Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Tet around

Hay còn gọi là entry "kênh xì po" style, từ mới học from Đờm Hà Phú.
Năm 2008 ốm một quả không cầm được bát cơm mà ăn nên không biết năm đó rét hơn hay năm nay rét hơn, hỏi thì đa phần mọi người bảo năm nay rét hơn chứ nhưng mà không tin, chắc do ai cũng già đi mà càng già thì càng rét; mới cả rét xong rồi quên đến sang năm lại thấy rét rụng cả răng cho mà xem. Cuối cùng vẫn không biết được năm ấy rét hơn hay năm nay rét hơn.
Mẹ vừa làm con gà chọi to như con chim ó . Nhìn con gà lại nhớ ngày xưa ở phòng mình có Ng Thái Bình, một người có một chút Lâm Đại Ngọc, một chút Tỏa nhị Kiều lại rất sợ gà. Trong phòng lại có L là một đứa thích ăn ngon, mình với L đi VT nó xin hẳn con gà mái buộc giỏ xe 82 chở vào trong trường. Ở một nơi mà để lọ đường trên giá sách cũng bị ghi sổ quản lý học viên mà nó dám mang cả con gà còn lông vào thì biết rồi đấy. Tự nhiên đến giờ không nhớ làm thịt con gà ấy như thế nào, có được ăn không, chỉ nhớ mang gà về rồi Ng nó kêu ầm lên L ơi cậu có cất con gà ấy đi không tớ sợ lắm. Sau này bình tĩnh lại, mình tìm hiểu sao sợ gà Ng nó bảo em sợ gà lắm mắt nó cứ trừng trừng nhìn em.
Ng mà nhìn con gà hôm nay thì chậc chậc, chắc khiếp đảm, con này phải cỡ Thiên bồng nguyên soái trong dòng giống gà chọi nuôi lấy thịt. Mặc túi nylon cho nó mấy hôm nay mà nó không chịu ăn cơm nóng. Định cho nó ra ngoài vườn cho rộng rãi nhưng thằng H bảo ở ngoài vườn có con chim sẻ bị chết rét rơi xuống rồi kia. Thế là nuôi nó ngủ trong tủ lạnh luôn.
Kể xong chuyện con gà rồi nhé.
Tết nói chung là có con gà, có cành đào, với cả bánh chưng. Là xong.
Không mua được cành đào, thì bổ sung bao nhiêu quất và hoa cũng không hoành tráng. Đào vài năm gần đây hơi bị hắc lào. Năm ngoái nở tét lét như rau, năm nay thui chột từ khi còn tấm bé, đi dọc phố chính có nhà HÂ chuyên cắt comple là có cây đào đẹp. Hồi trước ở sân nhà có cây đào, rằm tháng 11 âm thì bắt đầu tuốt lá, theo chu trình sinh học 45 ngày sau nó sẽ nở chúm chím một màu hồng rộn rã. Nó không phải là một cây đào đẹp uốn theo hình ly nhưng nó mọc uốn éo ở cổng nhà thì mùa xuân ngày tết nhìn hoa đào nở, cũng thích biết bao nhiêu.
Mẹ thì chỉ trồng rau thôi. May cậu C đi SL về mua thêm một cành đào cho nhà mình, nên đào năm nay đẹp nhất trong các năm. Cậu C cũng là một người đặc biệt, chỉ làm nghề lái xe container mà năm nào cũng có một cây đào đẹp, thời xa xưa giêng hai không có gạo ăn nhưng Tết là phải chơi một cây đào to đùng cách mạng, rất lạ lùng.
Bánh chưng 2 nhà kia cũng gói xong rồi, cho rồi, nhà mình chục năm nay không còn gói, không có ai ăn.
ở ngoài chợ, bán áo len cho một chị, chị ấy cứ hỏi bán hàng năm nay kém phải không? hỏi sao chị hỏi thế thì chị bảo được tạm ứng có 500, không có tiền sắm Tết. TSB bọn Taiwan Tàu khựa, công nhân giày da làm ngày 10 tiếng nó trả lương 2 triệu lại còn giữ lại triệu rưỡi đến ra giêng.
Vì rét lên cái gì bán cũng chạy. Giá hàng gì cũng tăng phi mã. Rau cỏ chuối chăn vì rét mà không lớn được. Mình cứ về nhà là tỉnh giấc sớm, oai như jet lag, he he. Buổi sáng ra ngoài vườn xới đất định gơ lại dây trầu nhưng mọi người bảo phải mùa xuân, bây giờ rét quá gơ thế nào nó cũng chết.
Nhưng ở HP vẫn ấm hơn HN nhiều, mọi người kêu rét còn mình thấy bình thường, đúng là có qua rèn luyện có khác.
Tết còn có niềm vui xem Táo trên truyền hình đêm 30 Tết. Thế mà thằng H lại mua đĩa về, đang xem ngoài nhà, làm mất cả niềm vui chờ đợi tối 30 của mình. Nên mình chui vào đây viết blog.
Viết xong rồi
mà vẫn còn Táo ngoài kia....


Dạ khúc

СЕРЕНАДА DẠ KHÚC


Андрей Белый Andrei Belyi


Ты опять у окна, вся доверившись снам, появилась…
Бирюза, бирюза
заливает окрестность…

Дорогая,
луна – заревая слеза -
где-то там в неизвестность
скатилась.

Беспечальных седых жемчугов
поцелуй, о пойми ты!..
Меж кустов, и лугов, и цветов
струй
зеркальных узоры разлиты…

Не тоскуй,
грусть уйми ты!

Дорогая,
о пусть
стая белых, немых лебедей
меж росистых ветвей
на струях серебристых застыла -
одинокая грусть нас туманом покрыла.

От тоски в жажде снов нежно крыльями плещут.
Меж цветов светляки изумрудами блещут.

Очерк белых грудей
на струях точно льдина:
это семь лебедей,
это семь лебедей Лоэнгрина -

лебедей
Лоэнгрина.
1904

Em lại đến bên cửa sổ, vẫn tin ở những giấc mơ…
Ngọc lam, ngọc lam
Rót đầy khắp chốn…

Em thân mến,
Mặt trăng – giọt lệ đỏ rực
Đã lăn vào đâu đó
Ta chẳng rõ ở đâu

Và hãy hiểu nụ hôn
Của ngọc trai bạc đầu không buồn bã!…
Giữa những bụi cây, bại cỏ và hoa lá
Rót thành dòng
những mũi thêu gương…

Đừng buồn hỡi em,
Hãy kiềm chế cơn đau!

Em thân mến
Hãy để đàn chim
Thiên nga trắng câm lặng
Giữa những cành đẫm sương
Lặng đi trên những dòng nước bạc -
Nỗi buồn cô đơn phủ ta kín trong sương.

Và buồn khát khao chờ đớn những giấc mơ
Đom đóm vẫy cánh, ngọc giữa hoa nhè nhẹ

Một vệt ngực trắng
trong những tia nước như tảng băng:
Đó là thiên nga
Bảy thiên nga của Lohengrin -

Thiên nga
của Lohengrin -
1904

Nina dịch

Bạn đã chán mùa đông chưa?












Thiệt là nhục khi mở máy tính lên mà không biết viết gì.

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Xây dựng hình ảnh

Hôm nay bị say cà phê.
Nên tâm trạng quay ngoắt 540 độ (Có nghĩa là nó quay 180 độ xong nó quay tiếp 180 là 360 độ về chỗ cũ xong nó quay tiếp 180 độ thành 540 độ)
Mọi người ạ,
Blog em viết về Tết toàn những điều hay ho thôi, làm mọi người cảm động mọi người nhớ Tết.
Mà trưa nay em uống cà phê nên tim em đập thình thịch dạ dày lộn tùng bậy rồi em nghĩ đến Tết em hoảng loạn.
Tết còn là khoảng thời gian đấu tranh sinh tồn với những người thân yêu, những người có trách nhiệm với cuộc đời người khác, những người rất giàu tình thương mà đôi lúc em nghĩ sao những ai thương hại mình không cho mình ít tiền; là đấu tranh sinh tồn với khoảng cách thế hệ và với chính bản thân mình; bao nhiêu gánh nặng đè lên đôi vai mập mạp này.
Mấy tháng vừa qua vất vả quá, mụn mọc đầy cả trán. Và hứa hẹn một năm đầy áp lực ở phía trước.

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Tet over

Khi tôi ngồi viết những dòng này, Tet dường như đã đi qua tôi, đã nhạt đi không khí linh thiêng của trời đất Tet, truyền thống Tet, tổ tiên Tet, chỉ Tet holiday là mới bắt đầu. Miền Bắc mấy hôm qua trời thật lạnh, lạnh sắp rụng tai càng làm tôi ở trong Tết và nhớ Tết xưa dù chưa xa lắm, nhớ mùi thơm của khói pháo làm ấm lên không khí. Sinh ra và lớn lên ở "ngoải" tôi thật chẳng hình dung được miền Nam mặc áo ngắn tay cúng giao thừa thì thế nào; nhưng giao thừa nào cũng xúc động nếu nghe bài hát "Gửi nắng cho em". Vì thế Tết hẳn là một cái cớ thiêng liêng kéo gần văn hóa, Tết là Tết chung. Thật hạnh phúc biết bao khi chúng ta có Tết để dù đi đâu ai cũng nhớ về chung vui bên gia đình. Tôi đọc trên net một câu chuyện về cô gái phải tu 500 năm để được nhìn thấy người đàn ông của mình trong giây lát. Tu tiếp 500 năm để được chạm vào vai người yêu. Vậy 1000 năm chỉ được nhìn một cái, chạm vai một cái. Vậy những người trong một gia đình kiếp trước phải tu bao nhiêu năm để bây giờ là ruột thịt của nhau? Kiếp trước đã tu kỳ công như thế sao kiếp này đôi lúc bị cái ngán ngại của bổn phận mà sao nhãng ? Có lẽ vì thế mà mới có Tết, để người ta cúng giỗ tổ tiên giữ gìn văn hóa, để quan tâm đến người ruột thịt, để cảm thấy lờ mờ về hàng nghìn năm tu luyện. Không hưởng thụ Tết hẳn phí 1000 năm tu.
Cách đây nhiều năm, Vũ Đình Liên từng viết " Ông đồ vẫn ngồi đó. Qua đường không ai hay. Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ?" như một tiếng thở dài tiếc nuối sự vận động của quy luật giá trị. Những ông đồ bây giờ đã xuất hiện lại, có nhiều ông đồ trẻ măng ngồi họa những nét xưa cũ; cũng không lạm bàn về trào lưu. Một người bạn vừa mới rủ tôi học thư pháp, nếu tôi có duyên với môn này có lẽ chữ đầu tiên tôi muốn viết tặng những người cùng thời là chữ An. Còn những chữ như Phúc, Nhẫn, Đức tôi thấy mênh mông quá mình sao có thể hiểu. Một người khác lại muốn học chữ Nhẫn, không phải chữ nhẫn với bộ đao mà là nhẫn cỏ hoặc nhẫn 18K
Tôi đã có những đêm giao thừa không ở nhà. Thường thì những người đón giao thừa tại cơ quan phải là những người rất yêu công việc họ đang làm; không gian và thời gian ấy cũng thiêng liêng lắm, vắng nhưng cô đọng, đằng sau tiếng nổ của sâm banh không chỉ là giấy trang kim vương vãi trên sàn, lúc ấy người ta cũng cảm nhận sâu sắc về tình đồng đội. Cuộc đời hợp tan là lẽ tự nhiên, có thể không ý thức nhưng họ mong giao thừa năm sau họ lại đứng ở đó cùng nhau trong không gian của những người đồng chí.
Và nữa, những người đón giao thừa tại cơ quan hẳn là những người có đằng sau mình một người nội trợ chu toàn; người ta sẽ yên tâm ra tiền tuyến khi vững tin ở phía hậu phương.
Mùa xuân đã đi những bước chân đầu tiên ở quanh đây. Ngày mùng hai, đã qua Tet của tín ngưỡng tâm linh bắt đầu Tet của lễ hội. Rồi lại ngày mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy. Sự vận động muôn đời đông rồi lại xuân, hạ, thu. Ta lại nghe bài hát Gửi nắng cho em vào một ngày rất gần nào đó.
Mong sự bình an đến với tất cả mọi người!
(Note cũ 2008 của em)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Tâm trạng trước Tết

Mỗi ngày có một đống bài tập gửi qua mail. Mình tất nhiên không làm có hôm còn chẳng mở ra đến nỗi hôm qua bà giáo bảo gửi ngay reply để xác nhận địa chỉ email. Tết đến bottom rồi còn học với hành gì chưa kể bài khó như ma.
Báo cáo đã viết để sẵn trong máy. Về mặt chủ trương sếp cũng thống nhất rồi. Nếu không có gì thay đổi ra Tết mình sẽ chỉ đi học thôi không phải đi làm nữa. Trong lòng không biết vui hay buồn. Mình dọn dẹp đồ đạc sắm Tết cho phòng và tự hỏi cuối cùng thì mình mong muốn gì. Có lẽ đó cũng là tâm trạng chung khi có sự thay đổi, dù nhỏ và mình nhận ra cảm giác vui sướng hay bằng lòng diễn ra rất ngắn và nó nhanh chóng bị những mục tiêu khác hoặc cảm giác xét lại che lấp đi.
Mợ H nhắn "Hôm nay mợ đau họng quá. Không bán được hàng, chợ thì đông. Đang uống thuốc mà không biết có đỡ nhanh không để bán hàng. Chán quá!..Hôm nào nghỉ về bán hàng hộ mợ với nhé". Tội nghiệp. Mùa đông năm nay lạnh bán hàng thích lắm mà lại đau họng thì nói chuyện gì. Nhà có người phụ nữ làm nghề bán hàng thì Tết chán lắm, không ai chuẩn bị cho, thường cắm được que hương lên bàn thờ thì đã gần giao thừa rồi. Một cách nào đó, mình thích bán hàng ngày Tết, mà không phải vì tiền vì mình cũng eo hẹp thời gian lắm. Sáng thứ 7 còn liên hoan thịt chó ở nhà anh L, sory các bạn nào bảo vệ chó, mình không khoái dog meat nhưng nhập gia tùy tục, chủ nhà chỉ đãi thịt chóa thôi.
Nếu không sống lâu năm ở Hà Nội thì chỉ cần lượn một vòng chợ Hàng Bè (nay đã thành một cái ngã tư với tất cả những ngôi nhà mặt đường trở thành các sạp hàng bán thực phẩm) là có đủ một cái Tết cổ truyền đất Bắc. Từ con gà sống làm sẵn được tạo hình khéo léo để luộc xong mỏ há ra đủ ngậm bông hoa hồng bằng cà rốt đến thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Còn sống lâu năm ở Hà Nội thì thôi, món gì chả có địa chỉ ruột ở gần nhà mà không cần ra chợ Hàng Bè nữa.
Không biết báo Têt có báo nào hay xin mọi người tư vấn để đi mua về đọc. Mình về cơ quan muộn nên chỉ đọc được mỗi báo LĐ, thấy các bloger sum họp trên báo Tết, hihi, mà thấy không hay bằng blog.

"Ước vọng về một năm mới hạnh phúc và an lành dường như là điều ai cũng mong muốn. Và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng đôi khi không phải việc gì mình muốn cũng được mà chúng ta nên sống hòa đồng với quy luật, biết chấp nhận cả những thất bại. Hãy để mọi chuyện đến một cách tự nhiên và không nên áp đặt cái duy lý của con người lên tất thảy. Khi đã đề ra kế hoạch thì làm tới cùng, còn vì lý do khách quan mà bị trì hoãn công việc thì cũng coi như việc đương nhiên" - NS Trọng Đài.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Lộ số điện thoại

Đang ngồi đọc blog thì điện thoại có tin nhắn.
- Đang làm gj do. t0i nay dj ch0j dau ko? Huyen day.
- Huyen beo ha?
- Uh. dag lam gi do.
- Đang ngồi không. Mày thế nào mà lại nhắn tin cho tao. - Djh nho tj vjek d0g y gjup t ko?
- Có việc gì thế? Tao sợ không giúp được mày thôi. Nói đi xem nào. - May ban gjup tao jt tjen vao so nay dc ko/ gjo t dag kan. maj nap t gui lai cho may.
- Gọi lại. -T gjo ko nge may dc. m gjup t tj lat tao g0j lạ ch0 m sau.ok
- Tao không biết bắn tiền như thế nào. Để tý nữa tao đi tìm đứa bán thẻ tao bảo nó bắn cho nhé. - uh. gjup t tj. ma gjo dj gjup t tj lu0n dc k0. t dag kan.

Mình có một đứa bạn từ hồi lớp 4 tên là Huyền béo. Bố nó làm giám đốc, mẹ nó đi Ba Lan. Mình với nó với Th cùng một đường đi học về nên hồi cấp 1 ba đứa chơi với nhau. Học đến lớp 11 thì nó đi lấy chồng để lại Mình với Th tiếp tục chơi cho đến bây giờ, mà chắc chơi với nhau đến chết thì thôi. Hồi mình đi làm nó mở hàng điện máy to vật vã ở cổng cơ quan mình, thỉnh thoảng mình ra chơi buôn chuyện. Mình chuyển lên Hà Nội thì nó lấy chồng lần hai. Có một lần nó nhắn tin thông báo tình hình, thế thôi, cả chục năm rồi mình không nghe tin nó. Đọc tin nhắn đầu tiên cũng hãi. Cuộc đời dâu bể chả biết thế nào. Nhỡ đâu thằng chồng thứ nhất của nó đến đòi tiền hoặc giả làm cho nó rơi vào tình huống nào đó mà không nghe được điện thoại chẳng hạn. Mà nó đã gọi đến mình là nó khổ tâm lắm rồi. Nhưng mình không biết bắn tiền thế nào cả.

Thế là gọi điện cho Hương tơ
- Cho tao xin số đt của Hường Binh. Tao muốn hỏi tình hình cái Huyền, (kể lại...)
- Hương tơ bảo: theo tao đấy không phải giọng của cái H. Nếu là nó thì mày gọi nó phải nghe máy.
Gọi điện cho Hường Binh
- Mày điên à. Mày ở trên giời à. Lên báo mà đọc chứ. Nó lừa thế nhiều lắm. Cơ quan tao cung cấp dịch vụ thông tin cho thuyền viên trên tàu gặp đầy.
- Đầy là như nào?
- Tức là các thủy thủ khi đi trên tàu họ gọi điện về nhà phải qua tổng đài của bọn tao, nhưng các ông ấy mỗi ông đều có một cái điện thoại khi nào vào gần bờ là dùng số đấy không dùng sóng VHF nữa. Thế là nó lừa người nhà các ông ấy, kịch bản như thật, khéo lắm, bắn cả triệu đồng. Huyền L nó đi ô tô đại gia về đất sao nó phải đi xin tiền điện thoại đứa nào.

Điên không thể tả được. Vì trước khi nói chuyện với Hường (Binh) mình đã nhắn tin :
- Mày hãy nói cái gì chứng tỏ mày là H bạn tao đi.

- Sao m ko tjn tao ah. the th0j vay. chag le luk nay gjo nt the ma k0 bjet ah. bu0n wua ta.

Không phải là căn cứ. Nhưng vụ này xảy ra sau khi mình post số đt lên blog Hx.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Nhà gần chợ

Ngôi nhà tuổi thơ của tôi nằm trong một con ngõ gần chợ của một phố huyện nghèo. Trẻ con xóm chợ phần lớn biết nhau. Chúng tôi hay đi mót con "rạm" hay nhặt rau lợn, nhiều thời gian rảnh rỗi của trẻ con trải qua cùng với nhịp sinh hoạt của một cái chợ. Cuộc sống ở chợ sinh động và nhiều màu sắc. Ở gần chợ có nghĩa là hay mua được rẻ những những đồ ăn thức uống theo mùa. Như là rươi. Thứ con đặc sản chui ra từ lòng đất một năm vài lần, cả xóm gọi nhau ra chợ mua, mua về nhà này hỏi nhà kia mua bao nhiêu, còn có từng này, phải ăn cho đỡ phí. Chúng tôi ăn cơm tối trong ánh đèn dầu chạng vạng, mùi rươi rán với vỏ quýt thơm điếc mũi. Cá đồng hồi đó đắt hơn cá biển. Cá biển nhiều vô kể, thường được chở trong lồ lớn bằng những chiếc xe "cá xanh" kêu phành phạch. Mỗi khi người bán nghiêng lồ, chảy tràn ra lấp lánh cá lục, cá thắt đuôi, cá đao, cá rễ cau, cá đuối, thu nụ, thu phấn chờ cắt khúc... mà sao lúc nào tôi cũng thích ăn cá thế.

Ở gần chợ, thì biết hết cái đội hình móc túi. Ngày xưa trộm cắp như rươi giết người như ngóe. (he he đoạn sau là bịa đấy) Có câu chợ chưa họp kẻ cắp đã đến mà, cả đội chơi trò "tôm cua cá" lừa đảo bao bà đi chợ nhẹ dạ. Hồi bé tý chừng 7, 8 tuổi nhưng nhớ bọn móc túi hay chạy từ cái ngõ đối diện cổng chợ qua nhà ông S, qua đằng sau vườn nhà bà ngoại rồi thoát ra ngõ bên này, có lần còn vất cả ví ở vườn nhà mình. Có lần dì T hỏi thằng con ông S, mày lấy tiền của con bé ấy thế nào nó khóc to lắm. Thằng kia nhăn nhở bảo cháu nói cô nghe móc của nó chả bõ chạy. Được mấy đồng mà bù lu bù loa cứ làm như mất nhiều lắm.

Tôi học lên lớp 8 thì bố mẹ đóng gạch xây nhà chuyển đến nơi ở mới. Đôi khi tôi hoài nghi câu chuyện người mẹ Mạnh Tử vì con mà chuyển nhà tới gần trường học. Tôi luôn hoài nhớ ngôi nhà cũ gần chợ, bước chân ra ngõ là có mùi mặn mòi mà bây giờ tôi để ý không còn thấy nữa, mùi đất ẩm quyện với vỏ chuối và lá rau bị giập nát mà chúng tôi hay đi nhặt về cho lợn ăn, những người quen hàng tôm hàng cá hay mấy đôi vợ chồng lái lợn, đội hình móc túi chạy qua vườn ngoại ngày xưa giờ chắc ra tù hoặc sống đời hoàn lương yên ổn. Tôi thấy họ lành hiền và trọng tình làng xóm, vì mưu sinh có lúc cầm con dao bầu mà chỉ mặt nhau nhưng không có những suy nghĩ tàn độc thâm sâu như giới văn phòng máy lạnh. Dưới chân khu nhà đang ở bây giờ có một chợ đầu mối nông sản. Sáng đi chợ ngửi thấy mùi lá rau dập nát bỏ đi trên nền đất trống, gió đông bắc lạnh cắt, lá súp lơ, lá su hào, bắp cải. Chỉ là rác thôi mà tránh dẫm lên đó. Chừng như lát nữa sẽ có một bọn nhóc cầm bao dứa hiện ra và nhặt mang về nấu cám cho lợn ăn. Tôi hít sâu cái mùi chợ âm ẩm ấy lần nữa, lòng bâng khuâng tiếc nuối, một phần tuổi thơ yêu dấu đã đi về phương nào.

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Flat World Trends

1. Nhà em có 3 chị em gái. Em là chị cả xinh xắn và giỏi giang nhất. Em học xong ngoại ngữ đi làm nên giúp đỡ bố mẹ chút đỉnh. Mẹ tự hào về em. Mẹ bảo sau này chỉ gả con gái trong bán kính 20 cây thôi, mình làm sao nó còn chạy về chứ.
Một lần đưa mẹ đi nghỉ mát Cửa Lò. Em gặp một chàng Tây ba lô. Em yêu chàng. Chàng yêu em. Mất hai năm bố mẹ em shock. Bố em đi ăn cưới gặp người quen mắt ầng ầng nước kể đi xem bói người ta bảo không được nhờ em. Rồi bố mẹ em cũng đồng ý không thì em có tình yêu mà vẫn héo hắt vì có lỗi. Rồi hôm nọ em cùng chàng bay sang Ích Xa Ren để làm thủ tục ly dị vợ chàng. Thấy bảo bên đấy đang tuyết. Dù em bảo chàng được phép lấy 4 vợ cơ.
Hàng xóm nhà em giờ chăm xem thời sự quốc tế. Không biết khi nào Ich Xa Ren với Pa Let tin có oánh nhau không. Em năm nay 26 còn chàng có 49 thôi.

2. Cậu tốt nghiệp Bách Khoa xong thì đi làm cho Viettel chi nhánh ở bên Lào. Lương lậu cũng khá. Thăng tiến vù vù, làm giám đốc rồi có lúc hạ xuống trưởng phòng rồi lại làm giám đốc. Hàng tháng bố mẹ ra bưu điện lĩnh tiền cơ quan trả vài ba năm cũng được một khoản lớn. Nong né cũng sẵn, anh chị em có cơ ngơi đàng hoàng cả rồi. Một lần bố cậu nói chuyện với họ hàng rằng cô có uống mật ong thì gửi mua bên Lào cho nó thật. Bố cậu gọi điện cậu bảo: để con bảo bạn gái con đi tìm. Thế là bố cậu dập máy đánh bộp, hét: TAO KHÔNG UỐNG MẬT ONG NỮA.
Té ra cậu yêu một cô bé Lào thủng cách thủ đô Vieng chăn 600 km. Cô bé mới bập bẹ tiếng Việt thôi. Cậu bảo dạy cho sõi tiếng Việt rồi xin vào công ty của cậu làm tạp vụ. Cậu nhờ chị gái ở Hà Nội bay sang Lào làm đại diện gia đình nhà trai. Good job, isn't ít?

3. Thứ ba là chuyện của bạn này. Một năm sau câu chuyện. Chàng trai người Hà Lan đã sang Việt Nam cùng làm việc với bạn gần một năm. Gia đình bạn cũng đồng ý cho bạn đi, go abroad. Nhưng họ đã chia tay nhau và chàng trai về nước. Bây giờ, bạn không muốn ai nhắc lại chuyện này. Tình yêu đúng là có thật trên đời này, nhưng mà ít. Chắc vì thế nên mới quý. Quý như là tình yêu.

4. Hồi trước có xem một bộ phim truyền hình Trung Quốc mang tên "Gia đình hiện đại". Phim hay lắm.

Nhảm

Kể ra mình cũng giống con chóa, nghĩa là thỉnh thoảng không có ngừi quan tâm thì chạy lại cà cà vào chân người ta. (Viết đến đây tự nhiên nhớ bài về con Tô mi hay nức nở, vừa viết vừa khóc, mấy fan ruột đọc chảy nước mắt mà đi ma cao kéo nhị xừ nó rồi, tiếc thật). Nói tiếp mạch con chóa cà cà. Vài ba hôm creat xì căng đan bằng cách đóng blog. Không trước thì sau đến hôm thứ ba là có người hỏi trên ym, thật đúng là xứng danh gái mạng. Bạn hỏi lại đóng blog roài à. Bảo, hực, viết đi viết lại càng viết càng thấy rỗng hoe hóe ra chả thấy lên sao lên vạch lên hàng đại gia blog đóng quách nó lại còn được người hỏi sao lại đóng, còn oai tý, như dùng thuốc lắc he he. Nào ngờ bạn bảo blog bạn còn chả ma nào comment. Mà công nhận. cứ 3 -4 ngày có một bài mà tịnh chả có cái comment nào. mình giật mình đánh độp. thấy cần phải tăng ngưỡng của mình lên. đấy. thấy chửa. vẫn phải sống chứ thế chả nhẽ lại chết à.

Nhặt được cái này hay phết

Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín
Chúng ta có thể xem xét định mệnh bằng con mắt cẩn trọng, có thể dò tìm nhân duyên bằng trái tim thao thức, nhưng không có nghĩa là mê tín. Mê tín là cách nhìn mù quáng mà ngay cả các tôn giáo cũng từ chối mê tín. Mê tín là gì? Nó ngược nghĩa với xác tín.

Người xác tín là người phải dựa trên những cơ sở để mà tin. Còn người mê tín tất là tin mê muội, nhắm mắt mà tin bừa, hay người ta có thể nói là: Ngủ mơ giữa ban ngày.

Có những đôi mê tín đến độ: đang yêu nhau say đắm, đang yên đang lành lại nghe thầy bói bảo anh tuổi mèo, em tuổi chuột, thế là anh vồ chết em. Thế rồi chia tay tan nát, nước mắt ròng ròng, than thân trách phận, hận ông Trời, lại còn kéo nhau lên thành cầu rủ nhau nhảy xuống thà chết đuối chứ không chịu để cho mèo vồ chuột. Đó là nói vắn tắt cho dễ hiểu.

Chứ còn trong hiện thực, thì xảy ra muôn hình vạn trạng, có khi đang yêu nhau, cha mẹ hỏi "cháu tuổi gì", rồi đi "bấm tuổi" kim khắc mộc, thế rồi về báo cho con cháu lo đường mà chuồn, kẻo có ngày cái cưa thò xuống chân giường đôi uyên ương cưa một nhát, thế là sập tan tành... thế mà đôi bạn trẻ cũng tin, rồi lo chia đàn xẻ nghé... thế có phải là mê tín không?

Người ta đếm có không ít ngày tổng thống cũng xem tử vi, tiếng Tây gọi là horoscope trước khi ra quyết sách, hoặc ngay cả hai nhà bác học vĩ đại. Niu-tơn và Anh-xtanh cũng tin vào tôn giáo, nhưng đó là những đức tin chứ không phải là mê tín. Vậy thì khi người ta muốn tìm hiểu duyên phận của mình cũng vậy hãy sáng suốt để tin cái gì đáng tin, chứ đừng mê muội đến mức có vài câu "mèo vồ chuột" hay "thuỷ khắc hỏa" là nhảy cầu hay chia đàn xẻ nghé.

Trong đạo Phật, người ta gọi mọi việc ở đời đều cần phải có duyên. Như đức Phật dạy, nếu ta mở cửa nhìn thấy cái cây ở ngoài sân, tức là: phải có cái cây, phải có mắt ta, nhưng cửa phải mở thì ta mới thấy, nhưng cửa mở mà bên ngoài tối đen cũng không thấy nên cần phải có ánh sáng, rồi còn phải có cơ hội, có nhân duyên để đến ngồi trong căn phòng đó, để nhìn ra cái cây đó. Hội đủ thứ đó lại trong một không gian trong một thời gian, ta có thể gọi là: Duyên.

Người Trung Quốc nói: "Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định", nghĩa là một bữa cơm, một lần cãi cọ đã được định trước do tiền định. Theo những lý thuyết khoa học lớn nhất, phổ biến nhất, các nhà bác học cho rằng: Mọi việc ở đời xảy ra đều có tương tác lẫn nhau và được lập trình từ trong hệ thống, còn cái ngẫu nhiên xảy ra chỉ có tỉ lệ một phần tỉ.

Vậy thì một đôi đang yêu nhau say đắm, tức là họ đã từng gặp nhau, từng quyến luyến, từng hẹn hò, rồi yêu nhau, cả một chuỗi sự kiện như vậy chẳng phải là duyên phận đó sao? Không có cái duyên với nhau, làm sao anh chàng có thể có cơ hội để đôi môi mình hút vào môi cô nàng?

Và toàn bộ nhân duyên đó chẳng lớn hơn cái duyên bấm ngón tay tí - sửu - dần - mão của ông thầy bói sao? Người Trung Quốc là bậc thầy bề khoa duyên số đã từng nói: "Có duyên một kiếp ngồi chung thuyền, có duyên trăm kiếp chung chăn gối". Vậy khi đôi trai gái đã hẹn hò yêu đương đang chẳng có duyên từ nhiều kiếp hay sao, tại sao lại dễ dàng nghe vài từ "mèo vồ chuột" để mất duyên của mình đi?

Bây giờ đi sâu vào nghề bói toán, chúng ta sẽ bàn, ai trong nghề thì đều hiểu sâu xa rằng: "Dao sắc không gọt được chuôi" nghề thầy bói nào chẳng thấy:Tử vi xem bói cho người/Số thầy thì để cho ruồi nó bâu

Nào, thầy bói là người biết xem tí - sửu - dần - mão chứ gì? Sao thầy không xem cho mình được phát tài, lấy vợ đẹp, đẻ con khôn? Mà số thầy nghèo đến mức tay bị tay áo đi xin từng nắm xôi? Ở Trung Quốc ai xem tử vi giỏi như Khổng Minh, vậy mà ông đã chọn lấy cho mình một cô vợ xấu "vượng phu - ích tử" thế mà các con của ông có tránh được thảm họa đâu.

Còn về số phận thì chúng ta hãy xem các nhà bác học: "Hổ ăn thịt hươu. Nhưng ở cánh rừng nào đàn hươu giảm sút thì số lượng hổ cũng giảm theo, vì chúng không có thức ăn để ăn. Nghĩa là tuy hổ ăn thịt hươu nhưng nó cũng săn bắt cách nào đó để tạo sự cân bằng, đàn hươu còn thì hổ mới còn. Trong cuộc sống thì sao? Mèo vồ chuột, nhưng tại sao cả triệu năm rồi chuột vẫn còn trên trái đất? Đâu có phải cứ có mèo thì chuột phải chết. Mèo nhìn chuột thì thèm nhưng làm sao vồ được! Và thế không có chuột thì gia chủ chắc gì đã nuôi mèo?

Còn Kim khắc Mộc ư? Đó là thầy bói i tờ vì phi kim bất thành mộc. Không có kim khí để cưa, đẵn và đục thì gỗ không thể thành tủ, thành bàn được. Cũng vậy, thủy khắc hỏa, nhưng không có lửa đun nước, nước không thể luộc chín đồ ăn... Vợ chồng cũng vậy, những đôi tương khắc - tương sinh thì mới thành đạt nhiều. Chẳng hạn, anh chồng kia mải vui đi hát "karaoke hoài", vợ dằn vặt cho phải bỏ hát mới lo học hành, đến ngày công thành danh toại là có công của vợ; trái lại nếu cô vợ không "khắc" chồng muốn làm gì thì làm, thì sau nhiều năm anh chồng cũng chỉ là thứ ca sĩ trong quán karaoke rộng chừng mười mét vuông mà thôi.

Vậy còn những người yêu nhau mà không hợp số phải tan đàn xẻ nghé thì sao? Chính Hoàng đế Na-pô-lê-ông đã từng học biết rằng: Người ta phải sống tận cùng số phận của mình. Người Trung Quốc bảo đó là: Duyên nợ. Tức là nếu bạn không chịu trả nợ cho mối tình đó, bạn sẽ chẳng bao giờ được lật trang cho một tình yêu mới, vì trang cũ còn chưa lật qua, bao giờ mới đến trang mới.

Khi nghe tiếng đạn nổ, một người lính chúi đầu sợ hãi, Na-pô-lê-ông đi qua và bảo: "Này anh bạn nếu có viên đạn nào đó giành cho bạn, thì bạn có chúi đầu xuống nó vẫn tìm đến bạn". Vậy thì bạn hãy tung tăng mà yêu đừng quá lo nghĩ gì về duyên phận, vì nếu có một duyên phận ngang trái giành cho bạn thì dù có tránh nó vẫn vồ lấy bạn, như người Việt bảo: "Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau". Nếu nó là duyên đẹp thì bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống, còn là duyên nợ thì đó chính là cách bạn trả nợ để đầu tư cho một mối tình khác đẹp hơn. Trên thế giới ngày nay đang có ngót hàng tỉ người "trả nợ" để đóng góp cổ phần cho hạnh phúc mới của mình hay sao?

Vậy khi tình yêu đang đẹp bạn đừng có mê tín dại dột mà nhảy cầu. Hãy nhớ, nếu bạn biết cách tin vào số mệnh thì dù làm thế này hay thế kia cũng chẳng tránh được số mệnh đâu. Vậy thì có dốt nát không khi ta định nhảy cầu để tìm cho mình một số phận khác?

http://tintuconline.vietnamnet.vn

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

có một dòng sông



Đặt ba lô xuống
và nghỉ...

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Không đề

Ngay lúc này, trở thành kẻ không sợ thời gian. Không vội vàng, cuống quít giật mình chỉ bình thản đón nhận nó như vòng tuần hoàn của vũ trụ là một lẽ tất nhiên. Ai cũng chỉ có bằng đấy thời gian trong một ngày, trong một giờ, trong một đời người. Đôi khi dấy lên băn khoăn, ta đã, sẽ đi qua bước ngoặt của kiếp này vào thời khắc nào đó trong đời. chỉ là thời khắc thôi.
Và cảm nhận sâu sắc về việc dành thời gian cho ai đó cho một điều gì đó. Ngày mỗi ngày càng keo kiệt hơn dù thời gian có khi chẳng để làm gì. Khi ta cười nói nhiều hơn là khi lòng ta xa cách hơn. Khi lặng im là khi thấu hiểu, là sẻ chia những tâm tư không cắt nghĩa được bằng lời.
Những việc cần phải làm của năm ngoái đã gần như thực hiện được hết, hoặc sớm muộn sẽ trở thành hiện thực. Năm qua có những điều bất ngờ còn vượt hơn mong đợi. Duy chỉ có tình yêu là vẫn mãi xa xôi.
Ngày hôm nay nhiệt độ xuống thấp nhưng không có mưa nên vẫn thấy bình thường. Ngửi mùi hương trầm loang trong không gian từ một căn phòng ngang lối đi ấm áp và bình thản. Không có gì nhiều hơn thông tin rằng mùa đông mùa đông. Một năm cũ đã qua đi. Không ai lấy đi của ta cái bình chân như vại trong nội tại này.

Olga Berggoltz
Không đề - Nina dịch

Sân ga ban chiều
Hoàng hôn vàng vọt...
Đường kè ẩm ướt
Tôi bước hoài công.

Tôi không đón ai
Không ai hết cả
Người bạn tốt nhất
Đồng chí của tôi...

Tôi không đi đâu
Không đi đâu cả...
Những thành phố lạ
Không sáng chờ tôi.

Tôi không tìm được
Bạn đường tình cờ,
Tôi không mở được
Trái tim đơn cô.

Bóng tối sẫm lại,
Dây điện thở than.
Trên đường tàu hỏa
Ngôi sao mới lên.

Con đường sực nức
Mùi cơn giông qua
Những con ếch nhỏ
Nhảy dưới chân ta.
1935 * * *
Ольга Берггольц

Вечерняя станция.
желтая заря...
По перрону мокрому
я ходила зря.

Никого не встречу я,
никого, никого.
лучшего товарища,
друга моего...

Никуда не еду я
никуда, никуда...
Не блеснут мне полночью
чужие города.

Спутника случайного
мне не раздобыть,
легкого, бездомного
сердца не открыть.

Сумерки сгущаются,
ноют провода.
Над синими рельсами
поднялась звезда.

Недавней грозою
пахнет от дорог.
Малые лягушечки
скачут из-под ног.
1935