẳng hề biết kỹ thuật biểu diễn ngoài vài lần bị ép buộc chạy cờ cho tiết mục văn nghệ của khoa. Tiếng Anh của anh cũng tồi tệ vậy thôi - chỉ ở mức đọc hiểu làng nhàng, có khi nghe ai phun trong điện thoại vài từ lạ tai, anh còn tối tăm mặt mũi... Thế mà bây giờ, anh đang đọc lõm bõm tờ đơn dự thi của chính mình, do Minh viết. Lá đơn nhẹ nhàng trở lại tay Minh. Cô nhấm ướt mép phong bì bằng đầu lưỡi hồng hồng, dán lại.
- Em gửi nó đi đây! - Minh nói khẽ.
- Nhưng anh không biết nói tiếng Anh. Anh sợ đám đông tới phát sốt, đừng nói gì đến đi lại trên sân khấu hay diễn xuất! - Hạo thốt lên.
- Anh sẽ làm được thôi, không quá ghê gớm như anh nghĩ đâu. Cho đến khi kết thúc, chưa ai nói được người nào là kẻ thất bại. Giọng nói của Minh lành lạnh hệt như khi cô phiên dịch trong các môi trường xa cách - Em ngờ ngợ công ty J. mất công tổ chức cuộc thi để tìm ra những người như anh.
Minh cầm ô bước đến gần thùng thư vàng. Con tem vuông trên góc thư như một con mắt mở to lo âu và hy vọng trước khi biến hút trong khoảng tối. Cơn mưa nhỏ sắp vãn. Ngọn đèn đường bật lên dù mới sắp 6 giờ. Ánh đèn vàng thoạt tiên hơi co lại, rồi từ từ lan tỏa hắt thứ ánh sáng êm dịu của nó xuống nóc ô xanh, vào những tia nước mưa đang yếu ớt dần. Vài người đi đường ngoái lại, nhìn sững khoảnh khắc gương mặt cô gái tóc da đỏ chìm trong màu xanh kỳ dị của cái ô, và nụ cười cô ta với chàng trai đẹp đẽ ngồi trên cái ghế khuất tối kia cũng kỳ dị nốt.
Xe bus chuyến cuối ngày đỗ xịch tới. Minh nhảy lên, thò đầu qua ô cửa nói to: "Thế nhé!". Hạo vẫy tay nhẹ. Trạng thái mất đi sự bình ổn đã xâm chiếm anh. Minh khác. Cô luôn nhìn thấy trong các cơ hội dù nhỏ nhặt, niềm hy vọng thay đổi. Anh gắn bó với cô vì thế. Giống như con tàu to lớn vất vả tin vào ngọn hải đăng, nó có thể chao đảo nhưng tự biết sẽ sống sót một khi trông thấy đốm sáng nhỏ báo hiệu bờ.
Cuối tháng Tư ấy Hạo bắt đầu trở thành một ngưười nổi tiếng. Anh không giành hạng đầu trong cuộc thi thể hiện tiểu phẩm bằng tiếng Anh, nhưng các chuyên viên làm phim quảng cáo của công ty J. nhìn thấy ở Hạo một gương mặt và vóc dáng lý tưởng để thể hiện hình ảnh mẫu người trẻ hiện đại đang trên đường thành đạt. Nhờ 50 ngày Minh tập trung biến anh thành một kẻ khác. Cô luyện phát âm cho anh - cách nói năng của người thành thị thượng lưu lẫn giọng Mỹ chuẩn của dân doanh nghiệp. Cô đề nghị những lúc một mình, anh vẫn phải ngồi cứng vai, ánh nhìn thẳng và sâu vào mắt một kẻ vô hình trước mặt. "Không ai biết tường tận bên trong ta. Thế nên không việc gì anh phải phơi bày sự thiếu tự tin của anh cả. Anh hãy tin là anh có thể. Và anh sẽ hoàn tất bất kể vai trò nào...". Cô thường vừa cười vừa nói như vậy trong các buổi tập tiểu phẩm tại căn phòng trọ ngột ngạt của Hạo. Cô chọn cho anh trích đoạn ngắn trong một vở kịch của H. Miller. Một vai diễn kỳ quặc - Hạo nghĩ. Anh chỉ việc mặc bộ vest đen, mang ra sân khấu một cái ghế, ngồi vắt chân và than thở bằng giọng nói thì thào, sau đó thì đứng dậy bước vòng quanh cái ghế, hét tướng lên về nỗi chán ngán nào đó. Nhiều lúc anh thấy mình lố bịch và muốn bỏ cuộc. Nhưng Minh tỏ vẻ ngạc nhiên về cảm giác ấy nơi anh. Cô nói anh đã làm rất tốt. Cứ như thế, cô gái gầy gò đẩy anh đi như đẩy một con thuyền to lớn trống trải xuống mí nước.
Hình ảnh Hạo xuất hiện trong quảng cáo. Có ảnh thì Hạo cầm điện thoại di động - thứ mà anh cũng chưa biết cách sử dụng. Ánh khác anh ngồi sau chiếc bàn lớn, mỉm cười với đối tác và ký văn bản với cây bút ngòi vàng anh cầm thờ ơ trên tay mà có lẽ phải đi dạy kèm đồ họa ban đêm vài tháng anh mới có thể mua được. Chung quanh mau chóng nghĩ về Hạo theo hình ảnh anh tạo ra. Nhiều người xa lạ mỉm cười với anh ngoài phố. Một số khác ngạc nhiên đến độ cười vang lên khi thấy anh chạy cái xe cũ kỹ. Không thấy phiền, Hạo chỉ tò mò với ấn tượng bên ngoài mà anh gây ra. Tiền kiếm được từ những buổi chụp hình hay đóng phim quảng cáo không nhiều, nhưng đủ để anh mua thêm vài bộ trang phục mới hợp thời và đưa Minh đến những quán lịch sự, nơi trước kia anh chỉ nghĩ về chúng với chuỗi hình dung lơ mơ. Ở đó người ta nhận ra anh nhiều hơn. Một vài tiếng thì thào cố ý nhận xét người đi cùng anh thật tầm thường. Hạo dần nhận ra người đời nhìn nhận sự việc bằng lớp vỏ hào nhoáng bề ngoài. Khi anh nói điều ấy, Minh nhìn sâu vào mắt anh, theo đúng cách cô buộc anh phải làm để gột bỏ sự thiếu tự tin cố hữu:
- Anh "phán xét" cuộc sống sắc nhọn hơn trước nhiều. Ít nhất va chạm bên ngoài trong các môi trường cạnh tranh cũng làm anh thay đổi.
- Em không khó chịu khi cái "môi trường cạnh tranh" ấy đầy rẫy những đánh giá ngu ngốc về mình? - Hạo cầm tay Minh, bàn tay mềm và lạnh.
- Chỉ xảy ra khi em đi với anh thôi. Tức là em tạo cho họ cơ hội so sánh - Cô gái hơi so vai - Nhưng rốt cuộc, nó chứng tỏ cố gắng của chúng ta thành công.
Một cảm giác khó chịu len lỏi trong Hạo. Ơ' khía cạnh nào đấy, anh hài lòng với hình ảnh bên ngoài mới mẻ của mình. Nhưng sâu thẳm anh căm ghét nói. Nó không là anh. Nó thuộc về một tham vọng thầm kín và xuẩn ngốc mà sau khi ra đời, anh không thể kiểm soát nó toàn vẹn. Hạo nói to, bực bội:
- Ta sẽ không tới mấy quán máy lạnh nữa. Thế thôi!
Đôi mắt rộng của Minh đột nhiên tối sầm, như người ta đóng lại những cánh cửa. Cô nở nụ cười nhợt nhạt:
- Phải như thế ư ? Em và anh đâu cần bắt mọi sự quay về chỗ cũ. Cứ sống theo những gì chúng ta có thể chạm tới. Như thế khôn ngoan hơn...
Hạo im lặng. Những buổi chiều sau đó anh trở lại đón Minh trước cổng trường đại học. Sắp hết mùa xuân rồi. Những vòm cây bên kia đường thôi xanh non, màu lá thẫm và mùi thơm nồng của mùa hè sắp đến gần. Những cơn mưa lâu hơn, to hơn. Trời muộn tối. A'nh sáng tỉnh táo khiến các câu chuyện trên băng ghế trạm chờ xe bus rời rạc. Dần dần, Hạo thưa đến chờ Minh. Anh bận rộn những buổi quay phim mới. Công ty J. ngỏ lời nhận anh về làm P.R sau tốt nghiệp. Hạo kiếm nhiều tiền, đổi xe, thuê một căn hộ chung cư mới. Hình ảnh của anh trên các phương tiện truyền thông sát với những gì anh có. Chừng như mọi việc đã lăn theo con đường Minh dự định. Thế nhưng vẫn có một điều gì chuệch choạc mà Hạo không thể gọi tên. Khuya, đứng bên cửa sổ nhìn xuống vô số xe bus chạy về các con đường xa xăm, anh thầm cảm giác không nắm giữ nổi một điều gì quan trọng đang bỏ mình trôi đi.
Nhân viên bưu điện mở thùng thư vàng buổi chiều. Không có lá thư nào. Anh ta bỏ đi. Hạo gạt chống xe, ngồi xuống băng ghế sóng quen thuộc. Một chiếc xe bus ngang qua, người lơ đập thùng xe ầm ầm. Minh hiện ra từ cổng trường. Theo thói quen Minh nhìn sang bên đường. Đôi mắt to màu tro đặt lên anh đăm đăm. Rồi cô rảo bước nhanh hơn.
- Anh lại đến đón em sao? - Giọng nói Minh không giấu vẻ mừng vui.
- Hơn hai tuần rồi em không gọi điện cho anh - Hạo nhắc.
Đột nhiên, gương mặt Minh lại như khép kín. Hạo nhận ra tay Minh cầm một phong bì xanh. Minh ngồi xuống bên anh nhẹ nhàng. Chừng như cô muốn nói thật nhiều. Nhưng rồi cô chỉ thở nhè nhẹ:
- Em đang định gửi anh một bức thư đây. Thế mà tình cờ anh lại đến. Trước sau gì cũng đến ngày ta không hẹn hò nữa. Em đã muốn anh thay đổi. Nhưng anh thay đổi, em lại không thể làm quen con người mới nơi anh. Nhưng đành vậy, sống mà...
Họ nhìn lá thư nhẹ tênh trên những ngón tay Minh run rẩy. Mưa. Cô gái mở cái ô nhỏ bước tới cái thùng thư vàng cũ xưa. Những hạt nước từ nóc ô văng ra chung quanh, xanh li ti. Một cái xe bus khác lại đến. Cô bước lên xe ngoái nhìn Hạo: "Cứ thế, anh nhé..."
Vu Lan
Con chẳng biết được đâu, rằng con là một đứa khó tính. Những đứa trẻ khác cất tiếng khóc chào đời rồi thôi. Còn con khóc mãi, khóc qua ba tháng dạ đề, chuyển hết bệnh viện này đến bệnh viện khác mà trong bệnh án ghi là "bệnh khóc". Mọi người xung quanh không nhớ con khỏi khóc khi nào. Chỉ có mẹ chịu đựng con. Vì con là con của mẹ.
Con chẳng biết được đâu, rằng con quan trọng với mẹ. Khi con lớn lên, con và mẹ thường xung đột. Rồi một ngày bố con mất. Con có nhận ra rằng con gái và mẹ có một tình yêu chung. Nhưng con gái còn cả cuộc đời phía trước, còn mẹ "Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu đời đắng cay". Con chẳng biết được đâu, là con giống tính mẹ, vì thế mà không hợp nhau.
Con gái, đường đời muôn lối rẽ. Con hãy đi, khoan thai và độc lập trên đôi chân của mình, mẹ chẳng ngại nếu con vấp ngã. Vì mẹ biết con sẽ tự đứng dậy, như ngày xưa con biết đi học về mà không có áo mưa. Và sau khi con đứng dậy, con rút ra bài học trong cái đầu nhiều ảo tưởng của con.
Đôi khi mẹ từ chối nghe điện thoại khi nhìn thấy số của con. Đừng gọi điện cho mẹ nhiều như thế. Con phải giải quyết ổn thỏa các vấn đề của bản thân con trước khi lo lắng cho người khác. Vì con là con của mẹ.
Con chẳng biết được đâu, nên con mới dằn dỗi. Con không biết niềm hạnh phúc khi sở hữu một gia đình nhỏ. Con chỉ là "ngọn gió mặc váy" mải chơi. Mẹ xót, "một mai mẹ bỏ con rồi..." con dằn dỗi ai?
Con chẳng biết được đâu, rằng con quan trọng với mẹ. Khi con lớn lên, con và mẹ thường xung đột. Rồi một ngày bố con mất. Con có nhận ra rằng con gái và mẹ có một tình yêu chung. Nhưng con gái còn cả cuộc đời phía trước, còn mẹ "Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu đời đắng cay". Con chẳng biết được đâu, là con giống tính mẹ, vì thế mà không hợp nhau.
Con gái, đường đời muôn lối rẽ. Con hãy đi, khoan thai và độc lập trên đôi chân của mình, mẹ chẳng ngại nếu con vấp ngã. Vì mẹ biết con sẽ tự đứng dậy, như ngày xưa con biết đi học về mà không có áo mưa. Và sau khi con đứng dậy, con rút ra bài học trong cái đầu nhiều ảo tưởng của con.
Đôi khi mẹ từ chối nghe điện thoại khi nhìn thấy số của con. Đừng gọi điện cho mẹ nhiều như thế. Con phải giải quyết ổn thỏa các vấn đề của bản thân con trước khi lo lắng cho người khác. Vì con là con của mẹ.
Con chẳng biết được đâu, nên con mới dằn dỗi. Con không biết niềm hạnh phúc khi sở hữu một gia đình nhỏ. Con chỉ là "ngọn gió mặc váy" mải chơi. Mẹ xót, "một mai mẹ bỏ con rồi..." con dằn dỗi ai?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)