Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Tóm tắt

1. Xin cảm ơn chị Thuận, cụ Hinh, Uyên, Tuấn, Thái, Như, Minh và các bạn khác tôi chưa được gặp cả trong đời thực và ảo. Nhân tiện trường hợp này, tôi xin tâm sự thêm. Có hai kỹ năng sống mà tôi mất nhiều thời gian mới học được. Một là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Hai là cách tiếp nhận lời khen : phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống. Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen : không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu cái tin giật gân này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào, thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng phiền phức.

Trên đây là lời cảm ơn trên site cá nhân của nhà khoa học Ngô Bảo Châu http://thichhoctoan.wordpress.com về tin anh chứng minh được bổ đề (định lý) quan trọng kết nối lý thuyết số và lý thuyết nhóm, được tạp chí Time của Mỹ (không phải The Times của Anh) bầu chọn là 1 trong 10 phát minh quan trọng nhất năm 2009.

2. Bác 5xu - một trong my favourites bloger - mấy hôm trước viết entry Khi người ta trẻ, đọc lãng đãng ác liệt. Mình đọc Khi người ta trẻ của 5xu và nhớ tới Tối nay ăn gì.
Thường thì người nội trợ nào cũng rất trăn trở với câu hỏi Tối nay ăn gì. Phía người chỉ việc ăn sẽ xuê xoa ăn gì chả được mà phải quan trọng nhưng thực ra nó rất quan trọng với người đi chợ đấy, ngày xưa Xuân Quỳnh đã có bài thơ rồi, ngày nay cũng vẫn thế thôi, dù kinh tế khá hơn.
Khi người ta trẻ người ta nhìn phim Hàn Quốc bằng một khóe mắt; nhìn những bà nội trợ ngồi xem phim bằng con mắt thương cảm. Khi người ta trẻ người ta đau khổ nghĩ mình nhỏ bé không đủ sức chống lại đế chế phim Hàn Quốc tràn ngập trên truyền hình. (ý này của Uyên - ngothigianguyen.com)
Còn bây giờ người ta biết đấy là định kiến.
Vì người ta đang xem phim truyền hình Hàn Quốc mang tên "Tối nay ăn gì" chiếu trên kênh VTV3 lúc 22h30.
Người ta chưa phải là nội trợ, nhưng (có thể) người ta không còn trẻ:(

3a. Nhân tiện nói chuyện đất nước Hàn Quốc. Từ quê nhà yêu dấu, mama mang theo một câu chuyện. Cháu của cô H (hàng xóm) sinh năm 1978 là công nhân may sau một thời gian lên mạng (???) tìm chồng Hàn Quốc đã tìm được một anh 55 tuổi, có con đang phục vụ trong quân đội, 10 năm nay không có vợ. Ở cái thành phố này hôm đó có 3 trường hợp, tức là mình gửi hồ sơ cho nó, nó chọn rồi nó về VN mình ưng nó thì lấy không ưng thì thôi. Lúc nó về là 8h sáng thì 9h sáng báo cho người nhà sang bên khách sạn,3 gia đình của 3 cô gái khoảng 10 mâm, khách sạn xong thì về nhà thắp hương, theo lời kể thì hương chưa cháy xong mà cái phong bì đặt lễ bên công ty môi giới lấy lại, nói là cái này thuộc về hợp đồng bên phía công ty với bên chú rể.
Rồi thì cô dâu chú rể về khách sạn ngủ một đêm. Mấy hôm sau 3 chú rể về lại Hàn Quốc vì hết visa du lịch.
Hiện tại mỗi cô dâu phải nộp 10 triệu cho trung tâm để học tiếng Hàn. Cô dâu sn 1978 trên kia là con anh trai cô H, sinh ra trong một gia đình dân nghèo thành thị, bố cô dâu kể lại đêm nằm không dám thở sợ bà vợ biết mình không ngủ được. Cô H cũng mới mất trộm nên không có tiền cho cháu "đóng học", chú em trai chồng cô H biết chuyện mới đề nghị mua cái đống gỗ lim từ hồi chồng cô H đi bộ đội trên vùng cao tích cóp được để trong nhà, giờ người ta không chuộng gỗ lim nữa, chú em chồng kia mua lại để đấy chơi thôi.
Tôi gọi cái hành động bán gỗ cho tiền học tiếng Hàn kia là mặt trái của đức hi sinh đồng thời băn khoăn không biết bi kịch trước mắt đó có phải là hệ lụy gián tiếp của việc ngộ phim Hàn Quốc trên truyền hình hay không.

3b. Các nhà chức trách Hàn Quốc đang tiến hành một cuộc tổng điều tra rà soát về hiện tượng các cô dâu nước ngoài kết hôn với đàn ông Hàn Quốc sau đó bỏ trốn khỏi nhà chồng, cư trú bất hợp pháp, sau khi các cô dâu đào thoát, các ông chồng đến Cục Lao động xã hội Hàn Quốc báo cáo là các cô này đã bị chết để lấy vợ mới, vì nếu các cô chưa chết thì thủ tục ly dị sẽ mất thời gian và rất tốn kém.
Thế nên phía Hàn Quốc mới hỏi rằng các cô có còn sống không. Trong số các cô này, ôi, nhiều nhất là Việt Nam, đứng thứ hai là Trung Quốc, Philipin. Chỉ có một cô Cambodia. Trong các cô Việt Nam này, đến từ miền Bắc có một cô ở quê miềng làm đại diện, còn lại là các tỉnh miền Tây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét