Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Cảm, biến chứng, dấu hiệu nhận biết, cách xử trí.

Cảm ai cũng mắc, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đặc điểm: có thể gây sốt nhẹ quanh năm nhưng rầm rộ nhất vào mùa nóng và mùa mưa. Cảm không gây chết người nhưng biến chứng của nó rất nguy hiểm.

Khi nhiễm cảm nếu không ngăn chặn sẽ phát sinh biến chứng, biến chứng vào dạ dày gây viêm dạ dày, vào phổi gây viêm phổi, vào gan gây viêm gan, vào xương gây viêm xương. Tất cả các bệnh hiểm đều do biến chứng của cảm.

Cảm chỉ đánh vào người yếu ( yếu thể trạng lúc đó) nó tấn công khi chúng ta mệt mỏi và sức khỏe suy giảm, khi sinh hoạt buông thả, khi chủ quan coi thường không chú ý.

Để tránh mắc cảm cần cẩn thận khi tiếp xúc với nước, lửa, bụi khói, khi đói hoặc ăn no mà tắm cũng dễ bị cảm.

Sống lâu không khó, miễn là tránh đừng để cảm, cảm rồi biết cách khử.

Đi đường bị nhiễm nước mưa, về phải tẩy ngay bằng nước ấm, nhúng chân vào nước mưa cũng bị coi là nhiễm.

Cách đây 100 năm nước mưa rất lành, người ta có thể hứng nước mưa uống sống từ thân cau. Từ khi phát triển công nghiệp, khói bụi các nhà máy phun lên dày đặc, nước mưa hiện nay cực độc.

Đập củ gừng vào nước tắm, sau 7h tối không nên tắm gội thì đập gừng vào chậu nước ấm lấy nước đó lau người cho sạch, nhớ uống một cốc nước gừng để giải trừ độc tố ở bên trong cơ thể. Nếu có kèm theo hắt hơi thì nuốt một nhánh tỏi, nếu có cảm giác ớn lạnh dùng cao sao vàng bôi dọc cột sống của người bị cảm từ dưới chân gáy xuống dưới xương cụt và bôi các vệt sườn 2 bên đằng lưng đằng ngực bụng, kheo tay lòng bàn tay, kheo chân lòng bàn chân. Nếu cảm chưa diệt được thì có biến chứng:
- Sốt cao: trên 38 độ là sốt cao, tuyệt đối không được để sốt cao vượt quá 40 độ vì ngưoi lớn không thể chịu được nhiệt độ trên 40, trẻ nhỏ có thể chịu được đến 41 độ. Khi sốt cao vượt quá giới hạn phải xử lý khẩn cấp vì cơn sốt không tự dừng lại. Cách làm giảm sốt gồm có những thứ sau:

+ Cho uống nước lá nhọ nồi, vò lá nhọ nồi ra ép lấy nước uống sống còn bã dùng để đánh cảm, đánh hình xương cá.
+ Cho uống nước đậu đen đặc
+ Cho uống nước lá sài đất ( chỉ dùng khi đã có dấu hiệu biến chứng ví dụ ho húng hắng, ví dụ đánh cảm xong cơn sốt nóng lại quay trở lại kông dứt tức là có vấn đề nhiễm trùng nên sốt lại, lá sài đất có tác dụng khử trùng)

Ngoài ra đã bị cảm rồi không nên ăn cơm lý do khi bị cảm thì dạ dày rất yếu nếu ăn cơm hoặc ăn những thứ khó tiêu có thể bị chảy máu hoặc bị thủng dạ dày dẫn tới di chứng đau dạ dày suốt đời. Tất cả mọi vết loét trong cơ thể dù nổi bên ngoài hay ở bên trong đều có thể biến thành ung thư.

Với trẻ nhỏ sốt cao dễ gây biến chứng co giật chân tay co quắp giật đùng đùng sùi bọt mép mắt trợn ngược

Trong trường hợp trẻ nhỏ sốt cao vào đêm khuya khi trong nhà không có đậu đen, sài đất... bố mẹ phải giúp đỡ cho cháu giảm sốt bằng cách thu nhiệt của trẻ sang người mình. Cách thu nhiệt: nắm cổ tay nắm cổ chân, nắm - buông, nắm -buông, một nắm một buông cho đến khi giảm sốt. Áp dụng được cả với trẻ 15 tuổi trở xuống. Thời gian không hạn chế không cố định chỉ lấy mức giảm sốt làm thước đo.

Sau khi xử lý sốt xong phải tìm ra nguyên nhân vì sao sốt. Trẻ con cũng có thể bị lên cơn sốt cao rất vô cớ gọi là sốt chuyển hóa, xương dài ra 1 phân cũng gấy sốt. Vì là sốt chuyển hóa không phải bệnh nên qua cơn sốt lại bình thường.

Có một cách chườm mát (chứ không phải chườm lạnh) để hạ sốt vì giảm sốt phải giảm từ từ chứ không được nhanh quá, không được làm cho thân nhiệt tụt xuống dưới chuẩn. Lý do: cơn sốt bệnh mà can thiệp vào thì nó cũng có hiện tượng quán tính.

Một dạng khác nữa của sốt là sau khi sốt đòi đắp chăn, lấy máy sấy thổi vào gan bàn chân, trái trước phải sau, làm cho 2 bàn chân nóng rực lên. Nếu vẫn tiếp tục lạnh run thì phải cho uống nước gừng nướng cháy đen (cạo bỏ phần đen giã uống nước, nuốt cả bã, liều lượng người lớn 1 củ gừng bằng ngón tay cái, trẻ nhỏ củ gừng bằng ngón tay út, nếu để lẫn cháy vào có thể bị ung thư)

Sốt cao còn 1 hiện tượng nữa là không ra được mồ hôi có nghĩa là độc tố tích trong cơ thể và nó phá hủy các bộ phận bên trong ( Vét hết mồ hôi của 1 người nào đó cho chó uống chó chết ngay) thì phải ăn cháo hành, tía tô trong đó tía tô là cái quyết định trong việc ra mồ hôi.
Một liệu pháp nữa là xông. Xông cũng làm cho mồ hôi túa ra nhưng xông phải luôn nhớ cho bệnh nhân uống nước, có thể uống chính nước lá xong đó vì cơ thể toát mồ hôi mất nước mà ta không uống nước bù sẽ gây hiện tượng co giật. Sau khi xông hoặc ăn cháo hành xong phải kiêng gió trong vòng 2 h vì các lỗ chân lông lúc đó đang mở ra gió dễ bị nhiễm cảm.

Hiện tượng sốt cao đòi đắp chăn gọi là hiện tượng CHÂN HÀN - GIẢ NHIỆT , nóng giả lạnh thật. Lấy đầu tăm ngoáy một chút cao sao vàng cho nuốt trôi.

Một biến chứng nữa là tiêu chảy (cảm tả) khác với đi tả do nhiễm độc thức ăn thì phải cho cơ thể thải ra nhưng cảm tả thì phải ngăn chặn ngày.

Cảm nắng: say nắng quá sức chịu đựng, mặt bừng bừng, da rất nóng, người bồn chồn bứt rứt và có thể ngất xỉu. Cho vào bóng mát, nới rộng quần áo và uống nước chanh đường, càng nhiều càng tốt, tốt hơn nước chanh đường là nước gạo rang.
Nếu bí tiểu cho uống nước dọc hành, nước râu ngô, vỏ bí đao. Phải uống để thông tiểu vì nhiễm độc tiểu sẽ gây suy thận.

@ Cả nhà: Từ giờ em không có net ban ngày roài, sorry vì không thăm viếng được cả nhà thường xuyên, không được sống trong net chết vùi trong blog nữa. Nhớ mọi người lắm í, có offline đừng quên em nghe.

7 nhận xét:

  1. Không có net ban ngày hả em? Sao thế? Tuần sau, offline nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Ồ, nhiều thông tin hay nhỉ. Chị ít khi bị cảm, nhưng đã cảm thì lâu khỏi lắm. Kéo dài cả tuần á. Ghê sợ nên hong dám (tình) cảm nhìu đóa :-P

    Trả lờiXóa
  3. Hehe thông tin về cảm phong phú như từ bác sĩ chị ạ. Em cứ tìm xem có một chút gì liên quan đến "cảm - say người" hay ko.hihi. Đọc rùi mới biết chú ý hơn để phòng tránh cảm, ốm.

    Trả lờiXóa
  4. Giời, tưởng thế nào cũng có một entry về cảm... gì gì đó, dấu hiệu nhận biết thế nào, biến chứng thì làm sao, xử trí thế nào...

    Hóa ra là viết về cảm nghiêm túc :((

    Trả lờiXóa
  5. @ A Thụy: cơ quan em bị cắt net để tập trung làm việc anh ạ. Vâng, có offline anh gọi em với nhé, em chỉ sợ bị rơi vào quên lãng thôi, hi hi.

    @ Titi: thông tin về cảm là em đi học về rồi em gõ lại đấy, trên mạng này nhiều người ở một mình nếu có lúc nào bị cảm mà chữa kịp thời thì rất tốt chị ạ.

    @ A Phú: Lý do như em đã nói với anh Thụy ấy. Với lại, không biết sao em thấy em hết chữ rồi. Mà, mọi người viết hay quá....

    @ Scarlet, Lana: Hai người thật là lãng mạn nha. Cảm kiểu đấy thì giời cũng không cứu được, nói gì em.

    Trả lờiXóa
  6. Em ơi, em có thích đi Côn đảo không?

    Trả lờiXóa