1. Thấy mình giống bạn Jan của 5 năm về trước quá hụ hụ. Hồi đấy háo hức với các cuộc gặp gỡ, hăng hái tổ chức kết nối tuần chay nào cũng có nước mắt còn bạn thì cứ tủm tỉm ngoài cuộc như kiểu đây biết hết rồi hê hê. Có lúc mình nghĩ bạn ơi sao cùng tuổi mà bạn khôn quá mạng dzậy chời???
2. Ngày mai lại bắt đầu đi. Dạo này bắt đầu ngán ngại những chuyến đi, tuổi già, những suy nghĩ lười nhác (thật sự không khách sáo) và mỗi lần trở về nhủ thôi năm nay thế là hết quota đủ chỉ tiêu rồi nhá, cũng không còn nhiều chỗ để đi nữa trong khi có quá nhiều việc cần phải làm. Nhưng mà cũng chỉ được vài tháng thôi là lại ngo ngoe. Bỏ đồ vào ba lô, thốt nhiên buồn. Mình có tự mình vui được không?
3. Tháng trước đọc câu chuyện này trên blog HT Thích Học Toán, lúc đọc xong nghĩ phải chi đọc được câu chuyện này cách đây một giờ chắc mình sẽ làm một việc khác đi. Chép ra đây vậy:
Thích Học Toán
Hai cái giếng
with 14 comments
Lâu quá hôm qua mới có dịp đến thăm sư cụ Hồng Minh. Đến chơi với sư cụ, được nghe sư cụ kể chuyện, lại vừa đánh đàn vừa hát cho mà nghe, ngu sĩ rất lấy làm thích thú. Xin kể lại một câu chuyện của sư cụ để bạn đọc của Thích Học Toán cùng thưởng thức.
Chuyện kể rằng có một chàng trai người nước Vệ, đi học hoặc là đi làm xa nhà, chi tiết này không quan trọng cho nội dung của chuyện. Sau hai mươi năm bôn ba châu Âu, châu Phi, châu Mỹ la tinh, đến một ngày kia, anh kéo vali về cái làng nghèo nơi anh đã cất tiếng khóc chào cuộc đời. Hay tin ba mẹ anh đã mất cả. Công cuộc đổi mới đã làm bộ mặt của cái thôn nhà anh thay đổi nhiều quá. May có ông cụ già tốt bụng dẫn đường, anh mới tìm về được ngôi nhà cũ của ba mẹ anh. Cái nhà xưa bây giờ không còn nữa, thay vào đấy là căn nhà hai tầng màu xi-măng trông rõ trơ tráo. Chàng trai thấy hơi trạnh lòng. Cụ già tốt bụng chỉ cho anh cái giếng xưa nơi u anh rửa chân mỗi khi đi đồng về. Bao nỗi bâng khuâng thương nhớ của hai mươi năm xa nhà bây giờ được dịp dâng lên làm mắt anh cay cay.
Cụ già bảo : “Tôi với ông Nam bố anh là bạn vong niên đó”. Nghĩ là cụ nói ngọng, anh sửa : “Thưa cụ, bố con tên là Lam ạ”. Lúc đó mắt cụ già chợt sáng lên :”À, mày là thằng cu Tí, con ông Lam phải không. Lúc nãy bác nghe nhầm. Nhà anh ở đầu kia làng cơ.” Thế là anh bạn của chúng ta đi theo cụ già về đúng cái nhà của anh, cũng không còn nữa, thay vào đó là một cơ ngơi xi-măng trơ tráo khác. Cái giếng nước thì vẫn còn đó. Nhưng lần này, đứng trước cái giếng nước của mình thật, anh bạn của chúng ta không tài nào xúc động thêm lần nữa.
Câu hỏi sư cụ Hồng Minh đặt ra là : Ta có thể yêu ai hai lần không ?
Bạn đã nghe câu hát này bao giờ chưa : “Could you be loved, and be loved …” . Nếu bạn không có cái may mắn nghe sư cụ Hồng Minh nghêu ngao câu hát này lại vừa xập xình ghi-ta điện đệm theo, bạn có thể xem anh Bob Marley hát ở đây để thấm thía câu chuyện trên. Anh Bob Marley hát chưa được hay như sư cụ, nhưng cũng không đến nỗi nào.
Và lời giải cho câu chuyện này:
Thích Học Toán
Giải thích “Hai cái giếng”
with one comment
Sư cụ Hồng Minh gửi cho ngu sĩ lời chú giải cho chuyện Hai cái giếng. Mời các bạn cùng đọc.
Thực ra ở đây có hai chuyện trong một.
Một chuyện là những gì với mình tha thiết, thiêng liêng thì chỉ hiến dâng được một lần. Nếu người nhận không hiểu điều đó thì vô tình đánh mất một thời điểm tuyệt vời cuả người cho và của chính mình. Nếu người cho mà nhầm đối tác thì đó phải là điều cay đắng suốt đời.
Một chuyện là sống thế nào để sau bao nhiêu bụi bặm trần gian, ta còn xứng đáng để được người yêu thêm lần nữa. Những kẻ lạm dụng xung quanh là những kẻ không bao giờ xứng đáng được ai yêu lại.
Bạn Việt Lam là người lỡ hẹn với bản thân, và với mọi người.
D., mình cũng bị dừng lại ở 2 cái giếng này đó D.
Trả lờiXóathôi dặn nhau giữ khỏe và đẹp vậy ha. :)
Eh, mãi mới chịu mở cửa. Xong ròi vẫn là những bài buồn thiu, hic...hic... yêu thì cứ yêu, càng già càng phải hết sợ hãi, phân vân chứ. Phụ nữ sinh ra từ nước, sẽ ấm dần cho đến khi hết run sợ, làm gì mà tăn tở nhìu vậy?
Trả lờiXóaBốt ảnh chuyến đi vừa ròi lên xem nào :-D