Ngôi nhà tuổi thơ của tôi nằm trong một con ngõ gần chợ của một phố huyện nghèo. Trẻ con xóm chợ phần lớn biết nhau. Chúng tôi hay đi mót con "rạm" hay nhặt rau lợn, nhiều thời gian rảnh rỗi của trẻ con trải qua cùng với nhịp sinh hoạt của một cái chợ. Cuộc sống ở chợ sinh động và nhiều màu sắc. Ở gần chợ có nghĩa là hay mua được rẻ những những đồ ăn thức uống theo mùa. Như là rươi. Thứ con đặc sản chui ra từ lòng đất một năm vài lần, cả xóm gọi nhau ra chợ mua, mua về nhà này hỏi nhà kia mua bao nhiêu, còn có từng này, phải ăn cho đỡ phí. Chúng tôi ăn cơm tối trong ánh đèn dầu chạng vạng, mùi rươi rán với vỏ quýt thơm điếc mũi. Cá đồng hồi đó đắt hơn cá biển. Cá biển nhiều vô kể, thường được chở trong lồ lớn bằng những chiếc xe "cá xanh" kêu phành phạch. Mỗi khi người bán nghiêng lồ, chảy tràn ra lấp lánh cá lục, cá thắt đuôi, cá đao, cá rễ cau, cá đuối, thu nụ, thu phấn chờ cắt khúc... mà sao lúc nào tôi cũng thích ăn cá thế.
Ở gần chợ, thì biết hết cái đội hình móc túi. Ngày xưa trộm cắp như rươi giết người như ngóe. (he he đoạn sau là bịa đấy) Có câu chợ chưa họp kẻ cắp đã đến mà, cả đội chơi trò "tôm cua cá" lừa đảo bao bà đi chợ nhẹ dạ. Hồi bé tý chừng 7, 8 tuổi nhưng nhớ bọn móc túi hay chạy từ cái ngõ đối diện cổng chợ qua nhà ông S, qua đằng sau vườn nhà bà ngoại rồi thoát ra ngõ bên này, có lần còn vất cả ví ở vườn nhà mình. Có lần dì T hỏi thằng con ông S, mày lấy tiền của con bé ấy thế nào nó khóc to lắm. Thằng kia nhăn nhở bảo cháu nói cô nghe móc của nó chả bõ chạy. Được mấy đồng mà bù lu bù loa cứ làm như mất nhiều lắm.
Tôi học lên lớp 8 thì bố mẹ đóng gạch xây nhà chuyển đến nơi ở mới. Đôi khi tôi hoài nghi câu chuyện người mẹ Mạnh Tử vì con mà chuyển nhà tới gần trường học. Tôi luôn hoài nhớ ngôi nhà cũ gần chợ, bước chân ra ngõ là có mùi mặn mòi mà bây giờ tôi để ý không còn thấy nữa, mùi đất ẩm quyện với vỏ chuối và lá rau bị giập nát mà chúng tôi hay đi nhặt về cho lợn ăn, những người quen hàng tôm hàng cá hay mấy đôi vợ chồng lái lợn, đội hình móc túi chạy qua vườn ngoại ngày xưa giờ chắc ra tù hoặc sống đời hoàn lương yên ổn. Tôi thấy họ lành hiền và trọng tình làng xóm, vì mưu sinh có lúc cầm con dao bầu mà chỉ mặt nhau nhưng không có những suy nghĩ tàn độc thâm sâu như giới văn phòng máy lạnh. Dưới chân khu nhà đang ở bây giờ có một chợ đầu mối nông sản. Sáng đi chợ ngửi thấy mùi lá rau dập nát bỏ đi trên nền đất trống, gió đông bắc lạnh cắt, lá súp lơ, lá su hào, bắp cải. Chỉ là rác thôi mà tránh dẫm lên đó. Chừng như lát nữa sẽ có một bọn nhóc cầm bao dứa hiện ra và nhặt mang về nấu cám cho lợn ăn. Tôi hít sâu cái mùi chợ âm ẩm ấy lần nữa, lòng bâng khuâng tiếc nuối, một phần tuổi thơ yêu dấu đã đi về phương nào.
Ở gần chợ, thì biết hết cái đội hình móc túi. Ngày xưa trộm cắp như rươi giết người như ngóe. (he he đoạn sau là bịa đấy) Có câu chợ chưa họp kẻ cắp đã đến mà, cả đội chơi trò "tôm cua cá" lừa đảo bao bà đi chợ nhẹ dạ. Hồi bé tý chừng 7, 8 tuổi nhưng nhớ bọn móc túi hay chạy từ cái ngõ đối diện cổng chợ qua nhà ông S, qua đằng sau vườn nhà bà ngoại rồi thoát ra ngõ bên này, có lần còn vất cả ví ở vườn nhà mình. Có lần dì T hỏi thằng con ông S, mày lấy tiền của con bé ấy thế nào nó khóc to lắm. Thằng kia nhăn nhở bảo cháu nói cô nghe móc của nó chả bõ chạy. Được mấy đồng mà bù lu bù loa cứ làm như mất nhiều lắm.
Tôi học lên lớp 8 thì bố mẹ đóng gạch xây nhà chuyển đến nơi ở mới. Đôi khi tôi hoài nghi câu chuyện người mẹ Mạnh Tử vì con mà chuyển nhà tới gần trường học. Tôi luôn hoài nhớ ngôi nhà cũ gần chợ, bước chân ra ngõ là có mùi mặn mòi mà bây giờ tôi để ý không còn thấy nữa, mùi đất ẩm quyện với vỏ chuối và lá rau bị giập nát mà chúng tôi hay đi nhặt về cho lợn ăn, những người quen hàng tôm hàng cá hay mấy đôi vợ chồng lái lợn, đội hình móc túi chạy qua vườn ngoại ngày xưa giờ chắc ra tù hoặc sống đời hoàn lương yên ổn. Tôi thấy họ lành hiền và trọng tình làng xóm, vì mưu sinh có lúc cầm con dao bầu mà chỉ mặt nhau nhưng không có những suy nghĩ tàn độc thâm sâu như giới văn phòng máy lạnh. Dưới chân khu nhà đang ở bây giờ có một chợ đầu mối nông sản. Sáng đi chợ ngửi thấy mùi lá rau dập nát bỏ đi trên nền đất trống, gió đông bắc lạnh cắt, lá súp lơ, lá su hào, bắp cải. Chỉ là rác thôi mà tránh dẫm lên đó. Chừng như lát nữa sẽ có một bọn nhóc cầm bao dứa hiện ra và nhặt mang về nấu cám cho lợn ăn. Tôi hít sâu cái mùi chợ âm ẩm ấy lần nữa, lòng bâng khuâng tiếc nuối, một phần tuổi thơ yêu dấu đã đi về phương nào.
đây nhà ngay chợ ra điểm danh đây, đọc thấy thương thế. Hồi chiều gọi D ma ko ai nghe máy. Số đuôi 3392 đó.
Trả lờiXóaĐọc thú vị quá. Thế bây giờ còn thích ăn cá không?
Trả lờiXóaCái vụ trẻ con xóm trợ thì biết hết đội hình móc túi giờ chị mới biết đấy :)
Mà không cần phải nâng niu lá rau để lại đâu. Trẻ con thành phố bây giờ không hình dung được nuôi lợn thế nào, chúng còn không biết con lợn còn sống trông ra sao ấy chứ.
Anh thì chẳng liên quan gì đến chợ. Nhưng đi công tác cơ quan bố trí cho một cái khách sạn ngay chợ Bến Thành. Ở mãi thành quen, thành thích. Tối đói, lượn xuống làm bắp ngô, tô phở... rất là tiện và cực rẻ. Giờ thỉnh thoảng được ở vài sao, thấy không thích, không thân thiện nữa.
Trả lờiXóaSao mình chẳng nhớ mấy về tuổi thơ nhỉ, chắc mình thuộc dạng tuổi thơ bị đánh cắp rồi...
Trả lờiXóaHa ha, đọc còm của Nina bùn cừi qué.
Trả lờiXóaMình thì có rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ nhưng lại chưa muốn già để ngồi nhâm nhi kể lại... :D
Trả lờiXóa