Tôi chưa từng nghe ai hát "Em còn nhớ hay em đã quên" của Trịnh Công Sơn hay như thế này:
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Hat-Cho-Nguoi-Nam-Xuong-Nguyen-Dinh-Toan.IW606OE6.html
Căn cứ vào tiếng guitar, Titi nghĩ rằng đây là một giọng hát từ hải ngoại.
Chỉ là cảm giác thôi, nhưng tôi nghĩ khác. Tôi nghĩ đây là một người ở trong nước, ngoài 35 tuổi, một người yêu tiếng Việt, có nội lực, trải nghiệm và ẩn ức nhất định. Một người hát chân thành và sự chân thành luôn có sức mạnh chinh phục. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng nghe giọng hát này tôi nhớ đến Ngọc Tân.
Tôi lại lưu trữ vào đây hai khúc về nhạc Trịnh, trong đó chỉ có một khúc của tôi.
*Bài viết này được viết bởi một người không thích nhạc Trịnh. Tôi là fan của nhạc Phú Quang. Nhưng đôi khi, người ta cũng phải phá lệ một chút…
Tôi không thích nhạc Trịnh vì nghe nó… mệt quá. Nghe nhạc Trịnh không thể lười được, mà tôi thì vốn cũng lười tư duy trong nghe nhạc, do đó chỉ thích nghe những nhạc gì không phải tư duy. Nghe nhạc Trịnh, trước đây tôi còn tức tối vì ca từ của bài hát như “đánh đố” mình vậy. Nhưng càng về gần đây tôi càng thấy mình thay đổi.
Chợt có một ngày, tôi nhận thấy mình gần gũi với Ông, khi nghe nhạc của Ông. Phải chăng trong mình cũng chứa chất nhiều mâu thuẫn như khi nghe nhạc của Ông ta cần phải cảm nhận thấy được? Tôi chợt thấy nhạc của Ông chứa đầy hình ảnh vừa hùng vĩ, vừa dịu dàng, vừa “thấy ta là thác đổ” đó lại vừa thấy ta “bước chân rất nhẹ” đó. Đúng, nhạc của Ông suy tư quá, đến giờ phút này tôi vẫn không dám nhận mình là fan của Ông. Nhưng tôi vẫn không cưỡng được một sức hút lặng lẽ nhưng quá mãnh liệt trong nhạc của Ông. Tôi không dám nhận mình là người sành nghe nhạc Trịnh, tôi còn chưa hiểu được hết những gì Ông muốn thể hiện và truyền tải.
Nhưng tôi thích cái cảm giác đa dạng mà nhạc của Ông mang lại cho tôi. Nghe “Ngẫu nhiên” của Ông do Khánh Ly thể hiện, với nhạc đệm như nhạc dân ca dùng sáo của vùng Trung Âu, kết hợp với ca từ hết sức gần gũi với Đạo Phật. “Không có cái chết sau cùng, không có cái chết đầu tiên…; kìa có biết bao người, dìu dắt tới quanh đây…” tôi phát hiện ra không có nhạc sỹ Việt Nam nào thấm nhuần giáo lý Phật học như Ông. Đúng vậy, không có gì là bắt đầu và không có gì là kết thúc; vũ trụ là vô thủy vô chung và tất cả chúng ta rồi cũng đi đến một điểm mà ai cũng phải đến… chính vì thế mà nhạc của Ông luôn chất chứa một niềm suy tư “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”…
Một lần, khi đi Yên Tử, tôi rơi vào một rừng thông vào mùa “thắp nến”, tôi mới biết “hàng cây thắp nến lên hai hàng” đẹp tuyệt vời đến như thế nào. Càng nghe nhạc của Ông, tôi càng thấy quen thuộc, cứ ngờ ngợ như mình đã nghe nhạc của Ông từ kiếp nào từ trước đây chứ không phải bây giờ. Nhạc của Ông luôn chất chứa một mối quan hệ biện chứng giữa thời gian, không gian và con người. Chỉ có khái niệm “ngày” - một đơn vị thời gian mà Ông có thế suy tư được mối quan hệ của nó với toàn vũ trụ. Nhạc của Ông còn mâu thuẫn ở chỗ, tính Thiền trong nội dung ca từ của nó rất cao nhưng nghe nó thì khó Thiền được, vì người nghe có lẽ cần phải suy tư và suy nghĩ nhiều quá… Ấy thế mà, nhạc của Ông vẫn có thể ru người nghe vào một cõi Thiền riêng tư nào đó khác, do người nhạc sỹ tài năng tạo ra. Đó là điều khó giải thích khi nghe nhạc của Ông. Tuy vậy, hãy cứ nghe nhạc của Ông, và đừng suy tư gì cả. Hầu hết chúng đều được viết hoặc được thể hiện với những điệu chậm như slow, valse chậm… rất dễ nghe và nét nhạc sang trọng đặc biệt.
Khi tôi ngồi viết những dòng này, thì chỉ còn vài ngày nữa là kỷ niệm 7 năm ngày Ông ra đi. Tôi muốn viết để tỏ một sự thán phục không thể nào tả xiết đối với tâm hồn Ông, một “tấm lòng” lớn, trăn trở, suy tư và “yêu đời thiết tha”.
** Xét theo một nghĩa nào đó, tôi là người không có điều kiện để nghe nhạc, lại nghe theo kiểu không trường phái, không tư duy. Âm nhạc là một phần của cuộc sống, người ta không thể sống mà không có lúc muốn hát lên. Thật thú vị là hôm nay, tận lúc này tôi mới tự đặt câu hỏi: Mình có phải là fan của nhạc Trịnh không? hay nói cách khác: Mình có yêu quý nhạc Trịnh nhất không?
Có một người không mấy ai nhớ rõ ngày sinh nhưng đời sau sẽ còn kỷ niệm ngày mất dài lâu. Đã 7 năm người ở trọ trần gian ấy ra đi như một trò đùa trớ trêu của số phận. Nhạc Trịnh là một thứ nhạc bình dân phổ quát mà tôi biết, người Việt Nam yêu nhạc Trịnh như một phần văn hóa hay thậm chí một thứ tôn giáo, bạn có thể lựa chọn cho mình một loại tôn giáo nghe nhạc hoặc cũng có thể điền :không. Có rất nhiều bài hát tôi thích mà tôi không biết đó là của Trịnh Công Sơn, như bài "Hãy yêu nhau đi" chẳng hạn; như vậy phải chăng TCS không có dấu ấn riêng? Tôi không biết. Có thể ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật rồi, là sự gần gụi với quảng đại quần chúng. Bạn có thể nghe thấy ca khúc Nối vòng tay lớn trong một buổi sinh hoạt tập thể, bạn có thể tự thốt lên câu hát: Ta là ai, là ai mà yêu quá đời này, hoặc bạn cũng có thể thấm thía nỗi cô đơn khi Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Tôi chưa từng nhìn thấy hoa tường vy, nhưng tôi mặc định nó là một loài hoa đẹp bởi câu hát "Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt thấy đóa hoa tường vy.."
Tôi có một người mẹ không biết hát. Cách đây 7 năm tôi tình cờ nghe kể mẹ tôi đang rót nước vào phích chợt suýt đánh rơi ấm nước khi nghe tin TCS đã mất qua bản tin thời sự, khi ấy đang là thời điểm khó khăn trong cuộc đời mẹ và tôi không thể tưởng tượng được một người cứng rắn và quyết đoán trong lúc đó vẫn còn tâm trí để "cảm" Trịnh Công Sơn. Việc đó làm tôi nhận ra rằng hóa ra tôi cũng giống mẹ theo một cách cực đoan.
Chết rồi, tôi lan man quá. Lá cỏ của Trịnh Công Sơn đã làm tôi mất phương hướng không biết mình phải nói gì và kết thúc ở đâu. Tôi nghĩ bạn sẽ yêu nhạc Trịnh nếu nó đến với bạn một cách tự nhiên như hơi thở của đời sống này, bạn nghe bài hát ở đâu đó, trong một lúc nào đó, trong sự tình cờ, đừng nghe cả đĩa, cả một tuyển tập, đừng đến với nhạc Trịnh, hãy để nhạc Trịnh tự đến với tâm hồn mình, cũng đừng nghe một lúc giữa Khánh Ly và Hồng Nhung, sẽ mệt mỏi và buồn thảm lắm. Đã là âm nhạc thì mỗi nốt nhạc sẽ có một sứ mệnh riêng trong hòa thanh và mỗi dòng nhạc đều mang một âm hưởng riêng không dễ gì thay thế. Rất có thể một bài hát của TCS nào đó đã từng là mở đầu cho một câu chuyện vui, là kết thúc cho một câu chuyện buồn, dù vui hay buồn thì cũng là kỷ niệm mà kỷ niệm là những gì không trọn vẹn dù không đổi thay, thật ngỡ ngàng khi ta gặp lại chính mình. Trong Trịnh Công Sơn. Ôi, tôi tưởng tượng quá xa rồi, tôi bịa đấy nhé, Chúa phù hộ cho tôi.
Và cảm ơn Trịnh Công Sơn đã cho chúng ta cơ hội để ..gõ bàn phím, để nói, để suy tư, và cuối cùng vẫn là để hát lên.
Rằng mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.
Chọn những bông hoa và những nụ cười.
Tôi thì nghĩ nhạc Phú Quang cũng cần tư duy khi nghe. Nghe mà, nghe là tư duy còn thì bị nó dội vào tai là chuyện khác phải ko bạn.
Trả lờiXóaBài này hay, đồng cảm
Trả lờiXóaNgười hát bài mà NLVĐ nêu trong bài này tên là Toàn Nguyễn, chuyên hát nhạc Trịnh tại quán "Hà Nội và tôi" ở SG.
Trả lờiXóa@ Q.Vuong: ờ, mình thì bập bõm rằng Phú Quang còn khó hiểu hơn nhạc Trịnh ý.
Trả lờiXóaRất rất là cảm ơn anh VMC đã lọ mọ phát hiện nguồn để em có cảm hứng viết bài được nhà thơ khen nha. Không biết anh Toàn Nguyễn này bao tủi, em đoán là anh ý quanh quanh trên dưới 35 :)).
lúc còn bên VN, qua ông chú mà Lu tập đàn guitar rồi biết nhạc Trịnh (ông chú ruột đẹp trai bạn của Ngô Thụy Miên mà Lu kể mí đằng í đấy, giáo sư ngoại ngữ gái chết tơi bời :D)
Trả lờiXóa...lúc đó Lu thấy nhạc Trịnh là vô địch, nhất là khi đêm về vắng vẻ mình tưng tửng đàn sì lô rốc, ca nhạc của ông ấy thì thấy đời ko còn gì cô đơn hơn :D
...nhưng khi qua Mỹ học nhạc của mấy ku thầy Mỹ trắng thì suy nghĩ của Lu nó thay đổi hẳn. Vẫn thích nhạc ông ta, nhưng ko còn tôn sùng như ngày xưa nữa. Vì có quá nhiều tài năng viết nhạc hay tới mức Lu ko tưởng tượng nổi. Sau này Lu chỉ chú tâm nghe nhạc hòa tấu ko lời thôi. Thú thật là khi nghe nhạc ko lời Lu cảm nhận được từng nốt nhạc ở cảm giác cao hơn. Khi ko có lời chi phối thì đằng ấy sẽ thấy cái tinh tế, điêu luyện của nhạc sĩ khi họ viết nên những khúc hòa tấu hay muốn chết luôn à!
@ ku Nu: đúng rồi, có những thứ phải học mới thưởng thức được mờ (mờ học theo nghĩa rộng nha), mình đã nói nhạc Trịnh là loại nhạc bình dân phổ quát mờ.
Trả lờiXóaEm ơi. Ao ta trưa nay đê :-D
Trả lờiXóa