Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Nghèo cũng cho thằng Tèo đi học



Đặt cục gạch.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Sự khác biệt

1.Hôm nay gọi điện hỏi bạn về chuyện một sứ quán đóng cửa. Nói chuyện với bạn xong thì phải lóp ngóp lên đây viết về bạn.

Bạn chắc chắn là người nhiều nghị lực nhất lớp. Vì mẹ bạn cũng ốm từ khi bạn học phổ thông, rồi mẹ bạn mất khi bạn đang học đại học, để lai 4 anh chị em bạn sàn sàn bằng đầu nhau.

Bạn chắc chắn là người thành đạt sớm nhất lớp. Vì bạn học hai trường một lúc, đi làm một thời gian ngắn thì bạn đi Pháp học, rồi bạn toàn đi làm những chỗ lương tháng khởi điểm bằng nửa năm lương của mình.

Bạn có lẽ là người tài hoa. Vì bạn vẽ tranh nhiều, hát cũng hay, còn tài lẻ nào nữa không thì mình không rõ.

Bạn có lẽ là người thực dụng. Có thể ngay sau khi mình viết bài này, bạn sẽ vào đây đọc, nhưng mình vẫn viết thế, vì lớp mình tổng kết thế. Các bạn ấy rất bực vì bạn từ khi mải mê học hành gần như quên hết bạn cũ, những mối quan hệ cũ. Cách đây 10 năm, hồi lớp mình còn rất thân nhau vì ai cũng có thời gian, có bạn hỏi "Thằng H Chí giờ nó làm gì ấy nhỉ?". Câu này thực ra là rất bàng quan, trách móc, hỏi kháy.

Có thể mình không thân nhất với bạn như các bạn thân của mình, nên mình không thất vọng. Mình nghĩ không ai ôm trọn được tất cả. Bạn bè thực ra không giúp được nhau cái gì, chỉ có những kỷ niệm thôi, nhớ hồi phổ thông, hay trao đổi với bạn về chuyện phụ huynh cùng bị ốm, rồi cùng go away, đi học đại học bị cận phải mua kính hay là lĩnh học bổng mua đôi giày thể thao màu trắng vì rét chân quá.

Nên mình không có kỳ thị mà ngược lại. Mình thỉnh thoảng vẫn hỏi thăm hoặc nhờ vả khi có vấn đề gì cao siêu. Khi các bạn khác ngăn mình, thì bạn bảo "Tôi nghĩ bà làm được". Hôm nay nói chuyện, bạn bảo lên facebook đi ủng hộ bạn sắp ra sách. Mình hỏi sách gì, bạn bảo cứ lên thì biết.

Mình lóp ngóp bò lên, tìm mãi chả thấy. Gọi lại hỏi bạn bảo ở trong note ấy. Nhưng mà note có 3 bài thôi. Bạn bảo chính là 3 bài ấy đấy.

Mình cười như ma làm. Cười 5 phút trên điện thoại chả dừng lại được. Bảo, ông có biết tôi có hàng trăm entry trên blog với một bàn tay fan hâm mộ không. Cả một cái blog 360 đi ma cao kéo nhị vì không biết save nữa. Thế mà tôi chả bao giờ dám nghĩ đến sách vở, sợ người ta cười. Còn ông mới được có 3 bài. Tôi cứ tưởng ông viết sách kinh tế chứ. Mà 3 bài, mọi người xem, được nhất là bài này:



Khi Mẹ trở dạ, Bố thành kẻ xa lạ quan trọng…
by Huy Do Quang on Thursday, December 23, 2010 at 5:13pm

Lần đầu tiên bố được trải nghiệm cái cảm giác là kẻ xa lạ quan quan trọng khi mẹ chuyển dạ sinh Xuxi. Lúc ấy bố biết điều lo lắng nhất của mẹ là Xuxi và sự đau đớn. Lúc đó bố biết là mẹ không quan tâm đến bố như hàng ngày, mẹ biến bố thành kẻ xa lạ, nhưng bố biết là mẹ cần bố, và bố không thể không có mặt bên mẹ lúc ấy.

Bố chỉ biết mẹ kêu đau, rất đau. Bố không được phép hỏi “có đau không em, đau thế nào“ hoặc cũng không được nói “cố lên mẹ Xuxi, anh biết rồi, em làm được mà“. Vì đương nhiên là mẹ biết tất cả câu trả lời, và lúc đau như thế mẹ không thể nói được, và không nói được thì mẹ sẽ dễ nổi cáu hơn. Khi mẹ nổi cáu, bố bị đối xử như kẻ xa lạ.

Bố nghe các chú các bác đã kinh qua cái giây phút bên vợ lúc chuyển dạ kể rằng “lúc đấy nhìn các bà vợ thật khủng khiếp, các ông chồng có thể bị chửi rủa thậm tệ, bị đánh, bị đạp…bạo lực và xã hội đen“. Hoặc các bác các chú ấy chỉ đứng ngoài cho đến khi nghe thấ tiếng khóc oe oe. Thật tủi thân cho vợ của các chú các bác ấy quá. Lúc sướng thì mình được hưởng mà lúc đau bắt vợ chịu một mình.


Bố không tin những điều đó. Và sự thật là những điều đó kinh khủng được nghe đã không xảy ra với bố, vì mẹ là mẹ của con và là vợ của bố mà. Lúc đấy bổ chỉ là người xa lạ quan trọng. Bố nhấn mạnh từ quan trọng, bố tự cảm thấy thế để đỡ tủi thân vì từ xa lạ mà thôi. Bố luôn ở cạnh mẹ và con cho đến khi con cất tiếng khóc oe oe.


Bố sẽ không bao giờ cảm nhận được cái đau mà mẹ con đã trải qua lúc chuyển dạ. Bố tìm mọi cách để hiểu, nhưng chỉ biết là rất đau, đau không thể tả, đau khó chịu, đau dữ dội, đau ngấm ngầm, đau lâu, đau dai dẳng…Bố có thể dùng tất cả những gì khi người ta nói về cái đau, nhưng cộng lại bố tin là cũng không thể định nghĩa nổi cái đau chuyển dạ của mẹ. Bố lúc đấy chỉ biết căng lên như dây đàn, chỉ mong sao hai mẹ con vượt qua thử thách thật nhanh. Nhưng con đã không làm như thế, con muốn ở trong mẹ lâu hơn một chút.


Cái đêm hôm đấy sao dài thế, bệnh viện sao vắng thế (chỉ có mình mẹ con chuyển dạ mà), bố nhìn đồng hồ từng phút…Các bác ỹ và y tá vẫn tận tuỵ động viên. Bố mẹ thấy yên tâm hơn.


Sau 6 tiếng đồng hồ, đến tận 12 giờ đêm, mẹ con mới được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trước khi sinh. Lúc đó, con đau dịu xuống, bố vẫn ở bên hai mẹ con. Nhìn mẹ, bố không còn cảm thấy mình bị xa lạ nữa. Bố chỉ là người không thể thiếu trong giây phút ấy…


(Còn nữa – Bố mẹ cùng chào đón Xuxi…)


2.Cách đây hơn tháng, bạn ấy chat với mình như thế này:
doquanghuy611: Duong oi
doquanghuy611: hom truoc goi tao co viec gi khong
doquanghuy611: dao nay the nao
doquanghuy611: co gi moi chua
doquanghuy611: cong viec, tinh yeu
nguoilavuaden: hôm đấy gọi nhờ cho gặp cái thằng Hoàng Hà gì đấy học thi Ai eo
nguoilavuaden: nhưng hôm nay tao không học nữa rồi
doquanghuy611: the ah
doquanghuy611: Hai ha
doquanghuy611: Hai Ha
doquanghuy611: uh
doquanghuy611: neu can hoc thi alo
nguoilavuaden: mịa
nguoilavuaden: việc học cần kíp mà gọi nửa tháng mày mới nghe máy còn nói chuyện gì
doquanghuy611: can kip gi ma sao khong thay goi lai
doquanghuy611: ban qua hom nay kiem tra may moi thay cuoc goi nho cua may
nguoilavuaden: có lúc nào mày không bận không nhỉ
nguoilavuaden: đọc blog tao không
doquanghuy611: gui di
doquanghuy611: lau roi tao co bloc bliec gi dau
nguoilavuaden: nhưng mày có thời gian comment không nhỉ
nguoilavuaden: vì có người muốn đọc cũng khó
nguoilavuaden: trong khi đó cứ mời mấy đứa bọn mày, có lần mời thằng Văn, nó còn từ chối.
nguoilavuaden: ha ha


doquanghuy611: thi cu moi di
doquanghuy611: may chon doi tuong doc la dung day
doquanghuy611: hom truoc tao tu duong nghi den lop minh
doquanghuy611: trong do co may
doquanghuy611: tao tung nghi may se la mot nha van
doquanghuy611: nha viet gi do
doquanghuy611: nhung khong ngo lai la mot...
doquanghuy611: chang thay an nhap ti nao
doquanghuy611: y nghi cua tao that vo duyen

nguoilavuaden: thật hả

doquanghuy611: Vi noi thuc neu hoi tao ghet ai nhat tren doi
doquanghuy611: thi tao noi la tao ghet cai nghe cong an
doquanghuy611: uh
doquanghuy611: tao cu tuong tuong may mac mot bo quan phuc
doquanghuy611: so sanh voi mot nu nha van nha bao nao do
doquanghuy611: thay khong so sanh noi nua
doquanghuy611: vi su thuc thi may la...
doquanghuy611: con cai nha van nha bao tao nghi den lai co mot chut gi do manh me, chut gi do dam dan than, dam viet va viet nhung van de gai goc
doquanghuy611: co ve giong tinh cong an
doquanghuy611: nhung khong phai cong an
doquanghuy611: ha ha

nguoilavuaden: ha ha
nguoilavuaden: bạn mình có đề cao mình quá không
doquanghuy611: cuoi tuan rang ghe qua nha tao choi
doquanghuy611: tao di ve day

doquanghuy611: bb
nguoilavuaden: lớp mình có thằng Khanh ngày nào cũng đọc blog tao
nguoilavuaden: để tao bắn link đã
nguoilavuaden: rồi hãng về

3. Nhưng rồi sau khi cúp điện thoại. Mình nghĩ.
Có thể đấy chính là sự khác biệt để bạn trở thành bạn và mình trở thành mình của ngày hôm nay. Giữa một người chỉ mới có 3 bài viết đã nghĩ đến chuyện in sách và một người luôn toan tính thiệt hơn trong thế giới quá rộng lớn này.

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Lảm nhảm về Tuyển

Hôm nọ đang ngồi học thằng em ở dưới Hải Phòng gọi điện bảo em đang ở quê TB ở nhà bác H, bác ấy có chuyện muốn nói với chị. Hóa ra là nó muốn lấy sức ép của bác nhờ mình mua hộ vé xem bóng đá. Bảo với nó chắc mày nghĩ chị là tiên hay là mỹ nhân.

Hôm trước comment bên nhà anh Th là trong đời xem được có một trận của Tuyển. Thực ra là nói hơi điêu chứ rà soát lại thực ra xem mấy trận như này: trận năm 97 thắng Thái Lan 3 -0, hình như đến nay là trận thắng TL duy nhất thì phải; trận Seagame 23 không nhớ là 2003 hay 2004 2005 gì đấy hình như là thua hay hòa nhưng Văn Quyến đá trận đấy hay lắm với lại trận hòa 1 - 1 năm 2008. Hành trang của em với các anh chỉ có thế thôi. Bởi vì nói ra thì dài nhưng túm lại tình yêu của em với các anh là có bờ bến, nó cập bờ từ khi các anh chưa đá đã tính chuyện bán độ ha ha.

Nhưng mà con người mình kể cũng phức tạp. Hồi 360, có một anh làm mình bức xúc đến độ đẻ ra hẳn một entry có tiêu đề "Unforgiven, I delete his blog from my link" tại vì anh ý thấy già trẻ lớn bé đổ ra đường ăn mừng anh ý bảo cả một dân tộc mọi rợ, ha ha, mình bảo giả sử con anh học dốt đặc cán mai táu, tự nhiên đỗ vào một trường đại học hạng ba. Và thi bằng phương pháp trắc nghiệm nên cháu nó đỗ thì cả họ nhà anh có ăn mừng không. Nhớ là lần ấy tự nhiên thế nào mà lại vào vòng trong, hình như thằng Lào nó nhường hay sao ý.

Mà nói chung nhiều người bức xúc lắm. Hôm nọ lần mò vào blog ms, đọc lại cái comment của mình ngày xưa, ý là thông cảm cho đội hình phất cờ, chứ cái bác gì lên báo kể là có tên trong danh sách đề cử Nobel, bác gì ở trường Tự nhiên thì phải, bác ý không mang lại cho em niềm vui, sự phấn khích, cơ hội lãng quên hiện tại để refresh tâm hồn, thông cảm một chút. Bạn ms muốn người ta hâm mộ Đào Anh Khánh cơ, khổ, nó hơi cao. À mà giờ có NBC rồi, thì có bọn nó lại bảo là tự hào tự sướng. Mình chân đất mắt toét chẳng đá được bóng và không biết nghiên cứu khoa học. Nên giờ vẫn mông lung không biết có được vui nhờ hay không nữa.

Bây giờ được đọc nhiều hơn ngày xưa. Thấy người ta bảo chỉ đất nước kém văn minh mới thích bóng đá thôi, kiểu như nghèo thì mới cần liều thuốc tinh thần. Cũng hơi chạnh lòng. Vì từ hồi đi làm ở Hà Nội, thấy các anh lịch thiệp hoành tráng chả có anh nào thích xem bóng đá, nên chả tuyển được anh nào xem cùng. Chán thế.


Bonus:
Khoảnh khắc bóng đá
Kỷ niệm về bóng đá

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

No action, eat only

- Cá đao khô rán
- Cá thu rán chấm mắm chanh tỏi ớt
- Xôi sắn
- Ốc luộc Đinh Liệt
- Gội đầu hấp tóc
Hí hí.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Khúc giao mùa



Vẫn sợ một ngày nào đó những người già lần lượt khuất núi, những người trẻ chuyển sang ăn Tết Tây và thời tiết Hà Nội giống như Sài Gòn, còn Sài Gòn giống như Đà Nẵng.

Dù đã già đâu mà sợ mất ký ức.

Nếu có thời gian đọc lại những bài đã viết trên blog sẽ thấy quá nhiều viển vông.

Trong muôn vàn khó khăn và sâu thẳm cô đơn cả khi giữa bao la bè bạn, vẫn thấy biết ơn từng năm tháng đi qua cuộc đời mình.

Và một năm đi qua với bao kỷ niệm, để ta nhớ mãi không quên....

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Bệnh thành tích

Thất nghiệp ở Mỹ đang ở mức báo động. Hơn 10 000 người biểu tình đẫm máu và nước mắt tại Nga. Triều Tiên bất ngờ nã pháo. Nobel Hòa Bình vừa trao vắng mặt. Tuần 3 buổi Sao Mai điểm hẹn mí cả VN Ai đồ, à có em Lều đẹp như vừa đi chuyển giới về. Sáng dậy từ 5 rưỡi đi vào trong Cổ Nhuế. Buổi tối ngồi học với các cháu xinh như truyện tranh Manga. Vàng từ 30/4 tới giờ tăng gần gấp rưỡi. Hôm nọ thấy title "Vàng đang trên đà giảm giá" dại dột vào đọc hóa ra nó giảm 20 khìn. Việt Nam sắp vô địch rồi có khi gom tiền đi buôn cờ.
Trong không khí chào mừng Đại hội Đảng như thế mà phải viết Tổng kết năm Blog 2010.
Thật là bon chen quá đi!

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Hà Nội, lời tỏ tình

Patrice JORLAND
Bài viết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

Khi tôi tới Hà Nội, cuối tháng 9 năm 1983, người ta chỉ có thể qua lại sông Hồng bằng cầu Long Biên - cây cầu mang đậm dấu ấn của thời gian và chiến tranh; tàu điện chạy với vận tốc thật chậm trong thành cổ; xe tải chỉ có một đèn như là "người chột" và người dân đi lại bằng xe đạp không đèn cũng không phanh. Sau khi trời sập tối rất nhanh, chỉ có vài ngọn đèn dầu le lói giúp người dân đi bộ dò dẫm trên vỉa hè và tránh ổ gà. Thời kỳ đó thật là khó khăn đối với người dân Việt Nam, tiếp tế khó khăn và thiếu thốn phổ biến. Vì vậy các gia đình tăng gia cải thiện đời sống bằng cách nuôi gà và lợn. Ta có thể thấy lợn ủn ỉn ở trước cửa nhà hay gà cục ta cục tác từ ban công, hay hôm nào đó ta nhìn thấy ở gần Bưu điện trung tâm một cậu bé lùa những chú ngỗng của mình. Trong những việc làm thêm, có người chuyên vá xăm và bơm lốp xe, có người nạp ga bật lửa. Điện bị cắt thường xuyên và lâu, cung cấp nước không đảm bảo. Vì điện thoại và bưu chính hoạt động không tốt nên người dân phải di chuyển mỗi khi cần bất cứ sự liên lạc nào. Mùa đông là mùa khắc nghiệt nhất trong năm với mưa phùn. Người dân đội mũ kín đầu và quàng khăn len nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là họ vẫn đi xăng đan với chân trần không tất.

Cũng như những thành viên khác của ĐSQ Pháp, nơi tôi làm việc, tôi đã sớm bị thuyết phục bởi vẻ quyến rũ của Hà Nội. Ngày hôm nay cũng vậy, với tôi, người có cơ hội biết đến mọi vẻ đẹp, của châu Âu cũng như của châu Á hay Hoa Kỳ, nơi đây vẫn luôn là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới :)

Người ta có thể tin rằng sức hấp dẫn đến từ nét trữ tình của những cảnh sống thường nhật, nhưng điều đó được tìm thấy dưới một cách khác ở Việt Nam, cũng như trong phần lớn những nước châu Á khác. Quả vậy, ngồi xung quanh những chiếc bàn ngay trên vỉa hè trên chiếc ghế bé xíu người ta có thể thưởng thức một bát cháo và nói chuyện với những người bạn và còn có thể thưởng thức cả những khu chợ và âm thanh cũng như mùi đặc trưng của những quầy hàng trong chợ. Những điều đó nói lên rất nhiều nhưng không phải là điều quan trọng nhất. Điều làm nên thành phố trước hết là không gian và quy hoạch đô thị của nó.

Địa hình Hà Nội phẳng, nếu không kể đến những chỗ lồi lõm mà từ đó có thể bao quát cả thủ đô chỉ trong một ánh nhìn thì bạn thấy đường chân trời cũng phẳng. Mặc dù Hà Nội rất giàu có về di tích lịch sử, nhưng không hề có một tòa lâu đài nguy nga hay những ngôi miếu oai nghi. Vì thế mà cần phải tìm về những nguyên tố cơ bản, theo luật phong thủy, hiển nhiên là thế. Người châu Âu quan niệm có bốn nguyên tố: nước, đất, lửa, gió, còn đối với người Việt Nam thì có năm: nước, đất, gỗ, lửa và kim loại. Hà Nội được tạo thành từ sự kết hợp giữa những yếu tố trên, mà trước nhất là ba yếu tố đầu tiên. Nói rằng Việt Nam là nơi lưỡng thổ, với các vùng đồng bằng và đồi núi thật không chính xác; nói rằng thực vật khắp nơi đây đều gắn với đất và nước thật ra chỉ là mô tả những gì ta có thể nhìn thấy từ chòi canh Tam Đảo hoặc từ bất kỳ ngôi làng nào. Người ta vẫn nhắc lại ở đây nhiều sự tích, đặc biệt là sự tích cuộc tranh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Thủy Tinh xuất hiện cùng sông Hồng và những trận lũ lụt, những trận mưa bão, bù lại cũng gắn bó một cách êm đềm hơn với nhiều hồ, ao hay bể trước mỗi ngôi đền. Đáp lại, Sơn Tinh cho xây đập và lấp đầy những vùng đất ngập nước. Cùng nhau, họ đã tạo ra khóm tre, rặng hoa, những cây đa, cây dâm bụt, cây xoài, cây gạo, những cây hoa sữa, hoa phượng, hoa giấy mà người ta sẽ có thể lập lại một danh sách đã từng thống kê gồm 40.000 cây và 72 giống khác nhau, thêm vào đó là các loại cây cùng các loại bon - sai được trồng nơi thềm cửa, nơi mà những chú mèo ngày đêm âm thầm canh gác. Còn hai yếu tố nữa mà người ta tìm thấy sự kết hợp hầu như trong khắp thành phố - từ những điểm thành trì bằng đá đến bê tông như ngày nay và bởi vì làng cũng là sự kết hợp chằng chịt ấy nên người từ nông thôn đến không cảm thấy xa lạ cho dù tiếng động , giao thông và sự náo nhiệt của phố phường có làm họ sửng sốt. Lửa và kim loại, con người làm ra chúng, sử dụng chúng trong công việc và trong nấu nướng. Hơn thế nữa, khi con rồng tung cánh bay lên, sau đó được lấy làm tên của thủ đô, cũng khạc ra lửa và lưỡi kiếm báu của thần rùa hồ Hoàn Kiếm cũng làm bằng kim loại.

Cấu trúc của Hà Nội nổi tiếng với ba đặc điểm chính: 36 phố phường thủ công mỹ nghệ và buôn bán kéo dài tới chợ trung tâm; kiến trúc từ thời thuộc Pháp in đạm sự đa dạng của các tỉnh thành phố Pháp, minh họa rõ nét lối kiến trúc nửa đầu thế kỷ trước, cuối cùng là các thành trì, cột cờ và không gian trang trọng hơn: quảng trường Ba Đình, bảo tàng, ngôi nhà cụ Hồ cùng ao cá có những chú cá chép phàm ăn, nơi mà biết bao bước chân người tham quan từ khắp các tỉnh thành đất nước và nước ngoài thôi thúc tới thăm. Những khu phố nối liền vào nhau nhờ vào các tuyến phố phủ bóng cây. Thành phố với kích thước vừa phải, nói một cách khác giống như thủ phủ của một tỉnh, điểm nhấn bởi các ngôi làng vây quanh hợp vào thành phố. Một số làng đã tồn tại như từ trước khi được nhập vào thủ đô, với các ngành nghề riêng của mình. Một số mới hơn hình thành dần dần thành những cụm riêng biệt khi thì do đặc trưng nghề nghiệp khi thì do điều kiện địa hình. Mỗi làng có một ngôi chùa, một mái đình, một mùi hương trầm, những tình làng xóm và những kỷ niệm san chung.

Ta đang chạm vào đây, tôi tin thế, cái sâu thẳm huyền bí của Hà Nôi. Thành phố theo định nghĩa là sự sáng tạo của con người. Dù thế, vai trò của con người không giới hạn ở việc xây dựng và quy hoạch không gian đô thi, họ còn cho nó một cuộc sống. Chính xác hơn, đó là cuộc sống của một thành phố mà những gì làm nên sức quyến rũ đặc biệt tới từ phương thức mà người dân sống trong thành phố của họ, cách họ bám lấy thành phố của mình để sinh sống, để chiếu sáng, trang hoàng, và để đáp ứng với nhu cầu của mình, thậm chí bất tuân những quy định, cách mà họ đi lại, chất đầy thành phố những rác rưởi, tiếng động và cả sự im lặng tùy theo từng thời điểm trong ngày và theo mùa. Khi người ta nói những người dân, cần phải hiểu đó là cả cư dân trong tổng thể, ví dụ như xu hướng cơi nới ban công thành những phòng thêm hay sự phổ biến rộng rãi của việc tự thi công, nhưng cũng phải hiểu đó còn là từng cá nhân và từng nhóm người thành thị. Những người làm nên Hà Nội, ấy là trẻ em, người già, những người mẹ và cả những người công nhân trong xưởng mở trên phố, những người buôn bán vỉa hè hoặc trong các sạp hàng, những người nghỉ hưu tập thể dục bên bờ hồ, những thiếu niên đỏm dáng và những thiếu nữ yêu kiều. Điều làm nên Hà Nội là tình làng xóm đầm ấm, là đám cưới, đám ma, là những lễ hội nhộn nhịp cả năm trời, đặc biệt hơn là ngày lễ cho trẻ em và dịp Tet, những hội tụ, những khẩu hiệu, băng rôn, những ngôn từ chính trị, hay những chiếc loa phóng thanh của phường. Và trong một số thời điểm của năm, có những cánh diều vẫn nhảy nhót trên khắp bầu trời.

Sau gần 4 năm, nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam kết thúc vào cuối tháng 8/1987, nhưng tôi đã có dịp trở lại Hà Nội nhiều lần qua những kỳ nghỉ ngắn hơn. Mọi điều không còn như trước nữa và thành phố cũng thay đổi. Không còn thiên nhiên nữa, nhưng thành phố không thay đổi trở thành viện bảo tàng - mặc dù tôi luôn giữ cho mình mối liên kết mật thiết với thủ đô mà tôi từng biết, tôi vẫn không khỏi bâng khuâng. Người ta đã và đang xây dựng rất nhiều. Tôi không biết ngày nay có bao nhiêu cây cầu đang bắc qua sông Hồng. Người ta vẫn giữ những điều cốt yếu và cách sống của thành phố vẫn còn nguyên. Chỉ một vài điều không mấy dễ chịu tới từ sự lưu hành của xe gắn máy, của tiếng động và bụi bẩn đi kèm, nhưng tất cả những điều đó đều có thể sửa chữa được với một chút lòng thiện nguyện. Phải công nhận rằng giao thông đường phố như là một màn kịch kỳ thú và việc qua đường như là một bài luyện tập đặc biệt. Quả thật, trong tôi vững chãi một niềm tin rằng thật khó để người Việt Nam có thể ngừng làm người Việt Nam và người Hà Nội có thể ngừng yêu Hà Nội. Tuy thế, tôi vẫn mạn phép có một vài lời khuyên sau đây thay cho lời kết: hãy loại bỏ việc phân chia các không gian xã hội và giữ lại việc đa dạng hóa các hoạt động; nếu một cái cây biến mất, hãy trồng thêm hai; đừng san lấp các hồ, ao hay bất kỳ một diện tích nước nào, hãy tạo ra chúng trong mỗi khu phố mới. Và sau đó, xin hãy để tàu điện quay trở về!

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

:)

Buồn buồn đóng blog cho vui :)

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Lảm nhảm

- Em Q hỏi. Chị đã sẵn sàng dùng facebook chưa để em đặt lại DNS. Mọi người chơi ở đó vui lắm, có cả chị Thụy Anh nữa. Bảo DNS thì chị đặt rồi nhưng facebook thì chưa. Ngại phải đọc một ai đó từ đầu quá.

- Thấy mọi người nói chuyện ăn chay trường. Mình cũng manh nha ý định ăn lại. Hồi trước ăn được 1 tháng thấy hiệu quả lắm. Chỉ hiềm nỗi những lúc phải đi ăn thì không biết làm sao, vì lúc mình đi ăn bình thường mình thấy đứa nào ỏn ẻn cái gì cũng không ăn được mình chỉ muốn đấm. Mà hồi ăn chay một tháng hồi trước đen làm sao toàn dính off, ăn chay trường là nước lọc cũng không được uống tự do đâu, nên đã ngồi trong góc rồi mà vẫn trở thành dấu hỏi to đùng với mọi người ặc ặc. Mà lòng còn tham sân si muốn kết bang giao bốn bể lắm. Vậy ăn chay làm sao đây?

- Kế hoạch là vào cuối tuần rét nhất của mùa đông năm nay sẽ độc cô Bắc Hà và Simacai. Xe giường nằm chạy một đêm nha các bưởi. Từ từ sẽ bắn tỉa từng địa danh một.

- 8 năm nữa WC sẽ diễn ra ở Nga. Thật sự 8 năm không phải là quãng thời gian dài. Có khi chưa kịp làm gì thì nó đã đến. Bây giờ trong đầu không có cái gọi là mơ ước nên không có vẽ vời chuyện xa xôi. Mà cay nhất là không phải vấn đề xiền. Dù sao đây cũng là một tin rất vui.

- Nghe toàn chương trình ăn chơi nhỉ. Dù trong lớp buổi tối như vịt nghe sấm. Mở máy tính ra để học thì lại viết nhảm nhí, bạn Lan đọc sẽ mắng. Ta nói già rồi không có học được. Để kể chuyện lòng mẹ cho nghe.

- Chị V bảo. Chị nhờ D nói với L, nếu sau này cháu có bị làm sao, cháu có vấp ngã mà không nói với ai được thì cháu hãy nói với cô. Cô lúc nào cũng ở bên cháu. Cô có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chị nói với mình những câu đó mà giọng vẫn còn run. Xót ruột. Vì chị nói với con bé, nó bảo, mẹ chỉ mong con vấp ngã phải không, mẹ suốt đời chỉ mong con vấp ngã, con vấp con sẽ tự đứng dậy không cần mẹ.
Mình nói, em sẽ truyền thông tin đấy nhưng chị nhờ Lan tốt hơn, nó hâm mộ Lan hơn em.
Lại nhịp điệu buồn.

- Buổi trưa thức giấc. Thốt nhiên nghĩ về những buổi chiều nấu cơm ngày nhỏ. Bố thường gọt hộ cho quả mướp nấu canh. Vì con bé không biết gọt mướp bằng kim băng. Nó sẽ mân mê cho quả mướp nũn ra. Không thích ăn nhưng mướp là loại rau rất quen thuộc vì thứ rau đó lúc nào cũng nhiều trên nền đất mới vật lên bằng bùn ao.
Càng đi xa trên con đường đời càng hay cảm động bởi những điều nhỏ nhặt. Kỷ niệm dẫu nhỏ bé bình dị bỗng nhiên trở lại trong suốt như pha lê. Hạnh phúc bởi vì cảm giác yêu thương dành cho mình rất gần, yên chí không bao giờ mất, hạnh phúc vì nỗi đau khổ nhưng ngọt ngào đã sắt lại trong tim như một cục kẹo. Đôi khi nhìn một người lớn tuổi còn cả bố lẫn mẹ mà thấy thương người ta. Rất ngược đời và cũng không phải đạo. Nhưng quả thực, nghĩ, điều khốc liệt nhất trong đời còn đợi người ta, ai rồi cũng phải trải qua.
Bạn, đọc đừng buồn. Lổn nhổn như nồi sắn dây bị sống.