Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2010

Thắng cố


1. Hồi trước đọc đâu đó có một bạn bảo cái áo khoác trắng bạn mặc ở Canada hết 6 tháng mùa đông mới phải bỏ vào máy giặt trong khi cũng cái áo đó ở Hà Nội chỉ được 1 ngày, lúc đọc thấy như chính mình bị sỉ nhục á chả lẽ nhất nhật ở đây lại bằng 6 tháng ở ngoài là sao là sao là sao, nên quyết tâm mặc cái áo trên kia 1 tuần, vừa giặt. Giặt xong ta nói cái áo này từ nay chỉ được trưng dụng vào buổi sáng mồng một tết.
2. Bạn Lu muốn tả không khí chiều 30 Tết ở Hà Nội dư nào, thì miềng không biết, nếu mà đoán thì chắc nó cũng ắng lặng và tinh khiết giống đêm Noel ở Cali thoai. Năm kĩa (năm kia, năm kìa, năm kĩa) có một bạn nhớ Tết như ở dưới. Chắc là người ta chỉ nhớ khi còn vương thôi, vương vấn. Còn đi lâu rồi, thì Tết chỉ là quy ước. À, chuẩn bị Tết có 2 việc rất thú vị là việc làm mứt của bọn con gái, dễ làm nhất là mứt dừa, khó thành công nhất là mứt khoai tây; và việc cuốn pháo của bọn con trai, mua một lạng thuốc nổ về cuộn giấy đổ thuốc pháo vào rồi gắn xi.
gEm đã hẹn gặp nhau đêm ba mươi
Bên bếp lửa nồi bánh chưng rất ấm
Uống chung nhau một ly trà đậm
Sẽ kể hoài mà không hết chuyện vui
(Thơ Trần Ngọc Châu)
Những người đi xa luôn mong Tết. Chỉ có Tết mới được trở về nhà hưởng niềm vui sum họp một cách chính đáng mà không phải áy náy như những kỳ nghỉ khác. Nhớ lại, trong năm có những lần làm việc căng thẳng quá nghỉ phép mấy ngày, vậy mà vẫn không cảm thấy vui, khi mọi người xung quanh làm việc thì cũng chẳng chơi với ai được. Mấy năm trước hay lọ mọ khuân vác quà Tết cho sếp, vừa là thông lệ cũng là tình cảm. Bây giờ xa nhà rồi, Tết đến mình chẳng quan tâm xem lãnh đạo cần gì thiếu gì, cái gì không xuất phát từ tấm lòng thì khó làm lắm, Tết bây giờ là khoảng thời gian quý giá dành cho gia đình và bạn bè, là khi mong ngủ nướng và không phải tiếp khách, ai cũng nói ăn uống quan trọng gì, Tết thì ai ăn được, nhưng cứ đến 30 mà xem, tủ lạnh nhà nào nhà đấy cũng đầy đủ lệ bộ sẵn sàng đón một cái Tết cổ truyền. Năm nay không mua giò chả Quốc Hương nữa, mới phát hiện ra một bà cụ ở chợ Ngọc Hà bán rất ngon mà không phải chen nhau mới mua được như thời bao cấp. Đã lâu lắm rồi không còn ai gói bánh chưng. Tết vui nhất là khi Tết đang đến. Là khi ra chợ chọn mua 100 lá dong thì được 2 bó lá, về rửa, lau, tước cậng, lấy một cái lạt đo khuôn bánh chưng làm cữ, rồi lấy 2 lần cữ đấy mà cắt lá, cứ 4 lá thì gói được một bánh chưng. Bánh chưng nhà ai ngon, là do người chủ để cả niềm vui và trách nhiệm vào cái bánh. Ngon từ khâu chọn gạo, nhặt sạn, ngâm lên rồi xóc muối để ráo nước( gói bánh chưng mà quên xóc muối thì ôi thôi). Rồi đãi đỗ cho sạch, đồ lên, đánh tơi ra, nắm thành nắm nhỏ. Mỗi cái bánh 4 lạng gạo, 2 lạng đỗ, 2 lạng thịt, vừa phải thôi, bánh chưng mà đầy lè thịt ra cũng không ngon, thịt phải thịt mông, vai, vừa mỡ vừa nạc đều nhau, xếp 2 miếng vòng quanh giữa bánh. Gói bánh xong thì xếp vào nồi luộc, cho những cậng và đầu thừa lá xuống dưới đáy xếp bánh lên trên, chèn lá và cậng vòng quanh nồi sao cho cái bánh ở đâu cứ yên vị ở đấy đến lúc chín. Luộc bánh càng kỹ càng ngon, nhà mình hay để 12 tiếng. Khi vớt ra là đến khâu ép bánh. Bánh có rền ngon hay không là ở khâu này. Xếp bánh ra ghế dài, lật ngược một cái ghế khác lên trên, lấy vật nặng đè lên trên ấy, luộc bánh từ sáng đến 10 h thì vớt, ép bánh đến sáng mai thì được. Trước khi vớt bánh phải rửa qua bằng nước lạnh, cho hết những màu mỡ thôi ra. Bánh chưng ngon là sau một ngày luộc. Gói bánh chưng tính từ lúc ra chợ mua lá đến lúc để được cặp bánh lên bàn thờ là đúng 2 ngày. Tết vui là những lúc như thế. Không phải gói bánh chưng, một cái Tết đỡ đi bao nhiêu việc phải làm. Cũng lâu rồi mẹ không làm gà cúng giao thừa nữa, trẻ con đứa nào cũng bảo chẳng ăn đâu, để giải phóng sức lao động đi, chứ cứ cả năm cả đời cắm mặt vào bếp núc, rồi cũng chẳng biết pháo hoa nó bắn lúc nào.


3. Chuyện của bạn.
Anh và cô quen nhau theo sự sắp đặt của hai gia đình. Tình yêu diễn ra như một điều hợp lý. Một sự trục trặc trong công việc làm cô phải trở ra Bắc khi họ mới đăng ký kết hôn chứ chưa làm đám cưới. Hai năm sau cô quay trở lại, thời gian và không gian không làm thay đổi tình yêu của họ, đám cưới diễn ra như dự tính, và con trai họ ra đời, tưởng như rất đẹp.
Cuộc sống chung với gia đình nhà chồng không hề đơn giản, thói quen chi tiêu tiết kiệm của mẹ chồng, lối sống tự do của các cô em gái cộng với sự kỳ vọng quá đáng vào anh chồng từ xưa nay chỉ biết cắm đầu vào học làm cô mệt mỏi. Cô xin ra ở riêng, anh miễn cưỡng đi theo vợ con. Có một buổi chiều tan giờ, anh về thăm bố mẹ, hai ông bà đang đi tập thể dục, anh đi tìm. Họ gặp nhau ở giữa đường. Bà mẹ ôm lấy anh, òa khóc, T ơi mẹ nhớ T quá.
Anh động viên vợ về ở với mẹ một thời gian cho con lớn rồi hẵng về nhà riêng ở xa trung tâm. Vợ anh không chịu, cô biết anh là người hiền lành, cô là mối tình đầu của anh, việc ra đi đã là một bàn thắng của cô, dại gì bây giờ tự nhiên quay về, Tết âm lịch cô xin phép mang con về Bắc ăn Tết với ông bà ngoại, không có anh đi theo, cũng bình thường vì anh không quen ăn Tết Bắc.
Khi cô mang con quay trở vào, anh nói lời chia tay cho một cuộc hôn nhân ngắn ngủi. Không ai lay chuyển được anh. Tình yêu có muôn ngàn lối, còn khi chia tay chỉ có một nguyên nhân là đã hết yêu.
Cô bị shock, cô nhớ những đêm mùa đông rét mướt cùng bạn đi quanh hồ Thuyền Quang lòng cô đau đáu về phương nam nắng ấm, cô nhớ những buổi tối chầu chực xin chuyển việc, những chuyến xe ngày giáp Tết gợi nhớ cuộc đoàn viên. Đã cực nhọc biết bao để đoàn tụ, vậy mà bây giờ họ lại chia xa.
Cô có một quyết định khác thường. Cô không nuôi thằng bé. Nhà chồng cô sau phút choáng váng đồng ý nhận nuôi. Hôm chồng cô chở mẹ anh xuống đón con, cô không ở nhà, cô ở một chỗ nào đó, khóc, nghĩ, mình đã cướp mất con người ta thì bây giờ người ta lấy con mình.

(Thôi tớ đi ăn cơm cái đã nhé - Cái entry này thiệt là một nồi thắng cố phải hem?)

4 nhận xét: