Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009
Còn thương rau đắng mọc sau hè
Nắng hạ đi
Mây trôi lang thang cho hạ buồn
Coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng
Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
Biểu cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau
Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu
Rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
Đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Ai cách xa cội nguồn,
Ngồi một mình
Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh
Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ
Ghé chốn quê hương xa rời từ cất bước ly hương
Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao
Chái bếp hiên sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau
Xin sống lại tình yêu đơn sơ,
Rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
Đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Xin nắng hạ thổi buồn để mình ngồi nhớ lũy tre xanh
Dạo quanh, khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh ...
Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009
Yêu ở trong tim
- đang ở đâu thế Tùng
- em ở HP chị ơi
- chị ở đâu chế?
- ở HN
- không ở HN nữa à
- dạ em không
- trên đó em tạm thời xong việc rồi
- nên em về nhà tu dưỡng
- chuyện tìm việc có tin gì mới không
- dạ chưa chị à
- em vẫn đang đợi thôi
- cũng khó phết chị à
- uh thì cũng khó đấy
- nó tùy duyên mà
- sao không làm ở HP đi
- hihi dạ thôi, làm ở HP em... không chịu được
- chắc em chả sống được ở HP chị ơi
- em quen với cuộc sống nhanh và... gọn rồi
- sao mày bảo yêu HP nhắm
- em yêu trong tim thôi, vẫn hét vang HP mỗi khi có dịp
- nhưng để sống ở đây thì... hơi khó
- thế ở trên này đang xin ở đâu
- giữa cuộc sống và tình yêu là 2 phạm trù khác nhau
- có cụ nào đã nói thế rồi hay sao ý
- trên đó thì mấy nơi chị à
- người yêu sắp tới về VN à
- em xin phép ko nói nnhé, khi nào được thì em sẽ nhắn các bác
- dạ chưa chị à
- em cũng đang chờ
- ở HN thì thời gian đầu sẽ vất vả lắm đấy
- dạ vâng, em biết mà
- chuẩn bị tâm lý rồi
- nói chung ở đâu cũng vất vả thôi, nhưng biết thế nào giờ chị?
- nếu ở HP vất vả 1 thì ở HN là 10
- hehe, nếu ở HN vất vả 10, thì ở Moscow vất vả mấy hả chị?
- để em còn so sánh mà lượng sức?
- với em, ở HN hay HP cũng như nhau cả chị à
- thì cứ dọa thế để mày chuẩn bị tinh thần
- dạ vâng, em cám ơn
- em phải chuẩn bị sẵn chứ
- hic
- làm quen lại từ đầu, rồi thì bùm phát phải vào cuộc sống, kiếm tiền ngay
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009
Mâu thuẫn
"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"
Hôm nay một bạn nhắc lại đoạn văn của Ilia Erenbua trên diễn đàn; lâu lắm rồi không có ai nhắc, mà bạn ấy lại học có lớp 9 thôi nên tự nhiên thấy quý bạn ấy ghê.
Ngày xưa lớp 6 hay lớp 7 hay lớp 8 gì đó, cô giáo chỉ định tham gia viết thư UPU, chủ đề năm ấy có tên "Hành trình của một lá thư". Mình chẳng có khái niệm gì về cuộc thi này, viết được nửa trang rồi cất đi, hôm sau bị bố mẹ giục lôi ra viết tiếp. Cuối cùng rồi cũng bỏ vì dang dở, nhưng ý tưởng ban đầu thì cũng "hoành" lắm: cuộc đời tự kể của 1 lá thư từ quê nhà tới tay các chiến sĩ bộ đội ở Trường Sa.
Hồi đó, chẳng ai nhắc tới Hoàng Sa hết.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
Có một bài hát mình yêu thích hồi nhỏ là bài "Em đưa cơm cho mẹ em đi cày". Lâu rồi cũng không ai hát nữa.( Vì cơ cấu dân số thay đổi theo thời gian, cách đây dăm bảy năm đi tàu về HP có 2 đứa trẻ con bảo nhau nhìn ra ruộng lúa ngoài cửa sổ con tàu "Ê, ê nhà quê kìa"). Đôi khi nhà mất điện mình hay ê a bài hát còn xanh đó, thấy nhớ vô cùng một thời trong sáng, hồn nhiên. Dù không cái gì bị mất đi. Không ai bị lãng quên. Nhưng vẫn thấy tiếc.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
Nhân chuyện nhớ một thời hồn nhiên. Hồi nhỏ có đọc một tờ báo tên là Hoa Học Trò. Đọc liên tục từ khi có báo (1992)đến khi mình lớn lên, trưởng thành, già đi vẫn cậm cạch đọc chuyên san của nó là Sinh viên VN. Đến khi nó thay TBT thì ngừng hẳn, không thể cố được nữa. Bỏ đọc rồi thấy mình từng giống một tín đồ. Gần 16 năm đọc một tờ báo trẻ con.
Có nghĩa là giá trị thay đổi theo thời gian. Chẳng biết vì sao mà bây giờ ta hoài nghi quá thể, hoài nghi mọi người, hoài nghi bản thân.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
Hôm nay một bạn nhắc lại đoạn văn của Ilia Erenbua trên diễn đàn; lâu lắm rồi không có ai nhắc, mà bạn ấy lại học có lớp 9 thôi nên tự nhiên thấy quý bạn ấy ghê.
Ngày xưa lớp 6 hay lớp 7 hay lớp 8 gì đó, cô giáo chỉ định tham gia viết thư UPU, chủ đề năm ấy có tên "Hành trình của một lá thư". Mình chẳng có khái niệm gì về cuộc thi này, viết được nửa trang rồi cất đi, hôm sau bị bố mẹ giục lôi ra viết tiếp. Cuối cùng rồi cũng bỏ vì dang dở, nhưng ý tưởng ban đầu thì cũng "hoành" lắm: cuộc đời tự kể của 1 lá thư từ quê nhà tới tay các chiến sĩ bộ đội ở Trường Sa.
Hồi đó, chẳng ai nhắc tới Hoàng Sa hết.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
Có một bài hát mình yêu thích hồi nhỏ là bài "Em đưa cơm cho mẹ em đi cày". Lâu rồi cũng không ai hát nữa.( Vì cơ cấu dân số thay đổi theo thời gian, cách đây dăm bảy năm đi tàu về HP có 2 đứa trẻ con bảo nhau nhìn ra ruộng lúa ngoài cửa sổ con tàu "Ê, ê nhà quê kìa"). Đôi khi nhà mất điện mình hay ê a bài hát còn xanh đó, thấy nhớ vô cùng một thời trong sáng, hồn nhiên. Dù không cái gì bị mất đi. Không ai bị lãng quên. Nhưng vẫn thấy tiếc.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
Nhân chuyện nhớ một thời hồn nhiên. Hồi nhỏ có đọc một tờ báo tên là Hoa Học Trò. Đọc liên tục từ khi có báo (1992)đến khi mình lớn lên, trưởng thành, già đi vẫn cậm cạch đọc chuyên san của nó là Sinh viên VN. Đến khi nó thay TBT thì ngừng hẳn, không thể cố được nữa. Bỏ đọc rồi thấy mình từng giống một tín đồ. Gần 16 năm đọc một tờ báo trẻ con.
Có nghĩa là giá trị thay đổi theo thời gian. Chẳng biết vì sao mà bây giờ ta hoài nghi quá thể, hoài nghi mọi người, hoài nghi bản thân.
$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$$
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009
Hà Tiên
Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009
Biển và chim bói cá
Nghe lời một bác trên mạng, cuối tuần vừa rồi mua quyển "Biển và chim bói cá" của Bùi Ngọc Tấn.
Lần đầu tiên "mua" bác này.
Đọc được chục trang thì ném một phát xuống gầm giường; trước khi ném có cân nhắc đến một chi tiết trong quá khứ. Ngày xưa vì tiếc tiền mà phải gặm Cuộc đời dài lắm của Chu Lai; gặm xong mấy năm đến bây giờ tuyệt không nhớ nói về cái zì.
Dưng mà ngày hôm qua được nghỉ, nghỉ vào giữa tuần chẳng chơi với ai được. Lúc thò tay lôi từ gầm giường có nghĩ đến câu (hình như là) quan họ: Còn duyên kẻ đón người đưa. Nghỉ ở nhà, có khi đưa tờ báo Nhân dân mình cũng đọc.
Nói lại cái lý do mình ném là vì mình bi giờ sống ở những năm cuối ở thập kỷ 0X rồi mà cách hành văn vẫn cũ kỹ như thời Cù Lao Chàm; rặt một cách kể chuyện, bao nhiêu năm, tiểu thuyết Việt Nam không có gì mới.
Ngoài ra thì tác giả không nhớ rõ thời giá của bối cảnh câu chuyện, khoảng những năm 80, tui còn bít là thời đó chưa đổi tiền, nhưng mà cứ nói chục triệu trăm triệu, lúc nào không tự tin thì ghi ở cuối trang sách là "Đồng tiền của chúng ta có giá trị thay đổi theo năm tháng. Xin hiểu theo ý nghĩa văn học" :)). Đọc đến đó tui ước Đô rê mon cho bác ý mượn cái máy thời gian bác ý quay lại mà viết cho logic.
Theo nhận thức non nớt của tui là thời những năm 80, 70 đó người ta chưa nói đệm tiếng Anh vào đâu, bảng hiệu tên của "xí nghiệp" người ta cũng chưa có 1 dòng tiếng Vịt ở trên tiếng Anh ở dưới đâu. Mờ tui nhớ ngay cả đầu những năm 90 ở "Hải Triều" ngừi ta cũng chỉ uống chai bia Tàu màu xanh xanh là oách xà lách thui, làm gì hồi đó đã có Tiger, sê vần úp nhở.
Khuyến cáo bạn Jetvier đừng có mà đọc quyển này. Kẻo tớ với bạn lại phí một buổi cà phê. Nhưng mà đọc xong cũng ngộ ra rằng thì là ngừi ta (trong cái quyển này) nói xấu...cả mấy chục năm nay rồi, mà đến bây giờ tớ với bạn vẫn nói chủ đề y như thế. Nên cà phê lần sau thì không nói xấu Họ nữa nhỉ?
Lần đầu tiên "mua" bác này.
Đọc được chục trang thì ném một phát xuống gầm giường; trước khi ném có cân nhắc đến một chi tiết trong quá khứ. Ngày xưa vì tiếc tiền mà phải gặm Cuộc đời dài lắm của Chu Lai; gặm xong mấy năm đến bây giờ tuyệt không nhớ nói về cái zì.
Dưng mà ngày hôm qua được nghỉ, nghỉ vào giữa tuần chẳng chơi với ai được. Lúc thò tay lôi từ gầm giường có nghĩ đến câu (hình như là) quan họ: Còn duyên kẻ đón người đưa. Nghỉ ở nhà, có khi đưa tờ báo Nhân dân mình cũng đọc.
Nói lại cái lý do mình ném là vì mình bi giờ sống ở những năm cuối ở thập kỷ 0X rồi mà cách hành văn vẫn cũ kỹ như thời Cù Lao Chàm; rặt một cách kể chuyện, bao nhiêu năm, tiểu thuyết Việt Nam không có gì mới.
Ngoài ra thì tác giả không nhớ rõ thời giá của bối cảnh câu chuyện, khoảng những năm 80, tui còn bít là thời đó chưa đổi tiền, nhưng mà cứ nói chục triệu trăm triệu, lúc nào không tự tin thì ghi ở cuối trang sách là "Đồng tiền của chúng ta có giá trị thay đổi theo năm tháng. Xin hiểu theo ý nghĩa văn học" :)). Đọc đến đó tui ước Đô rê mon cho bác ý mượn cái máy thời gian bác ý quay lại mà viết cho logic.
Theo nhận thức non nớt của tui là thời những năm 80, 70 đó người ta chưa nói đệm tiếng Anh vào đâu, bảng hiệu tên của "xí nghiệp" người ta cũng chưa có 1 dòng tiếng Vịt ở trên tiếng Anh ở dưới đâu. Mờ tui nhớ ngay cả đầu những năm 90 ở "Hải Triều" ngừi ta cũng chỉ uống chai bia Tàu màu xanh xanh là oách xà lách thui, làm gì hồi đó đã có Tiger, sê vần úp nhở.
Khuyến cáo bạn Jetvier đừng có mà đọc quyển này. Kẻo tớ với bạn lại phí một buổi cà phê. Nhưng mà đọc xong cũng ngộ ra rằng thì là ngừi ta (trong cái quyển này) nói xấu...cả mấy chục năm nay rồi, mà đến bây giờ tớ với bạn vẫn nói chủ đề y như thế. Nên cà phê lần sau thì không nói xấu Họ nữa nhỉ?
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009
Mình nói chuyện đời
Một buổi sáng sớm hồi năm kia, điện thoại của mình có tin nhắn lúc sáng sớm "Con gái rồi, mày có hiểu được nỗi buồn của tao không?". Bạn thân nhất. Tin nhắn 12 âm tiết mà tưởng tượng sau đó cả một đại dương nước mắt. Không trả lời. Nhưng trên đường đi làm nước mắt mình chảy. Đấy là kết quả siêu âm thai nhi đứa thứ hai của bạn.
Nói chung là từ khi có nhận thức đến ít nhất lúc đó mình không tài nào hiểu được tại sao người Việt Nam lại thích đẻ con trai hơn con gái. Đứa con trai hồi bé thì chẳng làm việc nhà, lớn lên một tí cũng chẳng quan tâm tới gia đình, đến lúc lấy vợ thì phụ thuộc vào vợ, (đàn ông mà không biết sợ vợ thì cũng chẳng phải đàn ông), nuôi một đứa con trai hiển nhiên là tốn hơn nuôi con gái rồi.
Mình có một ông bác họ nhà giàu, đẻ 2 đứa con gái xinh xắn giỏi giang. Gần đây nghe nói vợ bác nghi bác có con riêng giấu ở đâu đó nên vợ chồng khủng khoẳng. Có tin là vợ bác còn đi xét nghiệm cả ADN rồi. Mấy anh em trai bên nhà bác thì cứ nín thở chờ kết quả. Có lần bàn nhau bảo hôm nào phải gọi ông T (tên bác) sang họp riêng; chứ cứ để thế này CĂNG THẲNG LẮM.
Mình có một ông bác họ nhà giàu khác, sau khi 2 cô con gái đi lấy chồng rồi thì đi ở với vợ bé; trước khi đi có nói với con gái lớn là bố muốn có một đứa con trai. Đến lúc vợ bé không đẻ được thì bây giờ đang muốn quay đầu về núi, thân tàn ma dại.
......................................
Thế mà cũng chẳng cần nhiều thời gian lắm làm cho mình nhận ra nếu mà có cơ hội mình cũng thích đẻ con trai hơn con gái. Dù nhà nào có nhiều con gái thì dễ giàu hơn. Mà cũng chẳng biết vì sao mình lại thay đổi như vậy. Có phải trong cùng một vị trí và năng lực như nhau thì con trai luôn có cơ hội phát triển hơn? Có phải đúng là đàn bà " ..ái không qua ngọn cỏ"? Có phải mình thay đổi suy nghĩ khi chứng kiến một gia đình đi tìm mộ bà, mộ cụ. Một đất nước trải qua chiến tranh loạn lạc thất lạc mồ mả là lẽ đương nhiên, những người nay bỏ công bỏ việc để đi tìm là những đứa cháu trai không hề biết mặt thế hệ trước, chỉ biết là đi tìm, mông lung như người bộ lạc đi vứt trả cái chai trong phim Thượng đế phải cười. Mình biết rằng phuong Tây không thể nào hiểu được. Vì đó là vấn đề tín ngưỡng.
Vì người Á Đông tin rằng có một thế giới khác đằng sau cái chết. Người ta càng về già, càng yếu sức khỏe thì càng lo khi mình ngồi lên nóc tủ ai sẽ là người hương khói. Đẻ rặt con gái lớn lên lo việc nhà chồng, có tốt phúc ra cũng chỉ cúng được đời nó là hết, nghĩa là không có đời thứ 3, không có cháu nội. Mà người ta thì luôn muốn sự sống của mình được nối dài, dù có chứng kiến được nó hay không.
Tôi có hỏi mama rằng, nếu rơi vào con gái nhà mình thì sao trong trường hợp ông chồng đi kiếm con riêng. Mama tôi trả lời vậy phải dạy con gái mình biết chấp nhận. Bởi cuộc sống luôn có tính 2 mặt, bởi không chấp nhận thì chẳng còn cách nào khác. Mà tình yêu thì chỉ có ý nghĩa lịch sử. Cứ chấp nhận đi rồi đến lúc ông ấy nằm xuống nhà mình có thêm người.
.............................................
Ôi chuyện xã hội. Mà sao cuộc sống lại phức tạp dường này.
Nói chung là từ khi có nhận thức đến ít nhất lúc đó mình không tài nào hiểu được tại sao người Việt Nam lại thích đẻ con trai hơn con gái. Đứa con trai hồi bé thì chẳng làm việc nhà, lớn lên một tí cũng chẳng quan tâm tới gia đình, đến lúc lấy vợ thì phụ thuộc vào vợ, (đàn ông mà không biết sợ vợ thì cũng chẳng phải đàn ông), nuôi một đứa con trai hiển nhiên là tốn hơn nuôi con gái rồi.
Mình có một ông bác họ nhà giàu, đẻ 2 đứa con gái xinh xắn giỏi giang. Gần đây nghe nói vợ bác nghi bác có con riêng giấu ở đâu đó nên vợ chồng khủng khoẳng. Có tin là vợ bác còn đi xét nghiệm cả ADN rồi. Mấy anh em trai bên nhà bác thì cứ nín thở chờ kết quả. Có lần bàn nhau bảo hôm nào phải gọi ông T (tên bác) sang họp riêng; chứ cứ để thế này CĂNG THẲNG LẮM.
Mình có một ông bác họ nhà giàu khác, sau khi 2 cô con gái đi lấy chồng rồi thì đi ở với vợ bé; trước khi đi có nói với con gái lớn là bố muốn có một đứa con trai. Đến lúc vợ bé không đẻ được thì bây giờ đang muốn quay đầu về núi, thân tàn ma dại.
......................................
Thế mà cũng chẳng cần nhiều thời gian lắm làm cho mình nhận ra nếu mà có cơ hội mình cũng thích đẻ con trai hơn con gái. Dù nhà nào có nhiều con gái thì dễ giàu hơn. Mà cũng chẳng biết vì sao mình lại thay đổi như vậy. Có phải trong cùng một vị trí và năng lực như nhau thì con trai luôn có cơ hội phát triển hơn? Có phải đúng là đàn bà " ..ái không qua ngọn cỏ"? Có phải mình thay đổi suy nghĩ khi chứng kiến một gia đình đi tìm mộ bà, mộ cụ. Một đất nước trải qua chiến tranh loạn lạc thất lạc mồ mả là lẽ đương nhiên, những người nay bỏ công bỏ việc để đi tìm là những đứa cháu trai không hề biết mặt thế hệ trước, chỉ biết là đi tìm, mông lung như người bộ lạc đi vứt trả cái chai trong phim Thượng đế phải cười. Mình biết rằng phuong Tây không thể nào hiểu được. Vì đó là vấn đề tín ngưỡng.
Vì người Á Đông tin rằng có một thế giới khác đằng sau cái chết. Người ta càng về già, càng yếu sức khỏe thì càng lo khi mình ngồi lên nóc tủ ai sẽ là người hương khói. Đẻ rặt con gái lớn lên lo việc nhà chồng, có tốt phúc ra cũng chỉ cúng được đời nó là hết, nghĩa là không có đời thứ 3, không có cháu nội. Mà người ta thì luôn muốn sự sống của mình được nối dài, dù có chứng kiến được nó hay không.
Tôi có hỏi mama rằng, nếu rơi vào con gái nhà mình thì sao trong trường hợp ông chồng đi kiếm con riêng. Mama tôi trả lời vậy phải dạy con gái mình biết chấp nhận. Bởi cuộc sống luôn có tính 2 mặt, bởi không chấp nhận thì chẳng còn cách nào khác. Mà tình yêu thì chỉ có ý nghĩa lịch sử. Cứ chấp nhận đi rồi đến lúc ông ấy nằm xuống nhà mình có thêm người.
.............................................
Ôi chuyện xã hội. Mà sao cuộc sống lại phức tạp dường này.
Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009
Thực lòng
Thực là nghỉ ở nhà mà bất an sao đó.
Sáng nay mẹ gọi H dậy chặt quả mít ngoài vườn, lơ mơ nghe mẹ nói đêm qua nằm thấy mùi mít chín cây.
Trời mưa và mít chín.
Chỉ có điều mình về đây rồi mà không thấy nhắn tin; hỏi thì bảo thích nói chuyện trực tiếp hơn.
Mình ghét ai đó làm cho mình ngẫn ngẫn.
Mệt.
Post lại đây một đoạn text từ năm 2006, cái nhân vật trữ tình ở đoạn cuối là tuởng tượng ra. Khổ, toàn là tưởng tượng.
" Khi ta ở chỉ là nơi đất ở"
- Đó là vùng đất nơi tôi sinh ra, trong một bài văn cấp 2 tôi miêu tả là thị xã đẹp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ vì nó có cả núi sông và đồng ruộng. Sau này, khi lật tập hồi ký của nhạc sỹ Phạm Duy trên Đinh Lễ, thấy ông chiết tự cái tên địa danh có nghĩa là nơi con kiến an nhàn tôi bỗng ngộ ra một điều, có lẽ số phận mỗi vùng đất, mỗi con người đều bắt đầu bằng một cái tên. Với bán kính khoảng hai cây số vuông, đứng trên đỉnh núi Thiên Văn nhìn xuống cảnh làng mạc chen lẫn ruộng đồng, con sông Văn Úc chảy quanh, xa xa ống khói của nhà máy nào đó nhả những cột khói lên trời. Cảnh đẹp giản đơn bình dị mà có lúc cũng khó có cái cứng rắn nào có thể kìm lòng.. Sau này lớn đọc thơ Hoàng Anh Tú: HN nhỏ như bàn tay con gái/ Nhỏ như tay em trong tay anh" mà nghĩ trời ơi HN người ta còn xem nhỏ vậy, không biết quê mình nhỏ cỡ nào?
- Cẩm Phả là vùng đất giờ chỉ còn trong ký ức. Đó là nơi tôi ra chơi vào mỗi dịp nghỉ hè. Trong hình dung, Cẩm Phả là một thị xã với những con đường đầy bụi, thiếu vắng cây xanh, với những nhà tập thể cao tầng như những hộp vuông rubich cũ, mỗi chiều tan ca đứng trên tầng cao nhìn xuống công nhân nhà máy tản ra như những đàn kiến thợ. Có lẽ đó cũng là hình ảnh đầu tiên cho tôi khái niệm về lao động tập thể, tan ca, còi tầm. Xa Cẩm Phả đã lâu cũng không có dịp trở lại, vài lần đi Hạ Long, lần nào cũng nhớ ngày xưa mình đã được đi tắm ở một cái vịnh gần Cẩm Phả, có nhiều sứa lắm, mà không nhớ ngày xưa có phải mình đã đến Hạ Long ( từ Cẩm Phả) rồi không?
- Điều tôi thích vô cùng ở Huế là cái an nhiên, tự tại nơi này. Tôi không muốn dùng chữ thành phố vì có lẽ Huế không có đủ tố chất của một thành phố. Huế đẹp nhất vào mùa mưa, vì Huế buồn. Tôi đến Huế vào năm Elnino, đất trời dội lửa xuống TP miền Trung, vẫn thấy Huế đẹp kinh dị trong một nỗi buồn kinh điển. Có mười mấy triều vua đời Nguyễn đã ở đây và xây lên những lăng tẩm thành quách để bây giờ khách du lịch ghé qua. Vua bây giờ mua nhà nước ngoài, vua thời ấy thì xây lăng, để lại những công trình kiến trúc hoàn hảo. Nhịp sống lặng lẽ. Một cửa hàng văn phòng phẩm đối diện KS sáng nào cũng 10 h mới mở cửa hàng. Tản bộ ra phía cầu Trường Tiền qua chợ Đông Ba sẽ đi qua một trường trung học. Buổi tan truờng, nhìn áo dài trắng xoá cả con đường, nhớ một câu hát ngân lên :" Đường Phuợng bay mù không lối vào. Hàng cây lá xanh màu với nhau"
- Nếu off làm một ngày sẽ thấy Hà Nội không chỉ tắc đường, Hà Nội vẫn có những góc đẹp nở hoa sưa trắng hay hoa lộc vừng, ngồi ở góc Lý Thường Kiệt cắt Hàng Bài thấy Hà Nội bận rộn mà vẫn thanh bình, phố chính nhưng ít biến động. Hà Nội (chính ra) cũng là một nơi rèn luyện trí thông minh, lòng đam mê cuộc sống, khả năng làm xúc động người khác và biết xúc động trước một tâm hồn khác. Có người đi rất xa rất xa viết thư về nói nhớ Hà Nội, dù Hà Nội không phải quê hương. Chắc là vì, HN gắn với một chút tuổi trẻ, phải không nào?
Sáng nay mẹ gọi H dậy chặt quả mít ngoài vườn, lơ mơ nghe mẹ nói đêm qua nằm thấy mùi mít chín cây.
Trời mưa và mít chín.
Chỉ có điều mình về đây rồi mà không thấy nhắn tin; hỏi thì bảo thích nói chuyện trực tiếp hơn.
Mình ghét ai đó làm cho mình ngẫn ngẫn.
Mệt.
Post lại đây một đoạn text từ năm 2006, cái nhân vật trữ tình ở đoạn cuối là tuởng tượng ra. Khổ, toàn là tưởng tượng.
" Khi ta ở chỉ là nơi đất ở"
- Đó là vùng đất nơi tôi sinh ra, trong một bài văn cấp 2 tôi miêu tả là thị xã đẹp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ vì nó có cả núi sông và đồng ruộng. Sau này, khi lật tập hồi ký của nhạc sỹ Phạm Duy trên Đinh Lễ, thấy ông chiết tự cái tên địa danh có nghĩa là nơi con kiến an nhàn tôi bỗng ngộ ra một điều, có lẽ số phận mỗi vùng đất, mỗi con người đều bắt đầu bằng một cái tên. Với bán kính khoảng hai cây số vuông, đứng trên đỉnh núi Thiên Văn nhìn xuống cảnh làng mạc chen lẫn ruộng đồng, con sông Văn Úc chảy quanh, xa xa ống khói của nhà máy nào đó nhả những cột khói lên trời. Cảnh đẹp giản đơn bình dị mà có lúc cũng khó có cái cứng rắn nào có thể kìm lòng.. Sau này lớn đọc thơ Hoàng Anh Tú: HN nhỏ như bàn tay con gái/ Nhỏ như tay em trong tay anh" mà nghĩ trời ơi HN người ta còn xem nhỏ vậy, không biết quê mình nhỏ cỡ nào?
- Cẩm Phả là vùng đất giờ chỉ còn trong ký ức. Đó là nơi tôi ra chơi vào mỗi dịp nghỉ hè. Trong hình dung, Cẩm Phả là một thị xã với những con đường đầy bụi, thiếu vắng cây xanh, với những nhà tập thể cao tầng như những hộp vuông rubich cũ, mỗi chiều tan ca đứng trên tầng cao nhìn xuống công nhân nhà máy tản ra như những đàn kiến thợ. Có lẽ đó cũng là hình ảnh đầu tiên cho tôi khái niệm về lao động tập thể, tan ca, còi tầm. Xa Cẩm Phả đã lâu cũng không có dịp trở lại, vài lần đi Hạ Long, lần nào cũng nhớ ngày xưa mình đã được đi tắm ở một cái vịnh gần Cẩm Phả, có nhiều sứa lắm, mà không nhớ ngày xưa có phải mình đã đến Hạ Long ( từ Cẩm Phả) rồi không?
- Điều tôi thích vô cùng ở Huế là cái an nhiên, tự tại nơi này. Tôi không muốn dùng chữ thành phố vì có lẽ Huế không có đủ tố chất của một thành phố. Huế đẹp nhất vào mùa mưa, vì Huế buồn. Tôi đến Huế vào năm Elnino, đất trời dội lửa xuống TP miền Trung, vẫn thấy Huế đẹp kinh dị trong một nỗi buồn kinh điển. Có mười mấy triều vua đời Nguyễn đã ở đây và xây lên những lăng tẩm thành quách để bây giờ khách du lịch ghé qua. Vua bây giờ mua nhà nước ngoài, vua thời ấy thì xây lăng, để lại những công trình kiến trúc hoàn hảo. Nhịp sống lặng lẽ. Một cửa hàng văn phòng phẩm đối diện KS sáng nào cũng 10 h mới mở cửa hàng. Tản bộ ra phía cầu Trường Tiền qua chợ Đông Ba sẽ đi qua một trường trung học. Buổi tan truờng, nhìn áo dài trắng xoá cả con đường, nhớ một câu hát ngân lên :" Đường Phuợng bay mù không lối vào. Hàng cây lá xanh màu với nhau"
- Nếu off làm một ngày sẽ thấy Hà Nội không chỉ tắc đường, Hà Nội vẫn có những góc đẹp nở hoa sưa trắng hay hoa lộc vừng, ngồi ở góc Lý Thường Kiệt cắt Hàng Bài thấy Hà Nội bận rộn mà vẫn thanh bình, phố chính nhưng ít biến động. Hà Nội (chính ra) cũng là một nơi rèn luyện trí thông minh, lòng đam mê cuộc sống, khả năng làm xúc động người khác và biết xúc động trước một tâm hồn khác. Có người đi rất xa rất xa viết thư về nói nhớ Hà Nội, dù Hà Nội không phải quê hương. Chắc là vì, HN gắn với một chút tuổi trẻ, phải không nào?
Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009
Tháng sáu
Papa
Hôm nay đã qua rằm tháng sáu. Còn mấy ngày nữa là giỗ cha. Con đã viết đơn xin nghỉ phép, vừa được duyệt. May quá, thế là con sẽ có hẳn một tuần ở nhà. Sẽ thức dậy khi nắng chiếu vào tận giường, mở mắt là nghe tiếng chim hót, đầu óc không vướng bận chuyện công việc. Cuộc sống thật đáng giá!
Con đang nghe nhạc trong một blog cá nhân, bài hát với tiếng đệm ghi ta thật nhẹ nhàng do một ông già hát. Con lắng nghe thanh âm ngân nga mà không rõ lời, cũng không cần nghe rõ lời. Lòng con không tự nhiên mà nhớ cha, con vẫn nhớ những khi lòng sâu lắng. Con nhớ khi nghe bài hát này, dù cha chưa bao giờ biết chơi ghi ta, dù con không hiểu bài hát đó nói gì.
Con đã viết cho cha nhiều lá thư, con để chúng nhiều nơi trên một diễn đàn. Đã mấy năm con không quay lại đó, hôm nọ định lấy lại mới biết nó đã thay giao diện rồi. Con viết thư cho cha trong yahoo 360. Yahoo 360 đóng cửa. Gửi gió cho mây ngàn bay. Nỗi yêu thương.
Hôm nay đã qua rằm tháng sáu. Còn mấy ngày nữa là giỗ cha. Con đã viết đơn xin nghỉ phép, vừa được duyệt. May quá, thế là con sẽ có hẳn một tuần ở nhà. Sẽ thức dậy khi nắng chiếu vào tận giường, mở mắt là nghe tiếng chim hót, đầu óc không vướng bận chuyện công việc. Cuộc sống thật đáng giá!
Con đang nghe nhạc trong một blog cá nhân, bài hát với tiếng đệm ghi ta thật nhẹ nhàng do một ông già hát. Con lắng nghe thanh âm ngân nga mà không rõ lời, cũng không cần nghe rõ lời. Lòng con không tự nhiên mà nhớ cha, con vẫn nhớ những khi lòng sâu lắng. Con nhớ khi nghe bài hát này, dù cha chưa bao giờ biết chơi ghi ta, dù con không hiểu bài hát đó nói gì.
Con đã viết cho cha nhiều lá thư, con để chúng nhiều nơi trên một diễn đàn. Đã mấy năm con không quay lại đó, hôm nọ định lấy lại mới biết nó đã thay giao diện rồi. Con viết thư cho cha trong yahoo 360. Yahoo 360 đóng cửa. Gửi gió cho mây ngàn bay. Nỗi yêu thương.
Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009
Nhảm
Hôm nọ đi Thái Bình trên xe khách Hoàng Hà, nhìn thấy slogan của xe là :"Nếu bạn không tích cực làm việc ngày hôm nay thì ngày mai bạn sẽ phải tích cực đi tìm việc"
Không biết công ty Hoàng Hà có kinh doanh đa nghề không, nhưng nhìn cái khẩu hiệu dài dòng rối rắm chẳng ăn nhập gì đến vận tải, khách hàng hay lái xe phụ xe này thì bói ông giám đốc ở đó là người độc đoán. Độc đoán đến nỗi bao nhiêu nhân viên không ai nói rằng sếp ơi em chưa thấy ở đâu có slogan tối nghĩa như vậy.
Cũng lâu lâu rồi, hình như từ hồi kinh tế suy thoái, mình không được xem cái quảng cáo nào hay. Nên cứ nhớ quảng cáo một loại kem tẩy lông , đại để là có một cô giơ cái nhíp ra bảo anh ơi giúp em, thế là xuất hiện một anh bảo anh có cái này cho em. Cái này ở đây là kem tẩy lông Lưu Ly.
Ngoài ra còn có quảng cáo thuốc nam gì mà một người khỏe hai người vui. Tuần trước vớ bở xem được đoạn cuối một loại thuốc nam gì mà cả nhà (2 người) cùng "mãn nguyện". Lúc ấy chưa nghĩ ra viết blog nên không để ý tên thuốc là gì.
Mấy hôm nay không biết sao lại không đọc được mấy blog ưa thích bên Mulpli; nhất là của blog Giày đỏ. Mình chưa bao giờ comment bên blog đó, nhưng hiếm hoi tác giả quẳng lên đó một bài đã đăng báo là đọc như vớ được.
Không biết công ty Hoàng Hà có kinh doanh đa nghề không, nhưng nhìn cái khẩu hiệu dài dòng rối rắm chẳng ăn nhập gì đến vận tải, khách hàng hay lái xe phụ xe này thì bói ông giám đốc ở đó là người độc đoán. Độc đoán đến nỗi bao nhiêu nhân viên không ai nói rằng sếp ơi em chưa thấy ở đâu có slogan tối nghĩa như vậy.
Cũng lâu lâu rồi, hình như từ hồi kinh tế suy thoái, mình không được xem cái quảng cáo nào hay. Nên cứ nhớ quảng cáo một loại kem tẩy lông , đại để là có một cô giơ cái nhíp ra bảo anh ơi giúp em, thế là xuất hiện một anh bảo anh có cái này cho em. Cái này ở đây là kem tẩy lông Lưu Ly.
Ngoài ra còn có quảng cáo thuốc nam gì mà một người khỏe hai người vui. Tuần trước vớ bở xem được đoạn cuối một loại thuốc nam gì mà cả nhà (2 người) cùng "mãn nguyện". Lúc ấy chưa nghĩ ra viết blog nên không để ý tên thuốc là gì.
Mấy hôm nay không biết sao lại không đọc được mấy blog ưa thích bên Mulpli; nhất là của blog Giày đỏ. Mình chưa bao giờ comment bên blog đó, nhưng hiếm hoi tác giả quẳng lên đó một bài đã đăng báo là đọc như vớ được.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)